CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG LỰC

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 181 - 187)

(Quy phạm điện áp dụng: TCXD 25 -1991 và TCXD 27-1991) 13.1. Tổng quát

- Để cung cấp và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống Điện và thiết bị công trình Cần đòi hỏi một nhà thầu có kinh nghiệm, đã từng thi công các công trình tương tự.

- Với tư cách là một nhà thầu chuyên nghiệp đã từng cung cấp, xây dựng và lắp đặt các hệ cơ điện tại nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, các cao ốc chúng tôi thực hiện các biện pháp cung cấp, thi công và lắp đặt phù hợp với công trình.

- Tập kết vật tư và công cụ dụng cụ đầy đủ, đúng chủng loại sẵn sàng tại hiện trường.

- Làm việc với các nhà cung cấp thiết bị về tiến độ trình duyệt bản vẽ, tiến độ lắp ráp thử nghiệm xuất xưởng, tiến độ giao hàng và lắp đặt.

- Vạch kế hoạch tối ưu, thuận tiện cho việc vận chuyển, định vị, lắp đặt thiết bị sau này.

- Tiến hành thi công các hạng mục theo phần tiến độ thi công của phần Xây dựng.

- Tập kết và rải cable đúng tiến độ để phục vụ tốt quá trình đấu nối.

- Hiệu chỉnh cho hoàn thiện.

- Hướng dẫn vận hành, nghiệm thu và bàn giao.

13.2. Thi công lắp đặt:

Hệ Thống Điện:

- Tiến độ thi công phần điện được phối hợp đồng bộ với tiến độ xây dựng, thiết bị từ các nhà sản xuất và tiến độ thi công thực tế của phần xây dựng trên công trường nhằm đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng kế hoạch.

- Để đạt được tiến độ thi công đồng thời đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật công trình, chúng tôi bố trí một Đội thi công độc lập phần hệ thống điện và lắp đặt các thiết bị điện.

- Vật tư sử dụng cho công trình: Các loại vật tư sử dụng cho công trình đảm bảo phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư theo hợp đồng, thiết kế, các tiêu chuẩn liên quan và các vi phạm Việt Nam.

Các tiêu chuẩn áp dụng:

+TCVN 4756 - 1989: Qui phạm nối đất các thiết bị điện.

+11 TCN 18 - 1984: Qui phạm trang bị điện- Qui định chung.

+20 TCN 25 -1991: Lắp đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

+11 TCN 20 - 1994: Qui phạm trang bị điện- Bảo vệ và tự động.

+11 TCN 21 - 1984: Qui phạm trang bị điện- Thiết bị phân phối và trạm biến áp.

+TCXDVN 263 -2002: Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp.

Tủ phân phối và điều khiển:

- Phạm vi công việc:

+Cung cấp đầy đủ và lắp đặt thiết bị đóng cắt hạ thế như mô tả trong bản vẽ thiết kế được duyệt và qui định kỹ thuật của dự án.

- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật:

+Các tủ điện phân phối hạ thế đáp ứng các mức hoạt động như sau:

+Sơ đồ dây hệ thống : 3 pha 4 dây trung tính nối đất.

+Cấp điện áp : 380/220V.

+Tần số: 50 Hz.

+Điện thế cách ly: 1000V (nhỏ nhất).

+Dòng định mức: theo thiết kế bản vẽ.

+Dòng ngắn mạch: theo thiết kế bản vẽ ở 415V.

- Gia công chế tạo vỏ tủ điện :

+Các vỏ tủ điện được làm bằng khung thép dày tối thiểu 1~2mm và được gia công bằng tấm thép sơn tĩnh điện với chiều dày tối thiểu không nhỏ hơn 1mm, có một cửa ở phía trước để gắn các cơ phận điều khiển, bảng tên mica được cung cấp để chỉ rõ các mạch riêng biệt.

+Vỏ tủ được sơn tĩnh điện màu xám nhạt với mã màu là 72511 hoặc màu sơn sẽ được trình chủ đầu tư duyệt trước khi thực hiện.

+Thanh cái của các pha được làm từ đồng đỏ chất lượng cao được xử lý bề mặt theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất đảm bảo tính dẫn điện và sự ăn mòn. Tiết diện của thanh cái được chọn theo dòng định mức chỉ định trong bản vẽ và được dự phòng 10%.

+Một thanh cái trung tính N và thanh cái tiếp đất E có tiết điện bằng phân nửa thanh cái pha được lắp đặt theo suốt chiều dài của tủ.

+Cơ cấu đỡ busbar được sử dụng là loại nhựa cứng compound hoặc tương đương.

+Các tấm mặt trước dùng để lắp đồng hồ đo, nút nhấn, đèn báo hay các thiết bị khác sẽ được bắt vít với các đường dây lắp đặt và bắt ren ở phía bắt ốc. Tấm lưng và hông của tủ cũng được bắt vít có thể mở được và có kích thước nhỏ đủ để thao tác dễ dàng.

+Cơ cấu tủ điện tổng thường bao gồm 3 hộp cơ bản từ trước ra sau như sau: hộp CB, hộp busbar, hộp cables.

+Các lam thông gió có màn che sẽ được bố trí bên hông và phía sau ở những điểm cần thiết và theo đúng bản vẽ được duyệt.

+Cung cấp sơ đồ điện bằng tấm plastic dán ở mặt trước hoặc trong cửa tủ thể hiện sơ đồ đơn tuyến của hệ thống.

- Thiết bị đóng cắt CB (Circuit Breaker):

+Các ACB, MCCB, MCB sẽ được cung cấp theo bản vẽ thiết kế về dòng định mức và khả năng cắt ngắn mạch.

+Tất cả thiết bị đóng ngắt dòng CB đều mới 100% có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tài liệu kỹ thuật.

+Việc cung cấp CB sẽ bao gồm các khoảng trống cho sau này như thể hiện trong sơ đồ thiết kế.

CB là loại đóng cắt nhanh, cơ cấu bảo vệ là loại nhiệt - điện từ, vị trí hiển thị trạng thái.

+Việc bố trí dây điều khiển, cáp dẫn và các thiết bị phụ khác trong tủ:

+Dây điều khiển có cấp 750V 70oC cách điện bọc PVC.

+Hệ thống dây được bố trí trong trunking nhựa có nắp đậy.

+Tất cả các bushing và mối nối hạ thế sẽ được gia công đúng tiêu chuẩn về cơ để đáp ứng mức chịu đựng là 40KA ở 415V hoặc theo bản vẽ được duyệt.

+Các biến dòng bảo vệ PCT và đo lường MCT có cấp chính xác tương ứng là 5P10 và 1.0.

+Thử nghiệm: toàn bộ tủ điện phân phối sẽ được thử nghiệm an toàn theo qui định của cơ quan chức năng tại xưởng chế tạo và các giấy chứng nhận sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư trước khi lắp đặt tại công trường.

Các tủ điện phân phối phụ và điều khiển tải nhỏ:

- Tất cả phù hợp với hệ thống tại chỗ của Điện Lực và các qui định trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt.

- Phạm vi công việc:

+Tủ điện và các thiết bị bên trong tủ sẽ được cung cấp lắp đặt đầy đủ theo đúng bản vẽ thiết kế.

+Các yêu cầu kỹ thuật tổng quát sẽ đáp ứng giống như tủ phân phối chính về mặt: gia công chế tạo, thiết bị, bố trí và thử nghiệm.

Dây dẫn và cáp hạ thế:

- Dây dẫn và cáp điện cung cấp sẽ có đặc tính kỹ thuật và dòng tải công suất định mức phù hợp theo tiêu chuẩn IEC 60502, UL83, IEC 227, BS 6346, TCVN 5935 và theo qui định trên bản vẽ thiết kế được duyệt.

- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:

+Dây dẫn và cáp là loại ruột đồng bọc lớp cách điện theo yêu cầu thiết kế có cấp điện áp không nhỏ hơn 600-750V 40oC hoặc theo qui định trong bản vẽ được duyệt.

+Tất cả là loại dây lõi đồng xoắn bện lại.

+Hệ thống chiếu sáng cỡ dây được chọn không nhỏ hơn 1.5mm2 hoặc theo đúng sơ đồ nguyên lý được duyệt.

+Cỡ dây hệ điều khiển được chọn không nhỏ hơn 1.5mm2.

+Dây dẫn và cáp cho phần động lực nhỏ được chọn đúng sơ đồ nguyên lý được duyệt và không nhỏ hơn 2.5mm2.

+Màu của dây dẫn và cáp được chọn hoàn chỉnh theo hệ thống mã màu đã nói ở trên.

+Việc lắp đặt cáp và dây dẫn sẽ tuân theo qui định trong các bản vẽ chi tiết lắp đặt được duyệt và các tiêu chuẩn tham khảo nêu ở đầu thuyết minh này.

Ống luồn dây dẫn:

- Ống luồn dây dẫn được cung cấp phù hợp với các thiết bị của hệ thống và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo qui định trong bản vẽ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn vật liệu theo BS EN 50086-2-1 đối với ống PVC và JIS C8305 đối với ống GI.

- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:

+Kích thước ống luồn và ống nối, phụ kiện sẽ được chọn đúng theo bản vẽ được duyệt hoặc tiêu chuẩn ngành điện Viêt Nam.

+Việc lắp đặt cáp và dây dẫn sẽ tuân theo qui định trong các bản vẽ chi tiết lắp đặt được duyệt và các tiêu chuẩn tham khảo nêu ở đầu thuyết minh này.

Máng đỡ cáp (tray, trunking):

- Khay đỡ cáp được chọn phù hợp với hệ thống điện của ngành điện và theo tiêu chuẩn IEC đáp ứng yêu cầu thiết kế của dự án.

- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:

+Việc cung cấp và lắp đặt sẽ hoàn chỉnh theo phương cách được duyệt. Các máng cáp chính và kích cỡ sẽ cung cấp lắp đặt đúng như bản vẽ thiết kế và chi tiết lắp đặt.

+Máng cáp dùng trong nhà là loại tole tráng kẽm đủ độ chống ăn mòn theo thời gian. ở các điểm đặc biệt sẽ dùng loại sơn tĩnh điện để tăng độ bền theo thời gian.

+Các giá đỡ được chọn cùng loại, khoảng cách giữa các giá đỡ không vượt quá 1.5m.

Đèn chiếu sáng, ổ cắm:

- Quy trình lắp đặt đèn và ổ cắm cho phòng sạch phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh để thỏa mãn những yêu cầu kỹ thuật của hệ thống.

- Đảm bảo được độ sạch và độ kín, không có các khe hở để bụi lọt vào trong hoặc bám vào bề mặt theo tiêu chuẩn mà thiết kế yêu cầu.

- Thuận tiện trong quá trình vận hành và thao tác.

- Dễ dàng cho công tác bảo trì, sửa chữa, thay thế mà không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người và các thiết bị khác trong phòng.

Trước khi lắp đặt:

- Đệ trình các bản vẽ bố trí trên mặt bằng, bản vẽ các lỗ mở (Opening), bản vẽ chi tiết lắp đặt.

- Đệ trình catalogue, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại đèn và ổ cắm sử dụng. Có thể đệ trình mẫu nếu được yêu cầu.

- Chế tạo các chi tiết lắp đặt cần thiết như khung đỡ, giá treo. Vật liệu của các chi tiết này phải phù hợp với yêu cầu của phòng sạch.

- Quá trình lắp đặt:

+Đặt các ống âm sàn, âm tường cần thiết theo tiến độ xây dựng và theo bản vẽ chi tiệt đã được đệ trình và duyệt.

+Đặt các lỗ mở cho đèn theo bản vẽ (tiến hành song song với việc đặt ống), phải kiểm tra kích thước để phù hợp với sai số cho phép.

+Đối với các công tác, ổ cắm phải đặt các hộp âm tường, hoàn thiện bề mặt của tường trước khi lắp đặt thiết bị.

+Tiến hành kéo cáp, kiểm tra thông mạch, kiểm tra cách điện của cáp. Đấu nối ở các hộp đầu dây.

+Lắp đặt thiết bị.

+Đối với công tắc, ổ cắm +Vệ sinh vị trí lắp đặt

+Xếp cáp cho gọn trong hộp và gắn mặt nạ.

+Kiểm tra mặt nạ đã thật khớp và kín chưa, lau thật sạch bề mặt.

+Cấp nguồn thử và kiểm tra về điện - Đối với đèn:

+Lắp đặt khung đỡ, giá treo theo chi tiết lắp đặt.

+Gắn kiếng, trét silicol hoặc gắn các rộn cao su cần thiết để ngăn chặn bị lọt qua các khe hở.

+Lau sạch kiếng và gắn đèn.

+Cấp nguồn thử để kiểm tra.

+Lắp đặt các nắp đậy hoặc chi tiết bảo vệ chống nước, chống bụi xâm nhập và tránh các hư hỏng cơ khí trong quá trình thi công và lắp đặt cho các hệ thống khác.

+Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt tường và trần bên trong phòng, chỉnh sửa những thiết bị chưa hoàn chịnh và các bề mặt chưa đạt yêu cầu về độ liền và phẳng.

- Sau khi lắp đặt:

+Sau khi lắp đặt cần phải hút bụi và vệ sinh lại toàn bộ khu vực thi công.

+Đấu nối cạp vào tủ điện chính và cho vận hành thử toàn bộ hệ thống đèn và ổ cắm.

+Sửa chữa những sai sót nếu có.

Sơn, dán nhãn, hoàn thiện:

- Tất cả các phần việc nêu trong đặc trưng kỹ thuật dưới đây sẽ là việc sơn bằng loại sơn có chất lượng, màu sắc nhãn hiệu được duyệt bởi người thiết kế, ngoại trừ những chi tiết được chỉ định bởi các loại sơn khác hoặc không cần phải sơn trong phần đặc trưng kỹ thuật này.

- Máy móc và thiết bị được cung cấp trong bảng đặc trưng kỹ thuật này sẽ được dán nhãn bằng tiếng việt theo đúng chức năng của chúng, tất cả những nhãn này tương ứng với danh mục, biểu đồ và các thiết bị tương tự như được cung cấp trong bảng vẽ. Nhãn sẽ có chữ khác màu đen trên nền trắng có bề cao không nhỏ hơn 20mm hoặc theo những yêu cầu khác được chấp thuận.

- Tên nhà chế tạo tất cả máy móc và thiết bị phải được cung cấp đầy đủ và phải thể hiện rõ mã số, số kiểu mẫu và ngày chế tạo.

- Các khoản mục sau cần thiết có nhãn:

- Các tủ phân phối, bộ khởi công và các thiết bị tương đương sẽ được dán nhãn biểu hiện số mạch, pha và các hạng mục được điều khiển.

- Tất cả công tắc điện chính yếu phải được đánh số và dán nhãn tương ứng với ký tự thích hợp trên bảng vẽ nguyên lý cuối cùng và phải được treo trong phòng kỹ thuật.

- Nhãn phải được bắt vít ri vê vào bảng kim loại, không chấp nhận việc dán đính.

- Chi tiết chính xác của các chữ phải được sự đồng ý của người thiết kế trước khi làm.

Hộp nối ống điện - nối đất

- Tất cả các hộp nối ống điện phải là loại thép rèn (lắp lộ ra) hoặc thép mềm (âm trần) và theo mẫu mã tiêu chuẩn.

- Các hộp tiêu chuẩn phải được dùng kèm các ống lớn hơn hoặc  25. Các hộp mẫu hình chữ nhật phải được dùng cho ống có đường kính lớn hơn hoặc bằng  25. Việc rút cáp theo tiêu chuẩn đi xuyên qua hộp phải được sử dụng.

- Các hộp nối phải bằng thép mạ kẽm dày 0.3mm. Các hộp phải sâu là 50mm và với những kích thước như vậy những dây cáp có kích thước lớn nhất đi trong cáp nhánh ống điện sẽ dễ dàng rút mà không phải bẻ cong quá nhiều cáp. Các nắp đậy bằng vật được duyệt có kèm các vít cố định. Tất cả các hộp phải được khoan các lỗ tương ứng với ống đi vào.

- Tất cả các ống đi vào trong hộp nối, các hộp ra và cơ cấu đóng phải được chế tạo kèm các khớp nối vào những ống lót lục giác.

- Lớp bảo vệ của hộp phải dày trên cả hai phía trong và ngoài.

- Tất cả các chi tiết kim loại được dùng trong lắp đặt điện không phải là chi tiết của một mạch trung tính hoặc phải được liên kết với nhau và nối đất một cách hiệu quả và liên tục.

- Điện trở của vỏ hoặc khung kim loại tới đất phải theo tiêu chuẩn IEC.

- Kích cỡ của tất cả các dây dẫn nối đất liên tục phải phù hợp với IEC và điện lực địa phương.

- Tất cả các dây dẫn nối đất cố định hoặc chạy ngoài trời phải được bảo vệ chống lại sự ăn mòn và hư hỏng cơ học.

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 181 - 187)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(241 trang)
w