(Quy phạm nước áp dụng: TCVN 4519-1988) 14.1. Tổng quát
- Thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt.
- Cấp và thoát nước sinh hoạt.
- Thoát nước sân nền xung quanh công trình.
- Chuẩn bị :
+ Phối hợp với các phần ngầm trong phạm vi :
+ Cung cấp bản vẽ thi công chính xác vị trí các đường ống chạy qua, chi tiết lắp đặt, vị trí các thiết bị cho chủ đầu tư.
+ Các loại mẫu vật liệu được chấp thuận.
+ Biên bản nghiệm thu vật liệu sử dụng.
- Vật tư :
+ Đúng qui cách mẫu mã, nhà sản xuất được Chủ đầu tư phê duyệt.
+ Tập kết vật tư tại kho của nhà thầu trên công trường.
- Nguyên tắc thi công :
+ Việc thi công lắp đặt các loại đường ống phải tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật của ngành nước.
+ Hệ thống đường ống cấp thoát nước và các thiết bị đi ngầm cũng phải kết hợp chặt chẽ trong quá trình thi công phần thô (nề) tránh tình trạng làm đi, làm lại.
+ Các thiết bị phải liên kết cố định, lắp đặt chắc chắn vào nơi đúng yêu cầu thiết kế. Bảo đảm đúng qui cách, chủng loại, mẫu mã có kỹ thuật cao, an toàn tuyệt đối. Phải có biện pháp che chắn giữ mới, nguyên vẹn cho đến lúc bàn giao.
+ Vận chuyển, lấy dấu, rải ống, cưa cắt, nối ống, sơn ống thực hiện chu đáo đúng qui trình kỹ thuật và nội dung mời thầu.
+ Bơm thử áp lực.
+ Khống chế tốt đáy mương, hố ga, độ dốc đường ống để được thoát nước nhanh khỏi phạm vi.
+ Lắp đặt dễ kiểm tra, sửa chữa và thay thế.
+ Mỗi tuyến ống phân phối sẽ có 1 van chặn có khả năng cô lập từng phần để dễ dàng trong trường hợp cúp nước sửa chữa mà nơi khác không thiếu nước sản xuất và sử dụng.
- Nghiệm thu :
+ Hệ thống cấp nước đi ngầm phải được thử áp lực để tránh nước rò rỉ qua nền, tường. Các công đoạn đều được nghiệm thu trước khi lắp đặt.
14.2. Công tác lắp đặt ống cấp thoát nước trong nhà :
- Thợ nước phải kết hợp với thợ nề, thợ ván khuôn để bố trí ống nước thông qua dầm, sàn, trần theo bản vẽ thiết kế nước.
- Đường ống nước phải bảo quản kỹ, tránh cát, đất... vào trong ruột trong suốt quá trình thi công.
- Các trục cấp, thoát nước được cố định bằng kẹp thép dẹt gia công mẫu mã theo thực tế của từng vị trí cố định, lắp bằng vít nở, bulông.
- Các trụ ống thoát nước đều lắp Y và nút kỹ thuật để thông tắc trong quá trình sử dụng.
- Vị trí hộp kỹ thuật các phòng và thông tắc chừa lỗ kỹ thuật có làm nắp đậy sao cho phù hợp với mỹ quan của từng phòng và từng khu vực.
- Những đường ống đi trên trần được cố định bằng vít nở chắc chắn vào bê tông.
- Sau khi thi công xong phần ống cấp, thoát cố định, kiểm tra lại và tiến hành thử áp lực của đường ống cấp, thoát nước từng cụm, từng khu vực toàn công trình trước khi trát, ốp, lát.
- Việc lắp đặt các thiết bị vệ sinh tuân thủ theo hồ sơ thiết kế vị vị trí lắp đặt.
- Các thiết bị vệ sinh phải được xác đinh đúng chủng loại, mầu sắc, phải đồng bộ, đầy đủ các phụ kiện trước khi lắp đặt. Phải trình mẫu cho Chủ đầu tư và Thiết kế duyệt mẫu trước khi sử dụng.
- Chậu xí bệt có giăng cao su tại chỗ tiếp xúc với ống thoát. Tất cả các mối nối giữa các thiết bị vệ sinh phải đảm bảo kín không bị rỉ nước dù là nước cấp hay nước thải.
- Tổ chức xúc rửa tháo cặn bẩn, dùng Clo với liều lượng 5 mml nước cho vào bể, dung dịch Clo được đưa vào đường ống ngâm 24 giờ, sau đó xả nước ra làm sạch đường ống. Trước khi tổng nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
14.3. Công tác lắp đặt mương, ống thoát nước:
Công tác đào mương ống dưới đất :
- Đào các tuyến ống bằng máy kết hợp thủ công, đào 1 lần dọc suốt tuyến ống.
- Dùng máy trắc đạc xác định tim ống, vị trí cọc theo thiết kế, dẫn cao độ từ mốc chuẩn về dọc theo tuyến bằng máy thủy bình.Tại các vị trí cọc, mốc cao độ được đánh dấu vào các vật cố định, tránh trường hợp mốc cao độ bị mất trong quá trình thi công.Trong quá trình định vị tuyến, nếu phát hiện những sai lệch của bản vẽ thiết kế với thực tế hiện trường phải thông báo cho chủ đầu tư, tư vấn
& cơ quan thiết kế cùng các bên xác định những sai lệch đó, đề ra biện pháp giải quyết khắc phục.
- Dọn vệ sinh bề mặt của tuyến mương đào, các vật gây cản trở cho việc đào đất :Căng dây xác định bề mặt của mương & chỉ giới hành lang thi công, rắc vôi bột xác định tuyến mương đào. Kiểm tra tim tuyến & cao độ liên tục trong suốt quá trình thi công để đảm bảo việc đào đất được chính xác.
Trong quá trình thi công nếu phát hiện thấy các công trình ngầm, mà các công trình này chưa được dự báo hoặc thể hiện trong thiết kế, nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho kỹ sư tư vấn & các cơ quan hữu trách, để có biện pháp khắc phục những vướng mắc trên.
- Tiến hành đào đất bằng phương pháp đào máy hoặc thủ công tùy theo từng vị trí. Ban sửa bằng thủ công cho đến khi đạt được độ sâu theo yêu cầu thiết kế. Việc đào đất được thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu theo suốt tuyến ống, đào một hố thu nước kích thước 1,2 x 0,9m sâu hơn đáy
mương 0,5m đặt bơm nước (bơm chạy xăng lưu lượng 30 m3/h) để đảm bảo cho việc thi công & lắp đặt ống trong điều kiện khô ráo.
- Toàn bộ đất đào được tập kết cách mép mương > 2m và gom thành đống. Trong quá trình vận chuyển đất đến vị trí tập kết và vun gom thành đống, tiến hành loại bỏ những tạp chất lẫn trong đất như: chất mùn hữu cơ, đá, mẫu bê tông có kích thước > 30mm. Nhằm chuẩn bị cho việc lấp đất đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật.
- Nền mương đạt yêu cầu là nền mương có độ sâu bằng độ sâu chôn ống, chiều rộng bằng đường kính ống +200 cho cả hai bên và mặt nền bằng phẳng.
Công tác đệm cát:
- Chiều dày lớp cát đệm là 100 mm.
- Yêu cầu đầm nén:
+ Tại các vị trí bình thường: K = 0, 9 + Tại các vị trí qua đường: K= 0, 95 + Độ ẩm thích hợp khi đầm nén: 15 %
- Cát được tập kết thành đống trên hè đường, được chuyển và rải bù xuống dưới lòng mương bằng phương pháp thủ công, đầm bằng đầm bàn.
Công tác lắp ống :
- Để cho công việc lắp đặt đường ống được tốt tiến hành công tác chuẩn bị với nội dung cụ thể sau:
- Chuẩn bị ống :
+ Vận chuyển ống từ nhà máy về khu tập kết. Vận chuyển tới vị trí lắp bằng thủ công đối với ống nhỏ và bằng cẩu thùng đối với ống lớn.
+ Ống được kê trên gỗ 100 x100. Khi đưa ống đến vị trí lắp, ống cũng được kê trên gỗ 100 x100.
+ Trước khi đưa ống vào lắp, tiến hành làm sạch ống và đầu ống. Kiểm tra ống không được nứt, mẻ ống. ống nào nứt, mẻ thì phải loại bỏ. Kết hợp với việc kiểm tra bằng trực giác.
Chuẩn bị dụng cụ cho một kíp lắp :
- Trước mỗi đợt lắp ống phải chuẩn bị tốt dụng cụ, phương tiện và các máy móc phục vụ thi công cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo cho việc lắp ống có năng suất và chất lượng kỹ thuật cao nhất.
- Chuẩn bị đòn kê : Dùng đòn kê gỗ dài > 2, 5m.
- Kiểm tra mặt bằng lắp ống: Kiểm tra lại mặt bằng lắp ống, xác định chính xác cao độ, tim tuyến ống, trước khi tiến hành lắp đặt.
- Sau khi hoàn chỉnh các công tác chuẩn bị và được sự đồng ý của kỹ sư tư vấn thì tiến hành công tác lắp ống theo trình tự lắp ống như sau :
- Đối với ống lớn ly tâm l=4m có đường kính 400.
- Đặt các đòn kê lên mặt mương theo phương vuông góc với mương đào. Khoảng cách các con kê
< 2m, sao cho mỗi cây ống ở phía trên mương đào phải có ít nhất 3 đòn đỡ.
- Đưa ống từ vị trí tập kết vào thành mương trên các đòn kê bằng cách : - Dùng cẩu thùng bánh lốp để lắp.
- Chú ý hết sức tránh va trạm có thể làm nứt hoặc mẻ đầu ống.
- Lắc tời lắc tay cho ống chuẩn bị lắp chuyển dịch từ từ vào đầu ống đã lắp, đến vạch thứ nhất thì dừng lại kiểm tra xem gioăng có bị kênh hoặc trôi không, nếu đảm bảo thì tiếp tục kéo cho đến hết vạch thứ 2 là được.
- Phân đoạn lắp cho mỗi đợt theo tuyến ống.
- Đối với ống cống nhỏ & ngắn 100, 200, 300, ống nhựa lắp đặt bằng thủ công.
- Sau khi hoàn tất các gối đỡ ống cống cách khoảng 1m, dùng đòn sắt và xích khiêng từng ống vào vị trí.
- Sau khi lắp đặt ống BTCT vào vịt trí gối đỡ ống. Tiến hành cân chỉnh ống BTCT, các ống giáp nhau phải khít.
- Xây cuốn ống bằng gạch thẻ.
- Tô cuốn ống gạch thẻ.
- Trong trường hợp lắp ống nhựa PVC thì tiến hành bôi nhựa làm trơn đầu U của ống với chiều dài 80mm, trước khi bôi phải lau sạch đầu ống bằng giẻ.
Công tác lấp đất và cát :
- Cát dùng để lấp được tập kết thành đống trên bờ và chuyển xuống mương bằng thủ công từng lớp dày 150, chèn đều cả hai bên thành ống. Trong khoảng chiều cao đến đỉnh ống dùng đầm tay, lớp cát từ đỉnh ống lên 150 dùng đầm bàn để đầm lớp lấp.
- Trong quá trình đầm luôn tưới nước cho dất, cát vừa đủ độ ẩm 15%.
- Việc lấp đất cũng được lấp từng lớp dày 150 và được đầm chặt. Đất lấp phải được tuyển chọn sao cho kích cỡ đường kính < 30mm có độ ẩm + 2% độ chặt có hệ số tại các vị trí bình thường K = 0, 9, tại các vị trí qua đường k = 0, 95. Các lớp trên dùng đầm cóc
- Sau khi làm xong công tác lấp đất, lượng đất còn thừa được vận chuyển bằng ô tô tự đổ có tải trọng 5 - 7 tấn Tiến hành dọn dẹp trả mặt bằng nguyên trạng.
- Công tác thi công hố ga:
+ Đổ bê tông đà nắp, máng nước và đan đúc sẵn trước bằng máy trộn tại chỗ, vận chuyển bằng xe rùa và đầm bằng đầm dùi.
+ Đào đất hố ga tuần tự theo hướng thi công ống, ta luy đào 1:2.
+ Đổ bê tông lót đáy hố ga.
+ Xây tường gạch thẻ hố ga tới cốt đáy ống BT.
+ Lắp ống thoát vào và ra hố ga.
+ Xây tường hố ga tới đáy đà BT.
+ Gạch xây phải ngâm nước trước khi xây.
+ Lắp đạt đà nắp và máng thu nưóc hố ga.
+ Tô tường hố ga.
+ Láng đáy hố ga.
+ Đan BT nấp hố ga được lắp đặt bằng thủ công.
- Công tác thi công gối đở ống:
- Gối đỡ BT được mua cùng với cống BT từ nhà sản xuất và được vận chuyển về công trình rồ đưa vào vị trí bằng xe rùa.
- Đào đất tới đáy lớp cát lót.
- Đổ BT lót đá 4x6.
- Lắp gối lắp ống.
- Kiểm tra:
+ Kiểm tra độ dốc ống có đúng thiết kế.
+ Kiểm tra các gối ống không bị lún.
+ Kiểm tra các ống có nứt, mẻ, vở.
+ Kiểm tra các mối nối ống có kín, lớp hồ tô nhẵn không có vết nứt.
+ Kiểm tra các hố ga.
+ Sau khi các công tác kiểm tra hoàn tất mới tiến hành lấp đất ống cống, hố ga.