Nội dung của đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế vào thị trường thái lan của công ty cổ phần bio med (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

2.2. Một số vấn đề lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu

2.2.3. Nội dung của đẩy mạnh xuất khẩu

Đẩy mạnh xuất khẩu về mặt lƣợng là việc doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động nhằm gia tăng sản lƣợng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu của mình. Để nâng cao sản lƣợng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện các phương án như: Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu; Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu; và mở rộng quy mô sản xuất.

Việc nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa mặt hàng giúp đánh vào tâm lý khách hàng, đáp ứng thị hiếu tại các quốc gia khác nhau, tạo ra nhiều sự lựa chọn trong việc mua hàng, từ đó làm tăng sản lƣợng bán ra của doanh nghiệp. Ngoài việc khai thác tốt thị trường hiện tại, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc đưa những sản phẩm hiện tại và những sản phẩm mới của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới để mở rộng quy mô kinh doanh và phân tán rủi ro.

15

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu về mặt lượng:

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt hàng tham gia xuất khẩu đƣợc thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá đƣợc doanh số bán hàng xuất khẩu trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh đƣợc mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia nào.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nào càng cao thì thể hiện các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp với mặt hàng đó càng thành công. Ngƣợc lại, kim ngạch xuất khẩu càng thấp, lƣợng ngoại tệ thu về ít thì việc đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp chƣa đƣợc chú trọng và đẩy mạnh.

- Công thức tính kim ngạch xuất khẩu: M = P x Q.

Trong đó:

M: Kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó P: Giá bán mặt hàng đó trên thị trường xuất khẩu Q: Số lƣợng hàng hóa xuất khẩu

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm là chỉ tiêu chung đánh giá việc đẩy mạnh xuất khẩu. Khi tốc độ tăng trưởng kim ngạch dương thì chứng tỏ doanh nghiệp xuất khẩu đã áp dụng những phương án, chính sách xuất khẩu đúng đắn, và ngƣợc lại khi kim ngạch năm đó giảm so với năm trước chứng tỏ doanh nghiệp cần đầu tư chú trọng vào hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của mình.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu:

Trong đó:

G: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu của năm i.

: Kim ngạch xuất khẩu của năm (i-1)

16

Nếu nhƣ G > 0 thì có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu năm i tăng lên so năm (i- 1) điều đó chứng tỏ các biện pháp đƣợc áp dụng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đã đem lại hiệu quả và ngƣợc lại nếu nhƣ G < 0 thì chứng tỏ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mà công ty áp dụng không đem lại hiệu quả

Sản lượng hàng hóa xuất khẩu

Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu là một chỉ tiêu phản ánh khối lƣợng hàng hóa được doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Sản lượng hàng hóa càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tƣ thành công vào việc mở rộng quy mô sản xuất và trình độ sản xuất cao.

Mức tăng trưởng sản lượng xuất khẩu được đánh giá dựa vào hai chỉ tiêu: Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu và Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng xuất khẩu

- Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu: ∆Q = Trong đó:

∆Q: Số lƣợng tăng tuyệt đối của sản lƣợng xuất khẩu kỳ hiện tại so với kỳ gốc

: Sản lƣợng hàng xuất khẩu ở kỳ hiện tại : Sản lƣợng hàng xuất khẩu ở kỳ gốc

Giá trị của ∆Q càng lớn thể hiện sự tăng lên càng mạnh sản lƣợng hàng xuất khẩu.

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng xuất khẩu

Trong đó:

g: Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng xuất khẩu

∆Q: Số lƣợng tăng tuyệt đối của sản lƣợng xuất khẩu kỳ hiện tại so với kỳ gốc

: Sản lƣợng hàng xuất khẩu ở kỳ gốc

Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng xuất khẩu nhanh hay chậm thể hiện hiện trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độ xuất

17

khẩu hàng hóa đang bị chững lại. Còn tốc độ tăng trưởng tăng thể hiện sự bứt phá trong hoạt động xuất khẩu.

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Để mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lƣợng sản phẩm, doanh nghiệp cần mở rộng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Điều kiện để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất, xuất khẩu đƣợc tiến hành một cách liên tục là nguồn vốn của doanh nghiệp cần ổn định và đƣợc dùng một cách đúng mục đích, số lƣợng. Do đó, doanh nghiệp tăng vốn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

Tốc độ tăng trưởng số lượng đối tác

Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đƣợc phản ánh qua số lƣợng đối tác tăng hàng năm. Doanh nghiệp xuất khẩu càng có uy tín cao thì sẽ càng có nhiều bạn hàng, đặc biệt là những bạn hàng lớn và lâu năm.

Công thức tính tốc độ tăng số lượng đối tác mới bình quân:

Trong đó:

H: Tốc độ tăng số lƣợng đối tác thực mới bình quân : Số lƣợng đối tác thực mới hàng năm n: Số năm trong giai đoạn

Nếu H > 0 tức là doanh nghiệp đang ngày càng có thêm nhiều đối tác mới hay là hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả. Nếu H < 0 tức là số đối tác mới của doanh nghiệp nhỏ hơn số đối tác cũ mà doanh nghiệp đã có, hay nói cách khác hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả kém.

2.2.3.2. Đẩy mạnh xuất khẩu về mặt chất

Những thị trường khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về mẫu mã, kiểu dáng, và những tiêu chuẩn khác nhau về từng dòng sản phẩm. Vì vậy, trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, ngoài việc đẩy mạnh sản lƣợng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng đủ những quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu của từng quốc gia và không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ trong và ngoài nước sở tại.

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu về mặt chất:

18

Sự thay đổi về chất lượng hàng hóa xuất khẩu

Phát triển xuất khẩu hàng hóa không thể tách rời việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng hàng hóa không ngừng được nâng cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị và giá trị sử dụng cho sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín.

Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng tầm giá trị doanh nghiệp, tạo lập tên tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng.

Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, xu hướng phổ biến của các doanh nghiệp là thay thế xuất khẩu các mặt hàng gia công, chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm cầu kỳ hơn, chất lƣợng hơn, đòi hỏi nhiều chất xám và sáng tạo với giá trị gia tăng cao.

Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đƣợc biểu hiện qua sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường cụ thể trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu.

Sự chuyển dịch phương thức xuất khẩu

Cơ cấu phương thức xuất khẩu phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu bằng phương thức nào đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay xuất khẩu hàng hóa gồm các phương thức xuất khẩu chủ yếu sau: Chiếm tỷ trọng lớn nhất là gia công chế biến xuất khẩu, tiếp đến xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ. Mục đích của sự chuyển dịch phương thức xuất khẩu là nâng cao hiệu quả, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm lớn hơn. Tuy nhiên thay đổi phương thức xuất khẩu cần phải phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu bên đặt hàng. Không thể nóng vội gây lãng phí trong việc đầu tƣ công nghệ sản xuất mới.

Lợi nhuận xuất khẩu: Phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu.

19

Lợi nhuận tiêu thụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong một giai đoạn nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất hoạt động tiêu thụ sản phẩm và được đo lường bằng: Tổng doanh thu – Tổng Chi phí.

Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại: Đo lường mức độ sử dụng nguồn lực trong việc đạt tới những mục tiêu xác định trước.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế vào thị trường thái lan của công ty cổ phần bio med (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)