CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu
Môi trường chính trị - pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trong một môi trường nhất định đều phải chịu sự chi phối trực tiếp của luật quốc gia và luật quốc tế. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh quốc tế nói riêng. Đồng thời giữa các quốc gia với nhau cũng có những hiệp định thương mại nhằm tăng cường hợp tác. Các yếu tố pháp luật có thể tạo điều thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu bằng những chính sách ƣu đãi, hỗ trợ, nhƣng cũng có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu bởi các rào cản thương mại, sự bảo hộ doanh nghiệp nội địa. Vì thế, doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa được các ưu đãi của nhà nước và hạn chế tối thiểu các trở ngại.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế của thị trường nước ngoài có tác động lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp vì nó quyết định sự hấp dẫn thị trường xuất khẩu.
Môi trường kinh tế của các quốc gia là khác nhau vì vậy mức độ đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường cũng khác nhau.
Các nhân tố về kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, thu nhập quốc gia, quan hệ cung – cầu, sự ổn định của nền kinh tế. Mọi sự chuyển dịch trong nền kinh tế đều có tác động tích cực hay tiêu cực đến doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa - xã hội
Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kỵ riêng. Chúng được hình thành theo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn tới tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó. Tuy sự giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tâm lý tiêu dùng. Do vậy yếu tố văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Văn hóa của một quốc gia bao gồm: phong tục tập quán, ngôn ngữ, tôn giáo, lối sống, thói quen tiêu dùng và thị hiếu của người dân. Đây là những yếu tố có ảnh
24
hưởng sâu sắc đến những nhu cầu tiêu dùng của con người. Để thành công trên thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng, thị hiếu, tâm lý tiêu dùng của khách hàng đối với các sản phẩm.
Đối thủ cạnh tranh
Không một doanh nghiệp nào có thể độc chiếm thị trường, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nào cũng có đối thủ cạnh tranh. Chỉ khác là số lƣợng đối thủ ít hay nhiều, sức cạnh tranh mạnh hay tương đối mà thôi. Ngày nay, đối thủ cạnh tranh không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất cùng ngành hàng trong nước mà còn cả những doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp hiểu thị trường tốt hơn, học hỏi và rút kinh nghiệm từ mục tiêu, chiến lƣợc của đối thủ.
2.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố chủ quan là những nhân tố bên trong doanh nghiệp có tác động tới vấn đề xuất khẩu. Các nhân tố nhƣ bộ máy quản lý doanh nghiệp, khả năng vốn - tài chính, nhân tố con người, khoa học kỹ thuật, uy tín của doanh nghiệp… đều là những nhân tố quan trọng cho việc xuất khẩu. Việc hiểu rõ thực lực của mình nhằm hạn chế yếu điểm và phát huy ƣu điểm của doanh nghiệp sẽ giúp việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và có cơ hội thành công lớn.
Nguồn nhân lực và năng lực lãnh đạo
Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy đến cùng cũng là do con người và vì con người. Bởi vậy con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xét đến các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Con người có trình độ cao sẽ biết cách khai thác hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên nhƣ vốn, máy móc kỹ thuật, tài sản hữu hình...
Ban lãnh đạo là bộ phận chủ chốt, luôn đề ra phương hướng hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển đảng đề ra, đồng thời có trách nhiệm giám sát, quản lý thực hiện kế hoạch. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ lao động
25
chịu tác động đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, trực tiếp tác động đến tất cả các khâu trong sản xuất, trực tiếp tác động đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm.
Nhƣ vậy, nhân lực quyết định hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả nhất thiết phải quan tâm tuyển chọn đội ngũ lao động thực sự có năng lực, đồng thời chú trọng đến công tác quản lý nhằm tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp làm việc có hiệu quả.
Tiềm lực tài chính
Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tƣ có hiệu quả các nguồn vốn. Huy động đƣợc hết khả năng về vốn của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một phần vốn rất lớn không phải là vốn tự có mà là vốn vay. Do đó, khi đánh giá về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phải tính đến các khoản huy động vốn từ các nguồn khác nhau nhƣ vay tín dụng, thế chấp, tín chấp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Tài sản cố định nhƣ nhà xuống, máy móc sản xuất, trang thiết bị lọc doanh nghiệp đƣa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Yếu tố kỹ thuật công nghệ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngƣợc lại, nếu một doanh nghiệp không chú trọng và nâng cao công nghệ kỹ thuật của công ty mình thì doanh nghiệp đó sẽ bị tụt hậu, lỗi thời, dễ dàng bị đào thải và không thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Vị trí của doanh nghiệp được thể hiện qua thị phần, thương hiệu và khả năng chi phối của doanh nghiệp trên thị trường.
Điều này góp phần giúp cho doanh nghiệp có nhiều ƣu thế để cạnh tranh với các đối thủ khác và có khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng, kể cả các đối tác.
Vị thế của doanh nghiệp càng cao thì khả năng chi phối, chiếm lĩnh thị trường càng
26
lớn, giúp khách hàng có niềm tin vào doanh nghiệp và các sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra.
Chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế đảm bảo cho doanh nghiệp có thể xâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách thành công, hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh và tiết kiệm đƣợc các chi phí phát sinh.