CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
3.3. Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế sang thị trường Thái Lan của Công ty Cổ phần Bio-Med
3.3.2. Kết quả xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế sang thị trường Thái
3.2.2.1. Quy mô xuất khẩu
50
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng xuất khẩu của thị trường Thái Lan của Công ty CP Bio- Med giai đoạn 2020 - 2022 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP Bio-Med) Từ biểu đồ 3.1 có thể thấy trong giai đoạn 2020 - 2021, Công ty CP Bio-Med đang đẩy mạnh mở rộng thị trường phân phối tại Thái Lan. Tỷ trọng hoạt động tại thị trường Thái Lan có sự tăng lên đáng kể qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 tỷ trọng mới chỉ chiếm 3.4% thì tới năm 2022 đã đạt 5.8%. Theo đà tăng trưởng như hiện tại, thì tỷ trọng hoạt động tại Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là sự mở rộng quy mô thị trường hoạt động của Công ty tại thị trường Thái Lan và mở rộng số lượng mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2020, Công ty mới chỉ hợp tác với Bệnh viện Central General Hospital. Đến nửa cuối năm 2021, Công ty đã mở rộng hợp tác thêm với Bệnh viện Phyathai. Công ty vẫn luôn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm đối tác tại thị trường Thái Lan, và đến giữa năm 2022, Công ty đã trở thành một trong những đối tác của Bệnh viện Vejthani. Hiện tại, Công ty đang phân phối độc quyền một số mặt hàng cho 3 bệnh viện này tại thị trường Thái Lan.
3.2.2.2. Mặt hàng xuất khẩu
3.4
4.7
5.8
0 1 2 3 4 5 6 7
2020 2021 2022
51
Bảng 3.9. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Thái Lan của Công ty CP Bio- Med giai đoạn 2020 - 2022 (Đơn vị: %)
Sản phẩm 2020 2021 2022
1. Mảng Sinh học phân tử 100 100 100
Hệ thống xét nghiệm realtime PCR tự động Alinity m
28.84 31.22 33.41
Hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm Sars- CoV-2
63.12 52.70 38.16
Hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HCV 0 4.46 10.50 Hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HPV 8.04 11.62 17.93
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP Bio-Med) Giai đoạn 2020 - 2022, Công ty CP Bio-Med mới chỉ xuất khẩu các mặt hàng thiết bị và vật tƣ y tế trong mảng Sinh học phân tử, cụ thể là các hệ thống xét nghiệm và hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HCV, HPV và Sars-CoV-2.
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có sự chênh lệch lớn. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty sang thị trường Thái Lan là hệ thống xét nghiệm và hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm Sars-CoV-2 (luôn chiếm tỷ trọng cao nhất). Nguyên nhân là do giai đoạn 2020 - 2022 đại dịch Covid diễn biến phức tạp, nhu cầu xét nghiệm Sars-CoV-2 tăng cao đột biến trên thế giới nói chung và tại Thái Lan nói riêng, nên Công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu số lƣợng lớn mặt hàng hệ thống xét nghiệm và hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm Sars-CoV-2 sang thị trường Thái Lan.
Đến năm 2021, Công ty mới bắt đầu phân phối hệ thống xét nghiệm và hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HCV sang thị trường Thái Lan và tiếp tục đẩy mạnh phân phối hệ thống xét nghiệm và hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HPV. Tỷ trọng mặt hàng hệ thống xét nghiệm và hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HCV và HCV đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2021 - 2022. Cụ thể, ở giai đoạn 2021 - 2022, tỷ trọng mặt hàng hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HCV tăng 6.04%, tỷ trọng mặt hàng hóa chất phục vụ kỹ thuật xét nghiệm HPV
52
tăng 6.31%. Dự báo tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu sang Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới.
3.2.2.3. Hình thức xuất khẩu
Dưới đây là quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP Bio-Med theo đường hàng không sang Thái Lan:
Sơ đồ 3.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa theo đường hàng không sang Thái Lan của Công ty CP Bio-Med
(Nguồn: phòng Logistics Công ty CP Bio-Med) Bước 1: Ký kết hợp đồng ngoại thương
Bước đầu tiên để bắt đầu cho việc nhập khẩu là đàm phán ký kết hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài. Đây là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán lô hàng, và cần bao gồm những nội dung cần thiết, chẳng hạn nhƣ: Thông tin hàng hóa; Giá cả, thanh toán; Giao hàng; Đóng gói; Bảo hành; Khiếu nại ....
Nội dung chi tiết đƣợc 2 bên đàm phán và thống nhất cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá
Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Nhưng theo
B1: Ký kết hợp đồng ngoại thương
B2: Xin giấy phép xuất khẩu
B3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu và Kiểm tra chất
lƣợng hàng hóa
B4: Mua bảo hiểm hàng hoá B5: Thuê phương
tiện vận tải Bước 6: Làm thủ
tục hải quan
B7: Hãng hàng không chuyển hàng
B8: Làm thủ tục thanh toán
B9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
53
quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đƣợc quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh trong nước của mình không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ thương mại.
Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở cửa khẩu, cơ quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.
Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu và Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký.
- Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu.
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Vì thế chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng.
Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm thực hiện theo đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã ký kết.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kỹ mã hiệu hàng hoá.
Việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng hoá, vì hàng hoá đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Muốn làm tốt công việc đóng gói bao bì thì cần phải nắm vững đƣợc yêu cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng quy định trong hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao.
Kiểm tra chất lượng hàng hoá
Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lƣợng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng đƣợc đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng nhƣ tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán. Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu đƣợc tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất
54
khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.
Bước 4: Mua bảo hiểm hàng hoá
Chuyên chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu trong quá trình vận chuyển. Công ty có thể mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình tại các công ty bảo hiểm.
Bước 5: Thuê phương tiện vận tải
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phương tiện vận tải dựa vào căn cứ sau đây:
- Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở giao hàng số lƣợng nhiều hay ít.
- Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp…
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
Đây là quy bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này đƣợc tiến hành qua 3 bước:
- Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra. Nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện hàng hoá, nước nhập khẩu. Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như:
hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn đóng gói.
- Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải đƣợc sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát.
- Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan.
Bước 7: Hãng hàng không chuyển hàng
Đây là khâu dịch vụ của hãng hàng không. Họ sẽ dùng máy bay để chở hàng từ Việt Nam đến sân bay đích, trong nhiều trường hợp có thể cần chuyển tải hàng tại sân bay trung chuyển.
55
Hàng có thể đƣợc vận chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng, hoặc chở trong khoang hàng (nằm ở phần bụng) của máy bay chở khách, cùng khoang với hàng ký gửi.
Khi nhận hàng lên máy bay, hãng hàng không sẽ báo dự kiến thời gian đến sân bay đích, để người giao nhận biết và thông báo cho người nhận hàng chuẩn bị làm thủ tục cần thiết.
Bước 8: Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán bằng thƣ tín dụng (L/C)
Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thƣ tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở L/C đúng hạn đã thỏa thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó.
- Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng.
- Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù hợp với L/C về nội dung và hình thức.
Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khác hàng có sự vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó, trong trường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo .
Trong trường hợp doanh nghiệp bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trương kịp thời và có tình có lý.