CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI ĐỀ ÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH HÀ TĨNH
2.2. Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020
2.2.1. Giới thiệu Đề án
2.2.1.1. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh trong tham gia xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội quân xung kích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội:
Một là, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nơi tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên vào tổ chức của mình, góp phần thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tốt vai trò tích cực, tự giác của thanh niên tham gia vào việc giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng, xã hội.
Hai là, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với thanh niên, truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới thanh
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
niên. Đồng thời, Đoàn còn là nơi thể hiện quyền làm chủ của thanh niên trong việc giám sát và phản biện xã hội: Phản ánh suy nghĩ, quan điểm của thanh niên với Đảng và Nhà nước trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật để cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước sát với thực tế; nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức của Nhà nước trong việc thực thi công vụ và tổ chức bộ máy cho phù hợp.
Ba là, cùng với các tổ chức đoàn thể xã hội khác, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng đối ngoại nhân dân quan trọng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: Giúp cho các nước khác hiểu rõ về Việt Nam hơn để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác cũng như tranh thủ nguồn lực để phát triển đất nước.
Bốn là, hỗ trợ cho nền kinh tế thị trường phát triển và che lấp những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường thông qua sự trợ giúp về thông tin, tuyên truyền kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy sự ra đời của các cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, hoạt động của tổ chức Đoàn hiện nay cung ứng nhiều dịch vụ cho đoàn viên, thanh niên, cho xã hội thông qua việc tổ chức các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức phi lợi nhuận không muốn triển khai, Nhà nước chưa đủ điều kiện vươn tới, đồng thời cùng với Nhà nước thực hiện tốt công tác xã hội hóa về giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học, thể dục thể thao.
Như vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập do nhu cầu cần thiết của thanh niên trong việc tương trợ, giúp đỡ nhau về đời sống, sinh hoạt xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở khu vực nông thôn là chỗ dựa vững chắc của chính quyền địa phương, chủ động tích cực tham gia vào sự phát triển của đất nước, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng của Đảng, phát huy quyền tự chủ của thanh niên trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Thông qua vai trò của tổ chức Đoàn, thanh niên nông thôn trở nên tích cực, tự giác, sẵn sàng tham gia các hoạt động vì lợi ích chung: các hoạt động sản xuất, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường, khuyến nông - khuyến lâm, xóa đói giảm nghèo..., tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách của
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Đảng và Nhà nước.
Những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cùng với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể khác, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia tổ chức, triển khai thực hiện chương trình bằng nhiều hình thức, cách làm. Đồng thời, tổ chức Đoàn nghiên cứu để tìm ra các hình thức, biện pháp để nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây là một hoạt động mang quá trình bền bỉ và lâu dài nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân về nông thôn mới, giúp họ hiểu, chủ động, tích cực và tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới bằng ngày công lao động, tiền của, hiến đất,. và thực sự làm chủ nông thôn mới.
Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhưng vai trò của tổ chức Đoàn ở một số vùng nông thôn vẫn chưa được phát huy triệt để, hiệu quả đạt được chưa cao. Do vậy, để tổ chức thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới thì cần phải nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến công tác này, tìm ra được những khó khăn, thách thức cũng như những điểm mạnh, những yếu tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nông thôn mới.
2.2.1.2. Mục tiêu của Đề án
- Mục đích (Mục tiêu tổng quát): Nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước; phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động xây dựng nông thôn mới, tiếp tục tạo sự chuyển biến về chất lượng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn nông thôn; tăng tỷ lệ tập hợp và đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, chăm lo việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho thanh thiếu niên ở nông thôn.
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020: 100% tổ chức Đoàn các cấp thực
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
hiện hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; 100% Đoàn trường học phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên; 90% xã có vốn ủy thác do tổ chức Đoàn quản lý;
100% cơ sở Đoàn có các hoạt động, hoặc công trình, phần việc xây dựng nông thôn mới; mỗi huyện, thị, thành Đoàn xây dựng ít nhất 5 mô hình kinh tế thanh niên/năm với quy mô đầu tư 200 triệu đồng trở lên; phấn đấu đến năm 2020 không có hộ nghèo do thanh niên làm chủ hộ.
(Nguồn: Quyết định số 2590/QĐ-UBND, ngày 21/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
2.2.1.3. Lộ trình, địa bàn triển khai Đề án - Địa bàn: tỉnh Hà Tĩnh
- Quá trình tổ chức thực thi Đề án được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị triển khai Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020
1.Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi Đề án
2.Lập kế hoạch triển khai Đề án, trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt thực hiện
3.Ban hành các văn bản triển khai thực hiện Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020.
4.Tổ chức tập huấn triển khai Đề án Giai đoạn 2: Chỉ
đạo triển khai thực hiện Đề án
1.Truyền thông về Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020
2.Thực thi các nội dung theo kế hoạch: công tác tuyên truyền tập huấn; tổ chức phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn;
các hoạt động an sinh xã hội…
3.Vận hành kinh phí thực hiện Đề án 4.Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành
5.Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ Giai đoạn 3: Kiểm
soát sự thực hiện Đề
1.Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi 2.Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
án 3.Điều chỉnh Đề án
4.Đưa ra sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
2.2.1.4. Các điều kiện cần thiết để tổ chức thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020 thành công
• Có Kế hoạch hợp lý.
• Phải có bộ máy các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở đủ mạnh, có khả năng thích nghi cao và trong sạch.
• Phải có sự quyết tâm của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, cấp ủy, chính quyền địa phương.
• Phải tạo được niềm tin và sự ủng hộ của các đối tượng Đề án.
2.2.1.5. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, nguồn kinh phí của Tỉnh đoàn, nguồn lồng ghép các chương trình, dự án, ngân sách địa phương, huy động xã hội hóa.
- Căn cứ vào Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh và các mục tiêu, giải pháp của Đề án, hàng năm Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh xây dựng nhiệm vụ và lập dự toán thực hiện đề án trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chủ động xây dựng chương trình phối hợp với các ngành liên quan, vận động xã hội hóa để huy động nguồn lực thực hiện.