CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT
2.3. Thực trạng quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại Ngân hàng
2.3.3. Khảo sát thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank - Chi nhánh Đông Đô
Để đánh giá về công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại Techcombank - Chi nhánh Đông Đô, tác giả tiến hành điều tra với đối tượng là cán bộ quan hệ khách hàng và trưởng phó phòng khách hàng thuộc Techcombank - Chi nhánh Đông Đô.
Bảng câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá về công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh Đông Đô thông qua mức độ đồng ý với thang điểm từ 1-5 tương ứng với mức độ từ rất không đồng ý tới rất đồng ý (1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý). Bảng câu hỏi được thiết kế với 05 chủ đề như sau:
Phần A. Đánh giá của người khảo sát về công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh Techcombank.
Phần B. Đánh giá của người khảo sát về công tác nhận diện RRTD trong cho vay KHDN tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô.
Phần C. Đánh giá của người khảo sát về công tác đo lường RRTD trong cho vay KHDN tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô.
Phần D. Đánh giá của người khảo sát về công tác phòng ngừa RRTD trong cho vay KHDN tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô.
Phần E. Đánh giá của người khảo sát về công kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô.
Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế xong được dùng để phỏng vấn thử 05 người để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. Sau khi điều chỉnh bảng câu hỏi, bảng câu chính thức được gửi đi phỏng vấn 80 cán bộ
quan hệ khách hàng và trưởng phó phòng khách hàng thuộc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô thông qua công cụ google docs, kết quả thu về 80/80 phiếu hợp lệ.
a) Đánh giá chung về công tác quản trị RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô
Tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong công tác cho vay của toàn Chi nhánh.
Chính vì vậy công tác quản trị RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp luôn được Ban lãnh đạo Chi nhánh tru tiên hàng đầu. Việc áp dụng quy trình quản trị RRTD trong cho vay KHDN được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN của Chi nhánh.
Kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN được thể hiện ở hình dưới đây:
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) Hình 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác quản trị RRTD trong
cho vay KHDN tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô
Khảo sát với 80 cán bộ quan hệ khách hàng và lãnh đạo phòng KHDN cho kết quả là 7% rất đồng ý, 46% đồng ý, 37% bình thường, 10% không đồng ý
7%
37% 46%
10%
0%
Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý
và 0% là rất không đồng ý. Ở đây, tỷ lệ rất hài lòng và hài lòng đạt 53%, trong khi đó tỷ lệ không hài lòng và rất không hài lòng là 10%.
Đi vào cụ thể nghiên cứu thì lý do đối tượng nghiên cứu không đồng ý là do chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng có trình độ chuyên môn không đồng đều. Một số cán bộ chưa nắm bắt được quy trình thẩm định khách hàng cũng như quy trình quản trị RRTD và thực hiện không nghiêm túc dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN tại Chi nhánh. Do vậy trong thời gian tới Techcombank Chi nhánh Đông Đô cần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quan hệ khách hàng của Chi nhánh.
b) Đánh giá về công tác nhận diện, đo lường, phòng ngừa và kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Techcombank Chi nhánh Đông Đô
Việc áp dụng quy trình 4 bước: nhận diện RRTD, đo lường RRTD, phòng ngừa RRTD và kiểm soát RRTD trong công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho Ban lãnh đạo Chi nhánh định hướng được hoạt động quản trị đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả.
Kết quả khảo sát được thể hiện ở hình dưới đây:
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
6% 7% 9% 4%
50% 60% 56% 77%
19%
18% 24%
20%5% 13%2% 11%0% 14%5%0%
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
Nhận diện RRTD Đo lường RRTD Phòng ngừa RRTD Kiểm soát RRTD Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý
Hình 2.7. Kết quả khảo sát đánh giá về công tác nhận diện, đo lường, phòng ngừa và kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Techcombank Chi nhánh
Đông Đô
Theo bảng đánh giá của các đối tượng được khảo sát thể hiện chi tiết tại hình 2.7 thì có 5% số người được hỏi nhận xét rất không đồng ý với công tác nhận diện RRTD trong cho vay KHDN của Techcombank Chi nhánh Đông Đô.
Lý do không đồng ý là do việc đi thực thế khách hàng là thường xuyên đảm bảo theo dõi sát sao hoạt động thực tế của các doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, cán bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Techcombank nói chung và Techcombank Chi nhánh Đông Đô nói riêng phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như: tìm kiếm tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ; thẩm định khách hàng; thực hiện các công việc phát sinh hàng ngày như giải ngân, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ...; các công việc liên quan tới Tài sản bảo đảm; kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng... Do vậy, thời gian để cán bộ quan hệ khách hàng đi thực tế khách hàng là không lớn, nhiều cán bộ chủ quan bỏ qua bước này có thể gây rủi ro lớn đối với công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh.
Khảo sát công tác đo lường RRTD thì có 2% đối tượng trả lời là phức tạp và rất không đồng ý. Lý do không đồng ý thì chủ yếu là việc lấy thông tin từ các tổ chức công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập (xếp hạng bên ngoài) và các quy định được chuẩn hóa đối với hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM còn gặp nhiều hạn chế.
Khảo sát công tác phòng ngừa RRTD thì không có đối tượng nào trả lời rất không đồng ý, có 10% đối tượng trả lời là không đồng ý. Lý do không đồng ý là do ngoài việc trích lập dự phòng RRTD đầy đủ, nguồn từ phương án liên quan đến xử lý nợ xấu và TSBĐ đang gặp nhiều khó khăn.
Khảo sát công tác kiểm soát RRTD thì không có đối tượng nào trả lời rất
không đồng ý, có 5% đối tượng trả lời là không đồng ý. Nguyên nhân không đồng ý là do việc kiểm soát sau cấp tín dụng còn nhiều bất cập đòi hỏi Ngân hàng phải dành nhiều nguồn lực hơn nữa để theo dõi chặt chẽ, quản lý tín dụng và hạn chế rủi ro kịp thời.