Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi đề án

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI ĐỀ ÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH HÀ TĨNH

1.2. Tổ chức thực hiện thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi đề án

Việc đưa các đề án vào thực tiễn không phải là đơn giản, nhanh chóng.

Trên thực tế đó là một quá trình phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đề án phát triển thành 2 nhóm:

1.2.4.1.Các nhân tố thuộc về cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án a. Bộ máy của cơ quan tố chức thực hiện đề án

Thành công của một đề án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực hoạt động của tổ chức và cán bộ tổ chức thực hiện đề án, thông thường là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước - những người chủ yếu và trực tiếp tổ chức

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

thực hiện đề án phát triển. Nếu bộ máy hành chính quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, nếu các công chức thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm và sự trong sạch thì sẽ cản trở đến việc thực hiện đề án phát triển, ngăn cản không cho đề án phát triển phát huy tác dụng trên thực tế, bóp méo các mục tiêu của đề án hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý đồ của đề án. Như vậy, một đề án đề ra hợp lý nhưng nếu bộ máy tổ chức thực hiện kém năng lực và phẩm chất thì sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện sai đề án trên thực tế. Việc thực hiện đề án phụ thuộc vào sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm, lợi ích của các cơ quan thực hiện đề án. Bên cạnh cơ quan chủ chốt có trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện một Đề án nhất định, cần xác định rõ đâu là các đơn vị phổi hợp tổ chức thực hiện Đề án để tạo ra một môi trường đồng bộ và ăn khớp cho tổ chức thực thi đề án. Nói chung nên hạn chế ở mức thấp nhất có thể số lượng cơ quan tổ chức thực hiện chủ yếu để đảm bảo tính chịu trách nhiệm đối với thực hiện Đề án.

b. Thể chế hành chính của cơ quan tổ chức thực hiện đề án

Để thực hiện đề án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết từ trung ương đến địa phương. Các văn bản này tạo môi trường pháp lý cho thực hiện đề án phát triển, quy định những đòi hỏi và bước đi cần thiết trong thực hiện chính đề án, tạo ra trình tự ổn định và rõ ràng cho hoạt động của các cơ quan quản lý và các đối tượng thụ hưởng.

Mỗi cơ quan nhà nước có các quy định về thủ tục nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện đề án thuận lợi. Các thủ tục phải có tính ổn định tương đối để không gây nhiều xáo trộn cho quá trình thực hiện đề án. Tuy nhiên, khi những thủ tục đã trở nên lỗi thời, kìm hãm việc thực hiện, thì cần thay thế bằng những thủ tục mới hợp lý và thuận tiện hơn.

c. Kinh phí thực hiện đề án

Việc thực hiện bất kỳ một đề án nào cũng đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí để thực hiện một đề án của Nhà nước thường do ngân sách nhà nước cấp, do các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, đo huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Trong quá trình tổ chức thực hiện đề án, các tổ chức cần khai thác triệt để các nguồn đầu tư, nhất là các nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Ngày nay, nhiều chính phủ trên thế giới chú trọng khai thác các nguồn lực trong dân (xã hội hóa) nhằm giảm bớt chi phí ngân sách, nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội. Các nước đang phát triển còn có thể và cần phải khai thác các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các chính phủ khác.

Nguồn kinh phí này được chi cho các nhu cầu sau:

- Chi phí xây dựng cơ sở vật chất cho việc thực hiện đề án.

- Mua sắm thiết bị vật tư, phương tiện kỹ thuật và các chi phí vật chất khác.

- Trả lương cho đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện đề ánẻ

- Chi phí bồi thường cho những người bị thiệt hại do việc thực hiện đề án gây ra.

- Nếu chúng ta không có hoặc không đủ kinh phí, thì không thể thực hiện được đề án hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn dù cho đề án phát triển đó mang ý nghĩa xã hội to lớn.

Vì vậy, việc thực thi đề án phải đi liền với việc đảm bảo đủ kinh phí.

Ngay từ khi xây dựng và thông qua đề án cần phải dự tính trước nguồn kinh phí về mặt số lượng cũng như các nguồn đầu tư. Nguồn kinh phí cần được sử dụng đủng mục đích và có hiệu quả. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần giám sát, kiểm tra chặt chỗ và định kỳ xem xét việc sử dụng kinh phí, đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí được giao.

d. Năng lực tác động lên thái độ và hành động của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Một đề án chỉ có thể thành công khi nó nhận được thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân. Nếu bản thân đề án đó không đem lại lợi ích cho đất nước và cho đa số nhân dân hoặc nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích của đề án phát triển đó thì họ sẽ không ủng hộ và không thực hiện đề án.

Có thể nói yếu tố có tính quyết định nhất là ở chỗ đề án tác động như thế nào đến lợi ích của nhân dân, sự tương quan giữa những người có lợi và những

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

người bị thiệt hại do thực hiện đề án. Nếu đề án đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của nhân dân thì sẽ phát huy được tác dụng. Chẳng hạn như chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng và thực hiện, vì nó đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của người dân, phát huy mọi tiềm năng của nền kinh tế, tạo ra sức mạnh to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một chính sách như chính sách chống buôn lậu, chống tham nhũng, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những kẻ buôn lậu, những kẻ tham nhũng nhưng nó được đại đa số nhân dân hưởng ứng, vì vậy tuy việc thực hiện có thể gặp khó khăn, song vẫn được mọi người ủng hộ. Nếu Nhà nước có những biện pháp kiên quyết cộng với sự ủng hộ này thì hoàn toàn có thể thực hiện thành công những chính sách nói trên.

Các cơ quan tổ chức thực hiện có thể dùng biện pháp điều tra xã hội học để chứng minh cho việc có nên tiếp tục đề án nào đó hay không. Hoặc qua đó có được thông tin phản hồi làm căn cứ cho điều chỉnh đề án.

Ngoài ra, việc giao tiếp, truyền đạt bao gồm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho những người thực hiện về nội dung và các yêu cầu của đề án.

Nếu quan hệ giao tiếp không trọn vẹn thì hoạt động thực hiện sẽ đi chệch hướng mà các nhà hoạch định mong muốn. Một đề án ra đời mà các cơ quan liên quan và các nhà chức trách không nắm vững nội dung yêu cầu đề ra, người dân không được biết đến hoặc hiểu sai đi thì sẽ hạn chế rất nhiều đến kết quả thực hiện.

1.2.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án

a. Bản chất của vấn đề cần giải quyết

Đề án được đề ra nhằm tháo gỡ các vấn đề phát sinh trong thực tiễn của đời sống. Vì vậy bản chất của các vấn đề trong đề án sẽ tác động bằng nhiều cách đến quá trình thực hiện đề án đó.

Nếu đề án nhằm giải quyết một vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau (VD vấn đề lạm phát, vấn đề thất nghiệp) hoặc một vấn đề có nguyên nhân đa dạng (VD vấn đề ùn tắc giao thông tạo các thành phố lớn, vấn đề chất lượng giáo dục đại học) thì quá trình thực

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

hiện đề án cũng thường khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, vì phải phối hợp nhiều đề án và thực hiện một loạt các quyết định có liên quan với nhau.

Đặc thù của các nhóm đối tượng mà đề án tác động cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án đó. Chẳng hạn đối tượng của chính sách xóa đói, giảm nghèo trước hết là các gia đình nghèo, đông con và nông dân (75% dân số Việt Nam sống ở nông thôn). Đây là nhóm người thường bị hạn chế về nhận thức, trình độ, kỹ năng. Do đó việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở nước ta không dễ, đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và hành vi của con người vốn đã trở thành tập quán bao đời, đồng thời phải lồng ghép với việc thực hiện chính sách GD, chính sách y tế, chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn...

b. Bối cảnh thực tế

Bối cảnh thực tế, có thể là bối cảnh xã hội, kinh tế, công nghệ, chính trị và quốc tế, có tác động lớn đến việc thực hiện đề án phát triển, cụ thế:

Bối cảnh xã hội: Những thay đổi về điều kiện KT-XH có thế tác động đến cách thực hiện đề án. Nói chung xã hội càng văn minh hiện đại, nhận thức của con người càng tiến bộ, trình độ dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc thực hiện đề án. Chẳng hạn xu hướng dân chủ hóa hiện nay đòi hỏi đề án phát triển phải được phổ biến và tranh thủ sự hưởng ứng của dân, đòi hỏi Nhà nước phải thu hút sự vào cuộc và kiểm tra, giám sát của quần chúng, của các tổ chức đoàn thể và các tổ chức NGOs đối với quá trình thực hiện đề án.

Bối cảnh kinh tế: Những thay đổi về điều kiện kinh tế có tác động đối với việc thực hiện đề án phát triển. Kinh tế tăng trưởng cao, Chính phủ sẽ bớt khó khăn hơn trong việc thực hiện các đề án do các giải pháp được tài trợ bàng nguồn ngân sách dồi dào.

Bối cảnh công nghệ: Công nghệ mới có thể gây ra những thay đổi trong việc thực hiện đề án phát triển. Chẳng hạn sự phát triển của tin học và việc áp dụng các công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc tổ chức thực hiện các chính sách thuế hay cho việc thực hiện chính sách phát triển thương mại điện tử...

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Bối cảnh chính trị: Những biến động trong đời sống chính trị có tác động tới quá trình thực hiện chính sách. Một đất nước mà tình hình chính trị rối ren không ổn định (nhiều phe phái, đảo chính, nội chiến...) thì sẽ bị ảnh hưởng và gặp khó khăn trong thực hiện chính sách. Việc thay đổi chính phủ có thể dẫn đến những thay đổi về cách thức tổ chức thực hiện đề án phát triển.

Bối cảnh quốc tế: Cùng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, các biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng có tác động đáng kể đến việc thực hiện đề án phát triển của mỗi quốc gia. Chẳng hạn cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Đôi khi, trong một vài lĩnh vực nhất định, những tác động từ bên ngoài này lại có ý nghĩa tiên quyết đến sự thành công hay thất bại của một đề án phát triển. Đối với các nước đang phát triển, trong điều kiện vốn trong nước thiếu, cần có đề án nhằm huy động vốn nước ngoài và tận dụng các thành quả, các điều kiện mà thế giới tạo ra để có thể rút ngắn thời gian và tiến kịp các nước phát triển.

c. Tiềm lực chính trị và kinh tế của các nhóm đối tượng đề án nói riêng và của nhân dân nói chung

Các nhóm quyền lực (về kinh tế, chính trị, văn hóa) chịu ảnh hưởng của một đề án phát triển nào đó có thể tác động mạnh mẽ tới tiến trình thực hiện đề án phát triển thông qua việc ủng hộ hoặc chống đối đề án đó. Việc công chúng ủng hộ hoặc chống đối đề án cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án.

Khi dân giàu, có tiềm lực kinh tế và văn hóa mạnh thì biện pháp Nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ hiệu quả hơn và Nhà nước có thể huy động được sự đóng góp về chất xám và tiền của từ các tổ chức, các nhà khoa học và từ nhân dân cho thực hiện các đề án.

Ngoài các yếu tố trên, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc...cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các đề án.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)