Tổng quan thị trường thiết bị và vật tư y tế Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế vào thị trường thái lan của công ty cổ phần bio med (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

3.3. Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế sang thị trường Thái Lan của Công ty Cổ phần Bio-Med

3.3.1. Tổng quan thị trường thiết bị và vật tư y tế Thái Lan

Bảng 3.8. Kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm thiết bị y tế của Thái Lan giai đoạn 2020 - 2022 (Đơn vị: triệu USD)

Loại hình 2020 2021 2022

Tổng sản lượng địa phương 3,880 4,474 4,921

Xuất khẩu 2,716 3,259 3,584

Nhập khẩu 5,180 4,880 5,124

Cán cân 2,464 1,621 1,540

(Nguồn: Medical Devices Intelligence Unit (MEDIU), Thailand Office of Industrial Economics) Giai đoạn 2020 - 2022, cán cân xuất nhập khẩu của Thái Lan có sự giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19 và sự thay đổi chiến lƣợc phát triển kinh tế của Chính phủ Thái Lan.

46

Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan liên tục tăng lên trong giai đoạn 2020 - 2022, từ 2716 triệu USD năm 2020 lên 3584 triệu USD năm 2022. Xuất khẩu thiết bị y tế của Thái Lan năm sau tăng khoảng 22% so với năm trước, bởi vì Thái Lan là nhà sản xuất và xuất khẩu PPE lớn nhƣ găng tay phẫu thuật nitrile và khẩu trang phẫu thuật. Để đối phó với đại dịch Covid-19, các nhà sản xuất địa phương ở Thái Lan đã tăng cường sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan có sự biến động trong giai đoạn 2020 - 2022, tuy nhiên Thái Lan vẫn là quốc gia nhập siêu về sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế với kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan luôn ở mức xấp xỉ 5 tỷ USD.

Từ bảng 3.8 có thể thấy Thái Lan đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị và vật tƣ y tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thị trường y tế Thái Lan hiện nay.

3.3.1.1. Thị trường sản phẩm thiết bị và vật tư y tế Thái Lan

Thị trường thiết bị và vật tư y tế tại Thái Lan là thị trường cạnh tranh và phát triển. Thái Lan có ngành y tế phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế đƣợc đầu tƣ, chú trọng đến chất lƣợng và tiếp cận dịch vụ y tế và sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế chất lƣợng cao. Các bác sĩ, y tá và bệnh nhân đều đánh giá cao về chất lƣợng và hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ thiết bị và vật tƣ y tế tại Thái Lan.

Thái Lan ƣớc tính thu nhập hàng năm của các dịch vụ y tế đứng đầu ASEAN ở mức 4.5 tỷ USD và 2.5 tỷ bệnh nhân nước ngoài tìm kiếm điều trị y tế tại Thái Lan.

Trong ASEAN, Thái Lan là nước nhập khẩu và xuất khẩu thiết bị y tế lớn nhất theo giá trị.

Thị trường thiết bị y tế nội địa ở Thái Lan được đạt 2.0 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7.5% từ năm 2018 đến năm 2022 theo báo cáo do KPMG công bố dựa trên số liệu có nguồn gốc từ báo cáo của Fitch Solutions.

Thái Lan có 513 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thiết bị y tế vào cuối năm 2020. Trong số này, 28% là nhà sản xuất, tiếp theo là 23% nhà phân phối, 17%

nhà nhập khẩu, 9% nhà xuất khẩu, 8% nhà sản xuất phụ tùng và 7% nhà cung cấp dịch vụ. Phần lớn các nhà sản xuất Thái Lan (43%) sản xuất các thiết bị sử dụng

47

một lần, tiếp theo là các thiết bị bền (28%), dịch vụ hỗ trợ (6%), thuốc thử và bộ dụng cụ thử nghiệm (6%) và các thiết bị khác (11%). Người ta ước tính rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 80% đến 96% tổng số doanh nghiệp trong ngành thiết bị y tế của Thái Lan.

Theo thống kê của Cục Thương mại Quốc tế Thái Lan, sản phẩm thiết bị y tế đã chiếm tới 15% trong tổng giá trị các sản phẩm nhập khẩu của Thái Lan. Trong năm 2020, Thái Lan đã nhập khẩu sản phẩm thiết bị y tế trị giá 5.44 tỷ USD, tăng 29.5% so với năm 2019. Giá trị nhập khẩu tăng từ 557 triệu USD lên 962 triệu USD với các thiết bị sử dụng một lần và thiết bị y tế bền, nhƣ máy X - quang, thiết bị siêu âm, điện tâm đồ (ECG) và điện não đồ (EEG), chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất.

Nhập khẩu thiết bị y tế hàng đầu khác là thiết bị mắt, thiết bị chỉnh hình, thiết bị quang học và phần cứng bệnh viện,…

Với sự phụ thuộc của đất nước vào nhập khẩu các thiết bị y tế công nghệ cao, nhu cầu ngày càng tăng trong 3 loại/sản phẩm tiềm năng liên quan đến Medtech:

Nền tảng kỹ thuật số – AI, TeleHealth, thiết bị chẩn đoán sức khỏe đeo đƣợc - IOT, Thiết bị y tế – Robot y tế để sử dụng trong các bệnh viện tƣ nhân, ví dụ thiết bị để hỗ trợ vi phẫu và trong sản xuất và quản lý dƣợc phẩm, thiết bị hỗ trợ, thiết bị phục hồi chức năng, máy trợ thính, Implant &; Vật tư y tế - Mô hình in 3D, Ghép xương, Cấy ghép đầu gối, Cấy ghép nha khoa, Stent,…

3.3.1.2. Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế của Thái Lan Thái Lan là một quốc gia phát triển có nền y tế tiên tiến và thị trường thiết bị và vật tƣ y tế ở Thái Lan có quy mô lớn và đang phát triển. Do đó, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế của Thái Lan là khá lớn.

Theo Thư viện Thương mại Quốc tế (ITC), nhu cầu nhập khẩu sản phẩm y tế của Thái Lan tăng từ 4.9 Tỷ USD năm 2019 lên 5.5 Tỷ USD năm 2020, tăng 12.2%.

Trong đó, các thiết bị y tế chủ yếu bao gồm các sản phẩm nhƣ máy chụp X - quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa, giường bệnh, tủ lạnh y tế và các loại vật tư y tế nhƣ băng, gạc, kim tiêm, khẩu trang y tế...

Nhu cầu nhập khẩu thiết bị y tế lớn của Thái Lan chủ yếu khởi động nguồn từ nhu cầu phát triển y tế của nước này. Thái Lan đang chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển thông tin y tế thông qua các

48

chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng các sản phẩm y tế của dân số đang gia tăng và người dân Thái Lan ngày càng có nhận thức cao về việc chăm sóc sức khỏe và sử dụng các sản phẩm y tế đúng cách, điều này góp phần phần tăng cường nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thiết bị y tế từ các quốc gia khác nhau.

Thái Lan có dân số già, với 20% dân số đƣợc trên 60 tuổi vào năm 2022, và dự báo tăng lên 30% vào năm 2035. Sự thay đổi xã hội này đang tạo ra nhu cầu sắp xảy ra về các dịch vụ và cơ sở hỗ trợ phục vụ cho dân số ngày càng cao tuổi. Các nhà phát triển bất động sản đang hợp tác với các bệnh viện trong việc phát triển các dự án nhà ở chăm sóc người cao tuổi. Các bệnh viện công lớn đang phát triển cơ sở vật chất để phục vụ người cao tuổi. Do đó, nhu cầu đối với các thiết bị, sản phẩm và dịch vụ y tế liên quan để chăm sóc người cao tuổi sẽ ngày càng cao.

Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm y tế của Thái Lan tiếp tục tăng lên khoảng 5.9 tỷ USD. Theo thống kê của UN Comtrade, các loại sản phẩm đƣợc nhập khẩu nhiều nhất từ Thái Lan trong năm 2021 bao gồm đồ dùng y tế, vật dụng y tế và sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

Trong giai đoạn 2022 - 2023, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế của Thái Lan được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường QYResearch, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm y tế của Thái Lan sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong khoảng 5 - 6%.

Nhìn chung, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế của Thái Lan trong giai đoạn sắp tới đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

3.3.1.3. Thị trường nhập khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế chủ yếu của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm y tế hàng đầu và đƣợc công nhận trên thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm y tế không chỉ rơi vào phía xuất khẩu mà còn bao gồm cả nhu cầu sử dụng trong nước. Thái Lan nhập khẩu thiết bị y tế từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm các nước trong khu

49

vực châu Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, cũng nhƣ các nước phương Tây như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu và nhiều quốc gia khác.

Dưới đây là một số mặt hàng thiết bị y tế được nhập khẩu từ từng quốc gia:

+ Trung Quốc: Những sản phẩm chính đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm máy xạ trị, thiết bị siêu âm và vô cực, dụng cụ nha khoa, sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

+ Hàn Quốc: Thị trường y tế Thái Lan nhập khẩu sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thuốc viêm loét dạ dày, sản phẩm chăm sóc da, phục hồi da và làm đẹp từ Hàn Quốc.

+ Nhật Bản: Các sản phẩm chăm sóc da, dụng cụ y tế nhƣ ống nội soi, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm chăm sóc răng miệng đƣợc nhập khẩu từ Nhật Bản.

+ Mỹ: Thị trường y tế Thái Lan nhập khẩu các sản phẩm từ vật tư y tế như trang thiết bị phòng mổ, dụng cụ sinh học, các loại thuốc mới có tính năng chữa bệnh cao từ Mỹ.

+ Châu Âu: Các sản phẩm Châu Âu đƣợc nhập khẩu bao gồm máy kháng sinh đặc hiệu, các sản phẩm chăm sóc da công nghệ cao, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc chữa bệnh.

Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế của Thái Lan đang tăng cao khi nhu cầu y tế tại Thái Lan đang phát triển và yêu cầu sự phục vụ của các sản phẩm y tế cao cấp và chất lƣợng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế vào thị trường thái lan của công ty cổ phần bio med (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)