Kinh nghiệm tổ chức thực thi đề án của một số địa phương và bài học

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI ĐỀ ÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH HÀ TĨNH

1.3. Kinh nghiệm tổ chức thực thi đề án của một số địa phương và bài học

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, địa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển (địa hình và điều kiện thời tiết cơ bản khá giống tỉnh Hà Tĩnh). Sau 6 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, Nghệ An đã huy động gần 25.000 tỷ đồng đầu tư các công trình. Trong đó:

vốn trực tiếp thực hiện chương trình 3,6 nghìn tỷ đồng, vốn lồng ghép hơn 8.000 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng... Người dân đóng góp bằng tiền gần 5.500 tỷ đồng; hiến đất mở đường được hơn 5,8 triệu m2 đất; người dân còn đóng góp gần 5 triệu ngày công xây dựng NTM.

Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội trong đó tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng tiên phong, xung kích, đi đầu trong chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới nhịp nhàng. Mỗi tổ chức hội, đoàn thể gắn với phong trào, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị. Từ đó tạo được làn sóng mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân. Nhiều làng xã đã tạo nên được những kỳ tích mới trong xây dựng nông thôn mới. Đó là thành quả từ sức mạnh đoàn kết, đồng lòng từ cán bộ và nhân dân các địa phương. Đến nay toàn tỉnh đã có 152 xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2017 có thêm 20 xã về đích nông thôn mới; đã có 2 địa phương cấp huyện đạt huyện nông thôn mới: thành phố Vinh và thị xã Thái Hòa, phấn đấu hết năm 2017 có thêm huyện Nghĩa Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Những kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ An:

Trước hết chú trọng công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của chủ trương, quan điểm và 19 nội dung của Chương trình NTM. Vận động và thuyết phục để

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

nâng cao vai trò, trách nhiệm, ý thức tự lực, tự chủ và sự đồng thuận của cộng đồng dân cư; từ đó phát động phong trào sâu rộng và khơi dậy mọi nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới, nhất là sự tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, đất đai của nhân dân và con em đi làm ăn xa tham gia xây dựng quê hương.

Xây dựng nông thôn mới cần một lượng vốn rất lớn, tiến hành trong thời gian dài, do đó trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện không được chủ quan, cần xác định lộ trình, bước đi phù hợp với thực tiễn khách quan, khả năng huy động nguồn lực và năng lực quản lý của cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã.

Tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2011- 2017 triển khai xây dựng nông thôn mới đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh nhưng có trọng tâm, trọng điểm; những nội dung, tiêu chí nào cần lượng vốn đầu tư ít, có khả năng dễ hoàn thành, phù hợp với sức dân mà mang lại hiệu quả lớn thì thực hiện ngay và thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh như: Công tác giải phóng mặt bằng, cắm mốc chỉ giới xây dựng, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, chỉnh trang đồng ruộng, cơ giới hóa sản xuất ...

Nắm bắt những nhu cầu của thanh niên trong tham gia phát triển sản xuất, thời gian qua Tỉnh đoàn Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, trong đó tập trung vào hướng dẫn thi hành luật, hỗ trợ thủ tục chuyển đổi hoạt động theo luật mới; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nòng cốt thành lập hợp tác xã; tăng cường chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; hỗ trợ vốn vay ưu đãi, ngày công tình nguyện xây dựng mô hình cho đoàn viên, thanh niên.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Qua 6 năm làm nông thôn mới, Thanh Hóa đã xây dựng được 1.039 mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, thu hút 34.326 hộ gia đình tham gia… Nhờ tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, giai đoạn 2011-2015, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng từ 11,02 triệu đồng năm 2011 lên 20,5 triệu đồng năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,51% năm 2011 xuống còn 11% năm 2016 (theo tiêu chí đa chiều).

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Đến nay, các xã xây dựng NTM đã đạt bình quân 14,2 tiêu chí, đã có 180 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 31,5% số xã xây dựng NTM), 335 thôn bản đạt chuẩn NTM được công nhận (trong đó có 203 bản miền núi), và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Các tiêu chí đạt tỷ lệ cao là: Quy hoạch đạt 100%, bưu điện đạt 97,9%, an ninh trật tự đạt 96.5%, điện đạt 95,1%, hệ thống chính trị đạt 93%, thu nhập đạt 73,4%, hộ nghèo đạt 47,2%... Tổng huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh đạt khoảng 61.260 tỷ đồng, chiếm 19% tổng vốn đầu tư phát triển. Trong đó, nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM là 32.655 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển hạ tầng là 23.515 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo là 8.739 tỷ đồng...). Từ nguồn vốn Chương trình NTM, các xã trong tỉnh đã xây dựng được 316 trụ sở, 397 trường mầm non, 425 trường tiểu học, 370 trường trung học cơ sở, 427 trạm y tế xã, 255 nhà văn hóa xã, 2.222 nhà văn hóa thôn, 260 chợ nông thôn, 5.991,8km đường giao thông nông thôn các loại, 1.910,5km kênh mương nội đồng, 48.549 công trình nước sinh hoạt, 76.450 nhà ở dân cư...

Để có những thành quả ấy, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp hiệu quả:

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, nên ngay từ khi triển khai thực hiện, Thanh Hóa đã đưa Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, ngay khi chưa có hướng dẫn của Trung ương, UBND Thanh Hóa đã chủ động ban hành Quyết định số 1457/2011 về hướng dẫn lập quy hoạch xã NTM trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1666/2011 về việc hướng dẫn quy trình đánh giá xã đạt các tiêu chí NTM; Quyết định 145/2013 quy định về trình tự, thủ tục xét, công nhận và tổ chức công bố “Xã đạt chuẩn NTM” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Quy trình lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM; ban hành các chính sách về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.

Thanh Hóa là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp, chưa tự cân đối được ngân sách; có trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn; 11 huyện và 210 xã miền

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

núi, trong đó có 102 xã thuộc 7 huyện nghèo đang thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a, 37 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; mặt bằng dân trí của dân cư khu vực miền núi còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, do đó, gặp nhiều khó khăn trong triển khai cũng như huy động nguồn lực để thực hiện chương trình. Vì thế, UBND Thanh Hóa đã chủ động chỉ đạo xây dựng thôn, bản NTM với việc ra Quyết định số 717/2014 về ban hành tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và tổ chức công bố thôn, bản đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh.

Đây là cách làm phù hợp tình hình và điều kiện của Thanh Hóa với những vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện để xây dựng xã NTM.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tổ chức thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020 tại tỉnh Hà Tĩnh

Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm từ việc tổ chức thực hiện đề án của các địa phương, cũng như trong thời gian qua Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện khá thành công các đề án do UBND tỉnh giao đầu mối chủ trì. Do vậy, trong thực hiện Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020 tại Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình để thực hiện tốt Đề án, cụ thể là:

- Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện đề án đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu hợp lý. Lựa chọn cán bộ có trách nhiệm, nhiệt tình tâm huyết, có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm. Phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên, đồng thời xây dựng quy chế hoạt động của Ban Điều hành Đề án cấp tỉnh đảm bảo có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên.

- Chú trọng đến công tác lập kế hoạch thực hiện hàng năm, kế hoạch theo giai đoạn để xây dựng được kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, khả thi và tính logic, đảm bảo triển khai được đồng bộ, thông suốt. Đồng thời thường xuyên rà soát, đánh giá và chủ động điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Xây dựng được hệ thống các văn bản hướng dẫn rõ ràng, khoa học, đầy đủ và cụ thể để việc tổ chức thực hiện Đề án được triển khai một cách đồng bộ từ tỉnh đến địa phương.

- Quan tâm công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho các thành viên trong bộ máy tổ chức thực hiện Đề án cấp tỉnh.

- Chú trọng đến công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, về nội dung, mục tiêu và ý nghĩa của Đề án.

- Chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án với các hoạt động khác của Tỉnh đoàn cũng như của các địa phương.

- Cần tranh thủ sự hỗ trợ và chỉ đạo tích cực của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án, đồng thời tranh sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào tổ chức thực hiện Đe án.

- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát liên ngành, đánh giá; tổ chức sơ/tổng kết biểu dương, khen thưởng những điển hình tiêu biểu trong thực hiện

Đề án. Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 TẠI TỈNH ĐOÀN HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)