Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế vào thị trường thái lan của công ty cổ phần bio med (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ Y TẾ VÀO THỊ TRƯỜNG THÁI LAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIO-MED

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Để đảm bảo đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế vào thị trường Thái Lan, ngoài sự nỗ lực của Công ty thì cần có sự nỗ lực của phía Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách:

Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường

Trên thực tế, công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước còn một số bất cập với diễn biến của hoạt động xuất khẩu, nhiều khi còn không ít thiếu sót và nhƣợc điểm cần khắc phục và giải quyết. Về lâu dài, các quy định về xuất nhập khẩu hiện hành phải đƣợc bổ sung, sửa đổi, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển thuận lợi. Hiện nay, ở Việt Nam , thủ tục xuất khẩu vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây lãng phí thời gian, công sức cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khi tỏ ra quan liêu, cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước cần hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu để giúp Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung giảm đƣợc chi phí và thời gian xuất nhập khẩu. Cụ thể:

+ Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật (luật thương mại, luật hàng hải…) minh bạch, rõ ràng về điều kiện kinh doanh, giới hạn trách nhiệm của các doanh nghiệp logistics.

+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt quy định mới, tiết kiệm thời gian, chi phí.

76

+ Đẩy mạnh triển khai mở rộng hải quan điện tử, rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, chi phí thông quan hàng hóa, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lưu kho bãi.

Thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho người xuất khẩu

Đây là chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung. Chính sách này cần đƣợc phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác, tuỳ theo từng thời kỳ, tạo tỷ giá hối đoái có lợi và không chênh lệch quá lớn so với giá thực tế trên thị trường. Mục đích phá giá đồng bản tệ là để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của đất nước và cải thiện cán cân đối ngoại. Về mặt lý thuyết, việc phá giá tiền tệ làm giảm nhập khẩu và xác lập một tỷ giá thuận lợi hơn cho tăng cường xuất khẩu. khó khăn chủ yếu ở đây là phải xác định một tỷ giá vừa đủ, nhưng cũng vừa ngắn để thu được một hiệu ứng có lợi cho ngoại thương và bảo toàn đƣợc đội ngũ bạn hàng. Thành công của biện pháp này đòi hỏi một loạt các chính sách đi kèm nhằm tạo điều kiện để chuyển những nhân tố tăng trưởng bên trong và bên ngoài và giữ cho nền kinh tế không "suy sụp" trong điều kiện lạm phát.

Từ quan điểm này, việc chọn thời điểm để phá giá tiền tệ là hết sức quan trọng.

Ngoài ra, điều chỉnh tỷ giá còn giảm lỗ cho những mặt hàng xuất khẩu bị lỗ, và một số mặt hàng đang bị lỗ chuyển thành có lãi. Thực tiễn trên một lần nữa khẳng định cần có một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý linh hoạt không nên cứng nhắc, luôn phải có sự điều chỉnh để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước.

Mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế

Cùng việc mở rộng các quan hệ song phương, tham gia ký kết các hiệp định thương mại, Nhà nước ta cần phải tham gia vào các mối quan hệ đa chiều của khu vực và trên thế giới theo phương thức đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ thương mại.

Tiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước khác vì quan hệ chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến thúc đẩy kinh tế. Do đó, duy trì những mối quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

77 4.3.2. Kiến nghị đối với Ngành

Dưới đây là một số kiến nghị đối với ngành y tế Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tƣ y tế của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng:

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Tăng cường đầu tư vào sản xuất, thiết bị, công nghệ, hệ thống quản lý để đạt đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế. Điều này sẽ giúp các sản phẩm y tế Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về tỷ suất lợi nhuận của thị trường quốc tế.

Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu

Tìm kiếm và khai thác các sản phẩm y tế mới để đề xuất xuất khẩu cho thị trường quốc tế, giúp đa dạng hóa mặt hàng và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Đẩy mạnh tiếp cận thị trường và quảng bá thương hiệu

Tăng cường quảng bá thương hiệu của y tế Việt Nam thông qua các hoạt động truyền thông, triển khai chiến lƣợc quảng bá, tạo ra những sự kiện hấp dẫn, quà tặng khuyến mãi với các đối tác quốc tế.

Hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, thông tin và định hướng phát triển. Điều này sẽ mở rộng mối quan hệ và giúp thị trường xuất khẩu y tế Việt Nam phát triển.

Tận dụng các thỏa thuận thương mại tự do và thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế

Hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, VJEPA,..

để giảm giá thành sản phẩm và tăng năng suất lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm

Kiểm soát kiểm tra và chứng nhận đối với sản phẩm y tế để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thiết bị và vật tư y tế vào thị trường thái lan của công ty cổ phần bio med (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)