Giải pháp hoàn thiện chỉ đạo thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỐ CHỨC THỰC THI ĐỀ ÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐÉN NĂM 2020

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chỉ đạo thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí

a. Truyền thông và tư vấn.

Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức là thế mạnh của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp. Trước hết phải cho người dân thấy được những lợi ích tích cực mà xây dựng nông thôn mới mang lại bên cạnh đó là tuyên truyền cho người dân biết về nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong việc cùng nhà nước xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Người dân phải không ngừng nỗ lực chung tay góp sức với nhà nước thực hiện xây dựng nông thôn mới, không những đóng góp công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy nếu có áp đặt cho người dân không để cho người dân được tham gia bàn bạc, quyết định thì sẽ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được trách nhiệm lớn lao của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới có khả năng thành công.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả của nông thôn mới thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới. Đối với đội ngũ cán bộ đoàn, công tác tuyên truyền tốt cũng sẽ cung cấp cho họ nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích để vận động sáng tạo vào điều kiện cụ thể của từng cấp bộ Đoàn. Trong thời gian tới cần đổi mới, bổ sung hoàn thiện theo hướng sau đây:

- Tham mưu cho Ban điều hành Đề án xây dựng kế hoạch và nội dung tuyên truyền tổng thể cho cả giai đoạn và cho từng năm, giao trách nhiệm cho các phòng, ban liên quan phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở tỉnh và địa phương tổ chức tuyên truyền theo kế hoạch.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng kịp thời các mô hình hiệu quả, cách làm hay và điển hình tiêu biểu trong thực hiện Đề án.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về việc thực hiện Đề án trên hệ thống website, trang mạng xã hội của Tỉnh đoàn, các huyện, thị, thành Đoàn, đoàn trực thuộc. Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng các tài liệu truyền thông thì chú trọng xây dựng các tờ rơi, tờ gấp với nội dung ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu với các hình ảnh sinh động, phong phú đến 100% cơ sở Đoàn các cấp.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đặc biệt ở cấp cơ sở.

- Tùy điều kiện của từng địa phương, đối tượng mà có hình thức truyền thông phù hợp: Lồng ghép các hoạt động truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, liên chi đoàn; tổ chức các diễn đàn tư vấn, đối thoại; thông qua các cuộc thi, các buổi tuyên truyền lưu động…

- Ngoài ra hàng năm tổ chức đánh giá kết quả hoạt động tuyên truyền để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, nội dung, hình thức tuyên truyền và đưa ra sáng kiến sáng tạo mới.

b. Hoàn thiện thực hiện các kế hoạch thực hiện Đề án

Đây là giai đoạn quan trọng được xác định là công cụ đặc biệt để đưa Đề án vào thực tiễn. Vì vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh cần triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể, làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn và tổ chức Đoàn các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức Đoàn trực thuộc. Đồng thời nhận diện những thuận lợi, khó khăn, những yêu cầu kiến nghị, đề xuất đối với Trung ương Đoàn và UBND tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cần nghiên cứu kỹ và chỉ đạo chặt chẽ các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc để các kế hoạch được triển khai theo đúng lộ trình. Theo đó cũng đòi hỏi các phòng, ban chuyên môn được phân công tổ chức thực hiện kế hoạch phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết nhiệt tình, năng động, sáng tạo thì kế hoạch mới thành công. Kế hoạch phải thực hiện đúng tiến độ, đúng thời điểm, đúng đối tượng.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng cần phân công rõ trách nhiệm thực hiện, theo dõi, giám sát từng phần công việc cho từng phòng, ban chuyên môn và cá nhân phụ trách.

Có kế hoạch kêu gọi, vận động nguồn lực, làm tốt công tác xã hội hóa hỗ trợ việc thực hiện Đề án trong thời gian tới.

Tăng cường các hoạt động tham quan thực tế, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án với các tỉnh, thành bạn để đội ngũ cán bộ thực hiện Đề án tại tỉnh Hà Tĩnh có thêm kiến thức, kinh nghiệm tổ chức thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao.

c. Hoàn thiện về công tác phối hợp

Đây là một trong những điều kiện quan trọng để Đề án thành công, vì Đề án liên quan đến nhiều ngành chức năng như: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục… Do vậy việc phối hợp cần hòa thiện theo hướng:

- Chủ động, tích cực tham mưu Chương trình phối hợp theo từng giai đoạn hoặc theo từng năm với các sở, ban, ngành liên quan theo nội dung của Đề án và theo sự phân công của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự phối kết hợp triển khai các hoạt động tại địa phương.

- Tạo uy tín của tổ chức Đoàn các cấp thông qua việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động để các sở, ban, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao kết quả thực hiện và thấy được vai trò,vị trí của tổ chức Đoàn các cấp có thể đảm đương các chương trình, hoạt động lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Công tác phối hợp phải được thực hiện tốt ở tất cả các khâu:

+ Phối hợp trong xây dựng, thẩm định kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2017 – 2020, đồng thời tránh tình trạng chồng chéo giữa các kế hoạch và kế hoạch không khả thi với điều kiện thực tế.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

+ Có cơ chế phối hợp trong việc thông tin báo cáo của các đơn vị thực hiện về Ban chuyên môn phụ trách điều hành Đề án; phối hợp trong việc chia sẻ thông tin tránh trường hợp số liệu báo cáo không thống nhất và tránh việc xây dựng quá nhiều loại báo cáo về việc thực hiện Đề án gây lãng phí thời gian và nguồn lực.

+ Phối hợp trong việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án thông qua việc giao trách nhiệm cụ thể cho từng ban chuyên môn phụ trách thực hiện việc giám sát, đánh giá từng hoạt động của Đề án.

d. Hoàn thiện về phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Tham mưu hoàn thiện công tác hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu của Đề án, cụ thể:

- Tham mưu hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giành phần đất để phát triển các dịch vụ hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng vùng kinh tế mới tại các đơn vị cấp II của Tỉnh đoàn: Tổng đội TNXP xây dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn, Tổng đội TNXP xây dựng kinh tế Phúc Trạch, Làng Thanh niên lập nghiệp Tây Kỳ Anh.

- Đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tiếp cận các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của địa phương; các nguồn vốn ưu đãi của tổ chức Đoàn như Quỹ Quốc gia về việc làm Trung ương Đoàn, Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh Hà Tĩnh xây dựng các mô hình phát triển kinh tế thanh niên, định hướng thanh niên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, thông qua đó nâng cao chất lượng đoàn kết tập hợp thanh niên tại địa phương, cơ sở.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Sở Khoa học & Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh… tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, hướng dẫn thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên nhằm giúp đỡ đoàn viên, thanh niên nông thôn nâng cao kiến thức lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

- Thành lập các Câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế tại địa phương tạo sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế vùng miền.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

e. Hoàn thiện về vận hành ngân sách

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là công tác xã hội hóa các nguồn lực. Do vậy trong thời gian tới:

- Tiếp tục tham mưu xây dựng văn bản đề nghị UBND tỉnh quan tâm tạo điều kiện phân bổ nguồn kinh phí phù hợp để triển khai thực hiện các hoạt động theo từng năm.

- Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hàng năm chủ động xây dựng Chương trình, kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động để có được nguồn ngân sách phân bổ ngay từ đầu năm, đảm bảo thực hiện nội dung các hoạt động.

- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, nhất là việc xã hội hóa kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn thông qua tổ chức các sự kiện.

- Bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án một cách hợp lý, có cơ chế, giải pháp để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)