Giải pháp hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện Đề án

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỐ CHỨC THỰC THI ĐỀ ÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐÉN NĂM 2020

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện Đề án

- Chỉ đạo Ban Thanh niên nông thôn, công nhân & đô thị Tỉnh đoàn là ban phụ trách điều hành Đề án tại tỉnh Hà Tĩnh, xây dựng quy định chế độ báo cáo thường xuyên, đặc biệt căn cứ tiêu chí để đánh giá chuẩn xác việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án để báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

- Xây dựng hệ thống thông tin 2 chiều: hướng dẫn, chỉ đạo từ cấp trên và báo cáo kết quả công tác triển khai về các nội dung hoạt động trong Đề án từ cấp cơ sở đến Trung ương.

- Xây dựng được Bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá thực hiện Đề án.

- Tổ chức các diễn đàn tư vấn, đối thoại với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo địa phương, Thường trực Tỉnh đoàn với đoàn viên, thanh niên.

- Định kỳ thành lập các đoàn làm công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các nội dung của Đề án tại địa phương, cơ sở.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

b. Hoàn thiện việc kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án

Đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá sự thực hiện của Đề án nhất thiết phải căn cứ vào mục tiêu, xem xét kết quả đạt được và hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Tham mưu xây dựng bộ phận giám sát độc lập đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện Đề án, tác động của các chính sách đối với đối tượng đoàn viên, thanh niên.

Tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá định kỳ theo kế hoạch.

c. Về điều chỉnh Đề án

Vì Đề án do Trung ương Đoàn tham mưu xây dựng được Chính phủ phê duyệt, do vậy ban chuyên môn phụ trách cũng như Ban Thường vụ Tỉnh đoàn không thể tự điều chỉnh mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, có thể lựa chọn các nội dung phù hợp để triểm khai tại địa phương. Nắm bắt, tổng hợp các vấn đề còn vướng mắc, khó thực hiện như vấn đề phối hợp, tổ chức bộ máy, kinh phí thực hiện… để kiến nghị với Ban Bí thư Trung ương Đoàn đề xuất với Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

d. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện và đổi mới

Việc hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện Đề án là một quá trình thường xuyên liên tục cho phù hợp với sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tiễn của địa phương. Do đó trong quá trình thực hiện thì các sáng kiến hoàn thiện và đổi mới có vai trò rất quan trọng và góp phần không nhỏ để Đề án thành công. Đặc biệt đề cao tinh thần sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén, kiên trì vận động thuyết phục cấp trên và thường xuyên trau dồi kỹ năng thuyết phục, vận động.

Tổ chức học tập, chia sẻ những cách làm hay nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án.

Trong quá trình thực hiện quan tâm khen thưởng xứng đáng bằng vật chất, tinh thần cho các tập thể, cá nhân có những sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong quá trình thực hiện Đề án.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

3. Kiên nghị các điêu kiện đê thực hiện giải pháp a) Đối với UBND tỉnh Hà Tĩnh:

- Cần xác định việc tổ chức thực thi Đề án là nhiệm vụ của các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất ở địa phương, để từ đó UBND tỉnh Hà Tĩnh có phương hướng, quyết tâm và các giải pháp chỉ đạo quyết liệt; ưu tiên tập trung mọi nguồn lực và có giải pháp, cơ chế để huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới.

- Đề nghị hàng năm có văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì theo dõi, đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương, cơ sở.

- Đề nghị bố trí nguồn ngân sách riêng cho tổ chức Đoàn thanh niên trong việc tổ chức thực thi Đề án nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính chiều sâu của hoạt động cụ thể, không mang tính chất phong trào.

b) Đối với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Hàng năm, xây dựng Chương trình phối hợp với các bộ, ngành như: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động, Thương binh & xã hội…để tạo tính pháp lý, khoa học, đồng bộ cho tổ chức Đoàn thanh niên các tỉnh, thành phố xây dựng chương trình phối hợp với các sở, ban ngành địa phương nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án.

- Nghiên cứu và có hướng dẫn cụ thể việc lồng ghép các Chương trình, dự án khác đang và sẽ triển khai ở nông thôn để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới.

- Tạo nguồn vốn và hướng dẫn cụ thể, để các ngân hàng thương mại có điều kiện thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án cụ thể, rõ rang, dễ triển khai thực hiện sát với thực tiễn và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Cần có những cơ chế, giải pháp, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với thanh niên khu vực nông thôn,...

- Hàng năm, tổng kết đánh giá để kịp thời có những chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)