CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu
Đặc điểm ngành
Đặc điểm của ngành bao gồm: sự ổn định của ngành, dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành, tốc độ thay đổi, sự biến động theo mùa hay chu kì, mức độ cạnh tranh, mức độ rủi ro, liệu có nhiều đối thủ mới tham gia vào ngành hay không… Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể đóng góp vào giảm chi phí xuất khẩu bằng cách thu thập thông tin về thị trường nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành, thể hiện ở việc ngành đó phát triển hay không phát triển. Theo đó, kết quả hoạt động xuất khẩu sẽ tăng lên nếu ngành phát triển cũng như nhận được các chính sách ưu đãi hay sự quan tâm của các cấp chính quyền.
Đặc điểm thị trường trong nước
Các đặc điểm thị trường trong nước như: môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, công nghệ, pháp luật… đều ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý ổn định, những quy định về xuất khẩu, nhu cầu trong nước, sự hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, môi trường kinh tế thuận lợi,… sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.
Mức độ cạnh tranh cao trên thị trường nội địa thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thị trường ở nước ngoài. Các chương trình hỗ trợ xuất khẩu đề cập đến tất cả các biện pháp được thiết kế để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, các chương trình này là một nguồn lực quan trọng để tham gia thành công thị trường nước ngoài. Các vấn đề pháp lý và áp lực từ chính phủ sở tại có thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp bằng cách tăng hoặc giảm năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp. Do đó, chất lượng pháp lý và môi trường thể chế có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến hoạt động xuất khẩu.
13
Đặc điểm thị trường nước ngoài
Thị trường trong nước bão hòa và có tính cạnh tranh cao, nên các doanh nghiệp có xu hướng hướng ngoại và có thể thực hiện công việc tốt hơn ở các thị trường xuất khẩu. Những thị trường này có đặc điểm là hấp dẫn, có sự tương đồng văn hóa, có mức độ cạnh tranh khốc liệt và là nơi các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau. Việc thu thập thông tin về thị trường nước ngoài một cách hiệu quả giúp các nhà xuất khẩu dự đoán và phản ứng thành công trước những thay đổi phức tạp, cạnh tranh của môi trường quốc tế.
Các đặc điểm của thị trường nước ngoài như: Các quy định pháp lý về nhập khẩu, sự tương đồng về văn hóa giữa các thị trường, khả năng cạnh tranh của thị trường, sức hấp dẫn thị trường (phát triển kinh tế, tiềm năng nhu cầu,….), các rào cản nhập khẩu, sự biến động của thị trường thế giới… có ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi nghiên cứu về sự tương đồng văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Khi thị trường xuất khẩu có văn hóa tương đồng với thị trường trong nước, các doanh nghiệp có thể có lợi thế trong việc giao tiếp với người tiêu dùng và chính phủ địa phương. Do đó, họ có khả năng được hưởng những lợi thế khác, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu tiếp thị, đàm phán thấp hơn, dễ thích ứng với các quy định của địa phương hơn.
2.2.2.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Đặc điểm của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là lực lượng tham gia chính vào các hoạt động của doanh nghiệp, là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp. Với bất kỳ doanh nghiệp nào thì nhân lực cũng là nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Nguồn nhân lực có kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt
14
động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan ảnh hưởng đến việc quyết định mọi hoạt động sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ giúp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chi phí, giá thành, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường…
Kinh nghiệm quốc tế cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhiều quyết định thúc đẩy xuất khẩu đưa ra phải chịu kết quả không như mong muốn xuất phát từ việc thiếu kiến thức về thị trường nước ngoài. Kiến thức này có thể có được chủ yếu thông qua kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế ở nước ngoài. Do đó, một doanh nghiệp có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xuất khẩu biết được sự khác biệt về điều kiện môi trường thì sẽ có nhiều khả năng lựa chọn thị trường hấp dẫn nhất, có nhiều phương thức ứng phó linh hoạt đối với sự biến đổi của thị trường và điều chỉnh chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các thị trường đó.
Những nguồn lực này ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn hơn sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào và nhân lực đầy đủ sẽ đảm bảo được năng lực sản xuất, giảm mức độ rủi ro tại thị trường nước ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và dễ dàng đạt được thành công hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ được tiếp cận với ít nguồn lực hơn dẫn đến khó khăn hơn về mọi mặt.
Chiến lược marketing xuất khẩu
Bao gồm các nội dung như: sự thích ứng sản phẩm, thế mạnh của sản phẩm, hoạt động xúc tiến xuất khẩu, khuyến mãi, cạnh tranh về giá, kênh phân phối, kế hoạch xuất khẩu, cách thức tổ chức xuất khẩu, hình thức xuất khẩu… Việc kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp cùng với những cơ hội môi trường mang lại và hoạt động quản lý hiệu quả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Thành công trong xuất khẩu được xác định bởi sự liên kết giữa các chiến lược xuất khẩu và bối cảnh thị trường xuất khẩu. Do đó, việc điều chỉnh các chiến lược marketing sao cho phù hợp với nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng nước ngoài có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Điều
15
này dẫn đến tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, thị phần xuất khẩu cũng như đạt được các mục tiêu khác của doanh nghiệp.
Mối quan hệ kinh doanh
Các mối quan hệ kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu như: mối quan hệ với nhà phân phối, nhà cung ứng sản phẩm, khách hàng, đối tác kinh doanh, quan hệ với chính phủ và các tổ chức liên quan. Mối quan hệ này bao gồm các thông tin trao đổi về nhu cầu, khả năng và các chiến lược liên quan đến sản xuất, phát triển, chất lượng,... Nếu một doanh nghiệp xuất khẩu có quan hệ mật thiết với các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và cơ quan quản lý thì sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thuận lợi, dễ dàng hơn. Dưới sự biến động gay gắt của thị trường ngày nay, các mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, càng cần sự liên kết chặt chẽ giữa các mắt xích để tạo nên được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.