CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT
2.3. Thực trạng quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại Ngân hàng
2.3.1. Quy trình quản trị RRTD trong cho vay KHDN
Quy trình quản trị RRTD của Techcombank Chi nhánh Đông Đô bao gồm:
Nhận diện RRTD, đo lường và lượng hóa RRTD, phòng ngừa RRTD và kiểm soát RRTD.
a. Thực trạng nhận diện RRTD
Hiện tại, Techcombank Chi nhánh Đông Đô phải áp dụng cả 5 phương pháp để nhận dạng rủi ro. Đầu tiên là thông qua các thông tin trên CIC để nhận biết khách hàng có trong danh mục khách hàng đen, hay có nợ xấu tại các ngân hàng khác không. Tiếp đó dựa vào các thông tin tìm hiểu được về công ty như tình hình nợ thuế tình hình các đối tác...đồng thời phân tích báo cáo tài chính và hợp đồng của khách hàng từ đó đưa ra các nhận định về rủi ro. Khi có dấu hiệu rủi ro xảy ra, cán bộ sẽ dừng việc cho vay.
b. Thực trạng đo lường RRTD
Hiện tại chi nhánh đang áp dụng hai mô hình: Mô hình 6C và mô hình xếp hạng nội bộ để đo lường RRTD.
Mô hình 6C:
- Uy tín và thái độ của khách hàng: Cán bộ tín dụng tìm hiểu thông tin của khách hàng qua các kênh thông tin, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra, đánh giá tổng thể các thông tin về học vấn, công việc, nguồn thu nhập.... từ khách hàng.
- Năng lực: Đánh giá khả năng có thể trả nợ từ khách hàng thông qua các nguồn thu nhập của khách hàng thông qua các báo cáo tài chính, các sản phẩm, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, dòng tiền,... để có đánh giá chính xác nhất khả năng cho vay, khách hàng sử dụng nguồn tiền vay để làm gì?,.... Đây gần như là điểm quan trọng nhất để quyết định ngân hàng có cấp vốn cho người vay hay không.
- Vốn: Cán bộ tín dụng dựa vào nguyên tắc vốn vay không thể lớn hơn vốn chủ sở hữu để đánh giá và đưa ra quyết định số vốn tối đa ngân hàng có
thể cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Tài sản thế chấp: Hiện tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô chấp nhận tài sản thế chấp là động sản (ô tô, tàu bè, hàng hóa...) và bất động sản (nhà, đất,...). Bên cạnh đó Techcombank Chi nhánh Đông Đô còn nhận tài sản thế chấp là hàng tồn kho, quyền phát sinh từ các khoản phải thu, tài sản hình thành trong tương lai,....Dựa vào giá trị tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng sẽ tính mức cấp tín dụng tối đa cho khách hàng (hiện tại tối đa 70% giá trị tài sản).
- Các điều kiện khác như các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
- Bảo hiểm: Hiện tại, Techcombank Chi nhánh Đông Đô hiện đang cung cấp các dịch vụ bảo hiểm toàn diện cho khách hàng bao gồm: bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm trách nhiệm. Trong hợp đồng cho vay thường sẽ yêu cầu khách hàng phải sử dụng bảo hiểm của Techcombank Chi nhánh Đông Đô.
Mô hình 6C là cái nhìn tổng thể đầu tiên về khách hàng, dù là khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cũng phải sử dụng mô hình này để đưa ra cái nhìn tổng quát về khách hàng, phát hiện rủi ro để có thể ngăn chặn RRTD.
Các bước trong quy trình chấm điểm và xếp hạng KHDN - Bước 1: Tổng hợp thông tin
- Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp
- Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính áp dụng cho 4 loại ngành nghề của doanh nghiệp
- Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
- Bước 6: Tổng điểm và xếp hạng doanh nghiệp
- Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay.
Loại Cấp tín dụng Giám sát sau khi cho vay
AAA
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhập thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
AA
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhập thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
A
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể tín chấp)
Kiểm tra định kỳ để cập nhập thông tin.
BBB
Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi.
Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay7 dài hạn.
Kiểm tra định kỳ để cập nhập thông tin.
BB
Hạn chế mở rộng tín dụng; chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả.
Việc cho vay mới hay các khoản cho
Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm.
vay dài hạn chỉ thực hiện với đánh giá kỹ chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án vay vốn.
B
Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn cho vay.
Các khoản cho vay mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và các phương án bảo đảm tiền vay.
Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động.
CCC
Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.
Các khoản cho vay mới chỉ thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và các phương án bảo đảm tiền vay.
Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung TSBÐ
CC
Không mở rộng tín dụng: Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.
Tăng cường kiểm tra khách hàng.
C
Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản đảm bảo.
Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế.
D
Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài sản bảo đảm
Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế
c. Thực trạng phòng ngừa rủi ro
Mục tiêu đến năm 2025, Techcombank Chi nhánh Đông Đô tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng có chọn lọc, gắn với hiệu quả. Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập. Thực hiện có kết quả đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025, không ngừng chuẩn hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường. Với tầm nhìn trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao, đi kèm sứ mệnh là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế, Techcombank nói chung và Techcombank Chi nhánh Đông Đô nói riêng luôn tự ý thức được nhiệm vụ phòng ngừa rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu, từ đó xây dựng lên chiến lược phòng ngừa rủi ro, chính sách phòng ngừa rủi ro và phân tán rủi ro thích hợp.
Techcombank Chi nhánh Đông Đô thực hiện trích lập một khoản dự phòng chung bằng 0.75% trên tổng các khoản cho vay chưa được thanh toán thuộc các nhóm từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 và các thư bảo lãnh còn hiệu lực, thư tín dụng, các cam kết cho vay không hủy ngang tại ngày cuối tháng hoặc ngày cuối quý trước đó.
Techcombank Chi nhánh Đông Đô cũng trích lập dự phòng cụ thể trên cơ sở RRTD thuần của các khoản vay và tạm ứng được tính sau khi đã trừ đi giá trị của các khoản bảo đảm đã nhận) đối với mỗi khách hàng theo tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:
Bảng 2.8. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ
Nhóm nợ Phận loại nợ Tỷ lệ dự phòng
Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2 Nợ cần chú ý 5%
Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50%
Nhóm5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2019-2021) d. Kiểm soát và xử lý rủi ro
Kiểm tra giám sát tín dụng chuyên trách nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, sai phạm trong việc tuân thủ quy định của Pháp luật và các quy chế, qui định, quy trình nội bộ; giúp ban lãnh đạo thực hiện việc kiểm tra để rà soát, tổng hợp, đánh giá sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, đảm bảo hoạt động cấp tín dụng an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Giám sát tín dụng được thực hiện thường xuyên hàng ngày:
- Tại Chi nhánh, kiểm tra tín dụng được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch được Tổng giám đốc phê duyệt, thực hiện kiểm tra đột xuất khi có biểu hiện không bình thường, đảm bảo kịp thời phát hiện, báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý, phòng ngừa sai phạm, rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
- Tại Trụ sở chính, tổ chức các đợt kiểm tra tín dụng đối với các phòng khách hàng và các phòng nghiệp vụ có liên quan tối thiểu mỗi năm một lần vào thời điểm thích hợp (trừ trường hợp có quy định khác).
Kiểm tra để rà soát, tổng hợp, đánh giá sự đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, được thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất. và sử dụng phương pháp kiểm tra và giám sát:
- Sử dụng chức năng cảnh báo trực tuyến của hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu thông tin được thiết kế, cài đặt ngay trong các quy trình thuộc nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh và Trụ sở chính, thuộc hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và hệ thống nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý RRTD, để giám sát việc tuân thủ các hạn mức kiểm soát RRTD của Ngân hàng và các quy định khác có liên quan.Theo dõi và phân tích các loại báo cáo thống kê ngày, tháng, quý và năm liên quan đến hoạt động tín dụng trên hệ thống thông tin báo cáo quản lý.
- Cán bộ kiểm tra sử dụng linh hoạt và tổng hợp các phương pháp kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ các hồ sơ tín dụng của khách hàng (còn hoặc không còn dư nợ). Trường hợp số lượng hồ sơ quá nhiều và không có đủ thời gian để kiểm tra hết, thì dùng phương pháp chọn mẫu một số hồ sơ để kiểm tra.
- Khi cần thiết, làm việc trực tiếp với khách hàng và kiểm tra thực tế về hồ sơ, sổ sách, tài liệu có liên quan và thực tế hiện trường của khách hàng.
Phỏng vấn CBTD nhằm đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ năng, hiểu biết và phát hiện các biểu hiện rủi ro đạo đức của CBTD.
- Khi xảy ra rủi ro thì Techcombank Chi nhánh Đông Đô sẽ phải trích lập 100% dự phòng rủi ro của khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu, đồng thời chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Bộ phận xử lý nợ xấu là 1 ban trong phòng tổng hợp của chi nhánh, trực tiếp nhận chỉ đạo của giám đốc chi nhánh. Bộ phận xử lý nợ xấu sẽ phối hợp với cán bộ tín dụng quản lý khoản vay, thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục qua các hình thức gia hạn nợ, miễn giảm lãi,... Trường hợp xấu nhất xảy ra, bộ phận xử lý nợ xấu sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để có thể xử lý tài
sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ.