Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam chi nhánh đông đô (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RRTD VÀ QUẢN TRỊ RRTD

1.3. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của một số chi nhánh ngân hàng thương mại

a. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của BIDV Chi nhánh Thanh Xuân

Một trong những Chi nhánh của BIDV có hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN được đánh giá cao hiện nay là BIDV Chi nhánh Thanh Xuân. Trong giai đoạn nghiên cứu 2019 - 2021, với những nỗ lực, cố gắng của mình BIDV Chi nhánh Thanh Xuân đã đạt được những thành tích nổi bật trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHDN luôn duy trì dưới 0,3%; nợ quá hạn dưới 0,85%. Theo báo cáo tổng kết năm 2021 của Chi nhánh, để có được những kết quả đó là nhờ những biện pháp mạnh và kịp thời trong công tác Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể các biện pháp như sau:

- Thứ nhất, kiên quyết chỉ đạo không cho gia hạn nợ đối với những khách hàng doanh nghiệp không đủ điều kiện.

- Thứ hai, thực hiện bán nợ nhằm giảm bớt chi phí do tình trạng nợ kéo dài đối với những khoản nợ xấu tồn đọng chưa xử lý được do tài sản đảm bảo khó phát mại.

- Thứ ba, coi trọng trình độ chuyên môn: Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định.

- Thứ tư, là tốt ngay từ đầu: Quan tâm đến việc lựa chọn khách hàng doanh nghiệp, các khách hàng không minh bạch, đánh giá nguồn trả nợ yếu kém, thiếu

điều kiện tín dụng đều dừng cấp tín dụng hoặc rút dần dư nợ.

- Thứ năm, tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự phòng RRTD bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng cho từng nhóm nợ theo quy định của NHNN.

b. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Chi nhánh Thăng Long

Nếu BIDV Chi nhánh Thanh Xuân là một trong những Chi nhánh quản trị rủi ro tốt nhất của BIDV thì Vietinbank Chi nhánh Thăng Long là một trong số những chi nhánh thành công trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank, dư nợ tín dụng trong cho vay KHDN tại Chi nhánh giai đoạn 2019 – 2021 luôn duy trì tăng trưởng dương. Năm 2021, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 689 tỷ đồng những tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức 0,35%. Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp đang được Chi nhánh áp dụng như sau:

- Thứ nhất, đối với những khách hàng doanh nghiệp vay vốn sai mục đích, thiếu phương án sản xuất khả thi ...Chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng của khách hàng doanh nghiệp đó.

- Thứ hai, đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, được phép thu hồi tài sản đảm bảo với giá trị không thấp hơn 70% so với dư nợ gốc được đảm bảo bằng tài sản.

- Thứ ba, Chi nhánh tập trung nâng cao chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng.

- Thứ tư, Giám sát các khoản nợ sau giải ngân, sử dụng vốn vay theo cam kết.

- Thứ năm, Tuân thủ chính sách tín dụng hợp lý dựa trên nền tảng là các

quy định của NHNN và các văn bản hướng dẫn của hệ thống và các chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng trong hệ thống.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp cho Techcombank – Chi nhánh Đông Đô

Từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại một số chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Techcombank – Chi nhánh Đông Đô như sau:

Thứ nhất, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng trong ngân hàng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác thẩm định, tiếp nhận và phân tích khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để có thể nhận định đầy đủ chính xác về khách hàng vay vốn. Phải chú trọng công tác thẩm định dự án, phương án nói chung và thẩm định tài chính của phương án và khách hàng nói riêng. Kịp thời nắm bắt thông tin và ứng phó trước những tình huống bất lợi xảy ra cho ngân hàng.

Thứ ba, có biện pháp kiểm soát và xử lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể:

Tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự phòng RRTD bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng cho từng nhóm nợ theo quy định của NHNN.

Đối với những khách hàng doanh nghiệp vay vốn sai mục đích, thiếu phương án sản xuất khả thi ...Chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng của khách hàng doanh nghiệp đó.

Đồng thời, kiên quyết chỉ đạo không cho gia hạn nợ đối với những khách hàng doanh nghiệp không đủ điều kiện.

Thực hiện bán nợ nhằm giảm bớt chi phí do tình trạng nợ kéo dài đối với những khoản nợ xấu tồn đọng chưa xử lý được do tài sản đảm bảo khó phát mại Thứ tư, Tuân thủ chính sách tín dụng hợp lý dựa trên nền tảng là các quy định của NHNN và các văn bản hướng dẫn của hệ thống và các chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam chi nhánh đông đô (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)