Thực trạng chỉ đạo thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 65 - 74)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI ĐỀ ÁN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH HÀ TĨNH

2.2. Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020

2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực thi Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham

2.3.2.1. Thực trạng truyền thông và tư vấn

Năm 2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Qua việc phát động phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu bằng trí tuệ, tiền của, công sức của mình đóng góp hưởng ứng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Ủy ban MTTQ tỉnh với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, “Ngày vì người nghèo”; Hội Cựu chiến binh tỉnh với phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, “Cựu chiến binh gương mẫu”; Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh với phong trào

“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”,

“Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”, cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không - 3 sạch”; Hội Nông dân tỉnh với phong trào “Hộ nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói, giảm ngèo và làm giàu chính đáng”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh”; Tỉnh đoàn Hà Tĩnh với phong trào “Tuổi trẻ chung sức xây dựng nông thôn mới”, “5 xung kích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; Liên đoàn lao động tỉnh với phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

Các cấp bộ Đoàn đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới cho Đoàn viên thanh niên và người dân qua hệ thống báo, đài, Website, mạng xã hội của các cấp bộ Đoàn, Cuốn thông tin thanh niên, biên soạn và in ấn các tài liệu, băng đĩa tuyên truyền phát đến tận các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh. Xây dựng nội dung, hướng dẫn sinh hoạt Đoàn gắn với tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, phổ biến các chủ trương, chính sách, cơ chế ưu đãi của địa phương, của tỉnh:

- Chỉ đạo 100% các cơ sở Đoàn phối hợp với các Hội, Đoàn thể tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

- Biên soạn và in hơn 2.000 cuốn “Sổ tay hướng dẫn Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Nông thôn mới” với các nội dung cụ thể, trực quan về các mô hình

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

điển hình, các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh, của địa phương, phát hành 500 đĩa CD, 1.000 Cuốn “Sổ tay tuyên truyền xây dựng “Xã ba không”

phát tới tận các cơ sở Đoàn.

- Phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, tuyên truyền Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã trong toàn tỉnh, từ năm 2012 đến nay đã tổ chức hơn 150 buổi tại các xã thu hút đông đảo ĐVTN và nhân dân tham gia, đồng thời chỉ đạo 100% cơ sở Đoàn thành lập và duy trì hoạt động các Đội tuyên truyền lưu động về xây dựng Nông thôn mới.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí, tài liệu tổ chức gần 800 lớp tập huấn cho hơn 120.000 đoàn viên thanh niên tại các cơ sở Đoàn về nội dung Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, chuyển giao Khoa học kỹ thuật, khởi sự doanh nghiệp,Luật hợp tác xã…

- Phối hợp tổ chức hơn 900 buổi tư vấn, tọa đàm về nghề nghiệp việc làm cho gần 200.000 ĐVTN; đào tạo nghề cho 5.000 đoàn viên thanh niên; giới thiệu, giải quyết việc làm cho hơn 22.000 thanh niên.

- Xây dựng, lắp đặt hơn 600 Bảng tin “Khoa học kỹ thuật và việc làm thanh niên” treo tại các hội quán, nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố, các điểm sinh hoạt cộng đồng trên toàn tỉnh qua đó cung cấp cho ĐVTN và bà con nhân dân kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt một số loại cây, con mang lại hiệu quả kinh tế cao, giới thiệu các mô hình hay; cung cấp các thông tin tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo nghề,…

Công tác tuyên truyền, tập huấn được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đặc biệt coi trọng đã góp phần rất quan trọng giúp đoàn viên,thanh niên và nhân dân trong tỉnh có nhận thức đúng về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên, tạo động lực to lớn biến Chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Bảng 2.8. Tập huấn nông thôn mới cho ĐVTN Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2017 Số lớp Số cán bộ được đào tạo, tập

huấn, tuyên truyền (người) Kinh phí (triệu đồng)

Tổn g số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp huyệ

n

Cấp cơ sở

Ngân sách Trung

ương

Ngân sách

địa phương

124 15 119 12.278 300 1.115 11.912 2.061 2.061

(Nguồn: Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2017, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức được 124 lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác xây dựng nông thôn mới với 12.278 lượt người tham dự, gồm các nội dung như: tập huấn về việc thực hiện Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020 đều do cán bộ các cấp trong tỉnh thực hiện nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách của trung ương, của tỉnh tới toàn thể nhân dân. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của cán bộ, nhân dân các cấp; các bước và các nguyên tắc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới....Hình thức tổ chức chủ yếu là hội nghị, tập huấn chuyên sâu, có sự trao đổi qua lại giữa người tuyên truyền, tập huấn và người nghe góp phần giúp người nghe hiểu sâu hơn về Đề án Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới và người tuyên truyền nhằm nắm bắt được thực tế tại địa phương.

Nhìn chung các lớp tập huấn đã nâng dần được nhận thức của cán bộ về quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, nội dung của Đề án. Nội dung tập huấn phù hợp với chương trình khung và các chuyên đề đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và sự quan tâm của cán bộ tỉnh, huyện,xã, bên cạnh đó dần hình thành được đội tuyên truyền viên NTM ở tuyến tỉnh.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

2.3.2.2. Thực trạng triển khai các kế hoạch thực hiện Đề án

- Có thể khẳng định, kế hoạch thực hiện Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2017 đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, tiếp tục tạo sự chuyển biến về chất lượng tổ chức Đoàn trên địa bàn nông thôn; tăng tỷ lệ tập hợp và đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, chăm lo việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho thanh thiếu niên ở nông thôn.

- Tạo ra phong trào thi đua sôi nổi giữa các cơ sở Đoàn, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, nhiều gương thanh niên điển hình. Trong đó, phong trào xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế thanh niên được quan tâm, chú trọng, từng bước thay đổi, khợi dậy niềm tinh thần lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Các hoạt động ngày càng cụ thể, đi vào chiều sâu, rõ nét, có điểm nhấn, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các nội dung, nhu cầu thực tiễn từ các địa phương, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Được Trung ương Đoàn đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, Tỉnh đoàn vinh dự được Trung ương Đoàn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng bằng khen trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; năm 2016, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới” giai đoạn 2011 - 2015.

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM của Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2017

TT Nhóm Kết quả đạt tiêu chí NTM

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

1 Nhóm 1 Số xã đạt chuẩn 19 t/c 7 19 30 26 33

2 Nhóm 2 Số xã đạt chuẩn 18 t/c 11 13 14 15 10

3 Số xã đạt chuẩn 17 t/c 12 14 20 15 12

4 Số xã đạt chuẩn 16 t/c 8 27 27 22 17

5 Số xã đạt chuẩn 15 t/c 13 25 16 17 14

6 Nhóm 3 Số xã đạt chuẩn 14 t/c 15 23 15 40 35

7 Số xã đạt chuẩn 13 t/c 25 17 10 38 35

8 Số xã đạt chuẩn 12 t/c 17 15 20 20 79

9 Số xã đạt chuẩn 11 t/c 13 15 20 21 0

10 Số xã đạt chuẩn 10 t/c 25 25 20 11 0

11 Nhóm 4 Số xã đạt chuẩn 09 t/c 30 20 21 10 0

12 Số xã đạt chuẩn 08 t/c 22 11 15 0 0

13 Số xã đạt chuẩn 07 t/c 11 11 7 0 0

14 Số xã đạt chuẩn 06 t/c 10 0 0 0 0

15 Số xã đạt chuẩn 05 t/c 16 0 0 0 0

16 Nhóm 5 Số xã đạt chuẩn 04 t/c 0 0 0 0 0

17 Số xã đạt chuẩn 03 t/c 0 0 0 0 0

18 Số xã đạt chuẩn 02 t/c 0 0 0 0 0

19 Số xã đạt chuẩn 01 t/c 0 0 0 0 0

(Nguồn: VPĐP xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh) - Năm 2017 toàn tỉnh hiện có 115 xã đạt 19/19 tiêu chí (bằng 48,93% tổng số xã). Trong đó, 26 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 và 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

- Không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí (Năm 2016 có 10 xã đạt 9 tiêu chí).

Hà Tĩnh hiện chưa có huyện nông thôn mới và đang phấn đấu trong giai đoạn 2017-2020 có huyện 7/10 huyện đạt nông thôn mới.

Bảng 2.10: Kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng NTM của Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2017

STT Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Quy hoạch 1 3 97 97 97

2 Giao thông 1 3 6 21 95

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

3 Thủy lợi 8 11 28 49 96

4 Điện 94 94 97 97 97

5 Trường học 33 33 46 48 92

6 CSVC văn hóa 5 5 34 38 93

7 Chợ nông thôn 69 69 69 72 97

8 Bưu điện 86 86 96 97 97

9 Nhà ở dân cư 81 81 95 97 97

10 Thu nhập 21 25 54 52 85

11 Tỷ lệ hộ nghèo 12 14 24 41 85

12 Tỷ lệ lao động có việc làm 17 39 97 97 97

13 Hình thức TCSX 91 91 91 92 97

14 Giáo dục 49 49 82 93 97

15 Y tế 39 39 49 51 93

16 Văn hóa 58 58 23 53 90

17 Môi trường 13 13 39 46 90

18 Hệ thống chính trị 74 74 77 78 96

19 AN-TT-XH 91 91 83 87 97

Qua bảng 2.10 ta thấy, từ năm 2013 đến năm 2017 nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí về quy hoạch, điện, chợ nông thôn, bưu điện, tỷ lệ lao động có việc làm…đây vốn là các tiêu chí ngay từ đầu được đánh giá là thế mạnh, có khả năng hoàn thành nhanh chóng của Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, các tiêu chí khác cũng đang ở mức cơ bản hoàn thành, chỉ còn lác đác một vài xã với vài tiêu chí như y tế, văn hóa, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo…còn chưa đạt.

2.3.2.3. Thực trạng phối hợp hoạt động

Công tác phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Đề án giữa các cấp bộ Đoàn với các cơ quan, ban, ngành cùng cấp đã được thực hiện, có sự thống nhất chỉ đạo theo ngành dọc và phối hợp triển khai Đề án tại các cấp.

Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng phối hợp công tác tổ chức tập huấn phổ biến các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

thôn; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại…nâng cao đời sống nông dân nông thôn; phối hợp hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để triển khai Chương trình nông thôn mới; phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Chương trình, dự án, kế hoạch liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn. Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế thanh niên, chú trọng các mô hình sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng hàng hóa đạt hiệu quả cao.

Sở Tài chính giúp Phối hợp tham mưu xây dựng kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế phục vụ triển khai tổ chức hoạt động của Đề án; Phối hợp hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện Đề án; bố trí kinh phí hoạt động; đôn đốc giải ngân, thanh quyết toán vốn thực hiện Đề án.

Sở Lao động, Thương binh & Xã hội phối hợp tổ chức các hội nghị tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Bên cạnh các Sở, Ban, Ngành thì phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng tích cực tham gia vào công tác tổ chức các hoạt động xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì triển khai cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM, đóng vai trò tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu sâu và chính xác bản chất của Chương trình NTM, đồng thời cũng góp phần đáng kể trong việc vận động người dân đóng góp sức người, sức của trong xây dựng NTM. Hội Nông dân tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, huy động nguồn lực, dồn điền đổi thửa. Thông qua Hội nông dân tỉnh, các phong trào như nông dân thi đua giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng mà tiêu chí NTM liên quan đến nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo từ đó cũng có bước tiến bộ vượt bậc. Hội Cựu chiến binh lại là cơ quan đi đầu trong việc phối hợp thực hiện công tác dân vận, thông qua uy tín và tầm ảnh hưởng của các cựu chiến binh mà nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội nhiều địa phương trở thành nhiệm vụ thường xuyên.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

2.3.2.4. Thực trạng phán đoán và giải quyết xung đột

Trong quá trình thực thi Đề án Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới đôi khi cũng có những bất đồng ý kiến giữa các cán bộ đoàn làm nông thôn mới trong cách giải quyết công việc, hay giữa người dân với cán bộ do người dân chưa hiểu hết chủ trương, chính sách của Nhà nước hoặc do các cán bộ chưa giải thích triệt để chủ trương. Cụ thể, xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới trong năm sẽ có sự kiểm tra, rà soát lại thực trạng xem có khả năng về đích thật hay chưa. Xã nào được chọn về đích năm đó sẽ được cung cấp một lượng vốn rất lớn, cũng như huy động lực lượng đoàn viên thanh niên hỗ trợ ngày công để tiến hành xây dựng cơ bản các công trình thuộc tiêu chí nông thôn mới như trụ sở UBND xã, trạm y tế…Do đó cán bộ đoàn cấp tỉnh cần phải thật công tâm trong việc điều động, chi viện lực lượng thanh niên tình nguyện hỗ trợ ngày công giúp địa phương hoàn thiện các tiêu chí, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát nhất, đúng đắn nhất về nhu cầu lực lượng hỗ trợ còn thiếu của từng xã, tránh tình trạng thiếu công bằng. Xung đột cũng xảy ra trong quá trình thực thi, người dân không đồng tình trong việc huy động vốn góp, lấy đất làm đường,…hay không thống nhất trong việc lấy ý kiến người dân về các tiêu chí đã đạt NTM của địa phương. Để giải quyết mâu thuẫn liên quan đến quần chúng nhân dân thì tổ chức đoàn các cấp cần làm tốt công tác dân vận và phải có dự đoán trước những khả năng có thể xảy ra, không ép buộc dân, cần làm đúng chủ trương chính sách của Nhà nước.

2.3.2.5. Thực trạng phát triển hệ thống cung cáp các dịch vụ hỗ trợ

Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh gắn liền với tái cơ cấu nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nâng cao thu nhập cho thanh niên nông thôn được triển khai thông qua sự phối kết hợp giữa tổ chức Đoàn các cấp với các ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp…các dịch vụ về tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư xây dựng Chương trình nông thôn mới tại các địa phương. Bên cạnh đó, sự hợp tác cùng phối hợp triển khai các dự án xây dựng nông thôn mới và công tác an sinh xã hội, xây dựng cơ sở

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Ths Tổ Chức Thực Thi Đề Án Đoàn Tncs Hồ Chí Minh Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới Giai Đoạn 2013 2020 Tại Tỉnh Hà Tĩnh.pdf (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)