Định hướng thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đến năm 2025

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP

4.1. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đến năm 2025

4.1.1. Dự báo xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, báo cáo của các tổ chức trong nước và quốc tế như: Brookings Institution, Liên Hợp Quốc, Tổng cục Hải quan,… về nhu cầu, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo cùng với kết quả xuất khẩu bánh kẹo của Việt Nam trong thời gian qua, đã cho thấy triển vọng tăng trưởng xuất khẩu bánh kẹo của Việt Nam nói chung và của HAIHACO nói riêng. Cụ thể như sau:

- Tình hình dịch bệnh Covid – 19 vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp cùng với những bất ổn xã hội liên tiếp xảy ra, đặc biệt là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, đã khiến chỉ số giá tiêu dùng của các nước liên tục giảm do sự tác động của giá dầu, kéo theo đó là sự tăng giá của nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như: khí đốt - dầu mỏ, lúa mỳ, nhôm, nickel, ngô… song chi tiêu dành cho ăn uống và tiêu dùng không hề giảm mà có xu thế tăng cao. Vì vậy, ngành bánh kẹo được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng, tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho HAIHACO.

- Một báo cáo của Brookings Institution đã dự đoán Trung Quốc sẽ thêm 850 triệu người vào tầng lớp trung lưu vào năm 2030 - chiếm 73% tổng dân số của Trung Quốc. Khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa và đô thị hóa, lối sống có xu hướng thay đổi, có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi trong thói quen và ưu tiên của thực phẩm. Việc tăng thu nhập khả dụng cho phép người tiêu dùng đầu tư vào các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu có chất lượng và an toàn thực phẩm cao hơn so với các sản phẩm trong nước. Những thói quen tiêu dùng mới này dẫn đến nhu cầu ròng ngày càng tăng đối với các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, với khoảng 80% người tiêu dùng mua các sản phẩm nhập khẩu, khiến Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu và tiêu thụ thực phẩm lớn nhất thế giới.

Theo số liệu Thống kê của Liên hợp quốc, từ năm 2016 đến năm 2021, giá trị thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là

62

13,5%. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đã mang lại cơ hội mới cho HAIHACO trong việc thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường này.

- Xu hướng hợp tác toàn cầu hiện nay cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vào tháng 02/2022 đạt 3.960 nghìn USD, tăng 19,31% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng tăng như vậy, bánh kẹo được đánh giá là ngành sản xuất ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá. Ðiều này hứa hẹn khả năng tăng trưởng xuất khẩu bánh kẹo ổn định trong thời gian tới.

- Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành trào lưu của các quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... và lan rộng tới các quốc gia đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Theo số liệu Trung Quốc công bố, xuất nhập khẩu TMĐT xuyên biên giới trong năm 2020 của nước này đạt tổng cộng 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1%. Tổng giao dịch xuất khẩu qua thương mại điện tử tăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT, Trung Quốc nhập khẩu hàng hoá từ thị trường nước ngoài qua thương mại điện tử đạt 570 tỷ NDT, tăng trưởng 16,5%. Nếu HAIHACO có thể nắm bắt được lợi ích từ thương mại điện từ thì công ty sẽ có thể đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

4.1.2. Phương hướng và mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của công ty đến năm 2025 4.1.2.1. Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu của công ty đến năm 2025

Trong giai đoạn 2022 – 2025, công ty định hướng thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường Trung Quốc theo những phương hướng cụ thể sau:

- Tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì cũng như tính an toàn và thân thiện với môi trường.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, sản phẩm để lựa chọn đầu tư phát triển sản phẩm mới. Tăng cường chính sách thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm mới

63

giúp cho sản phẩm mới thâm nhập thị trường nhanh chóng đạt được doanh số ổn định, tăng trưởng và từng bước thay thế các sản phẩm không hiệu quả.

- Xúc tiến các hoạt động xây dựng thương hiệu và các nhãn hiệu sản phẩm để giữ vững vị trí của công ty trên thị trường. Tăng cường quảng bá sản phẩm thông qua các hình thức phù hợp nhằm gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị hiện đại hóa, tự động hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của các nhà máy, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

- Phát triển nguồn lực, trẻ hóa đội ngũ lao động, liên tục đào tạo và tự đào tạo về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

4.1.2.2. Mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của công ty đến năm 2025

Trước bối cảnh dịch bệnh COVID – 19 cùng với những bất ổn về chính trị, kinh tế trên thế giới, đồng thời dựa trên tình hình xuất khẩu bánh kẹo hiện nay, để đảm bảo sự phát triển bền vững, công ty đã đặt ra những mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2025:

Mục tiêu dài hạn đến năm 2025

- Đặt mục tiêu nắm vững vị thế là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam và trở thành một trong số những doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị nhất cho người tiêu dùng.

- Duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 20%

tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng 15 – 20% so với giai đoạn 2018 – 2021.

- Tăng mức độ nhận diện thương hiệu tổng thể tại thị trường Trung Quốc, quảng bá hình ảnh thương hiệu, nhãn hiệu gắn với nâng cao chất lượng để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.

- Tỷ trọng số lượng lao động có trình độ Thạc sỹ, Đại học/Cao Đẳng đạt từ 16% trở lên. 100% nhân viên thuộc bộ phận xuất nhập khẩu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ và tin học tốt.

64

Mục tiêu ngắn hạn

- Liên tục cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm mới để có thể đưa ra thị trường ít nhất 4 - 5 sản phẩm mới mỗi năm.

- Ứng dụng công nghệ mới tự động hóa, đổi mới công nghệ hàng năm. Đáp ứng đủ công việc làm cho các nhà máy ở mức vận hành thường xuyên, công suất hoạt động bình quân của thiết bị máy móc trên 80%.

- Tiến hành tái cấu trúc chi phí đầu tư công nghệ sản xuất định kỳ trong giá thành xuất khẩu sản phẩm bánh kẹo từ 20 – 40% để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và hoàn thiện chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Nguồn nguyên vật liệu đầu vào với mức đảm bảo trên 85%, thay thế dần các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài bằng nguyên liệu sản xuất trong nước.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên định kỳ hàng tháng.

Tuyển dụng thêm các nhân viên có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học tốt.

100% nhân viên mới gia nhập công ty trong 1 tuần đầu tiên được đào tạo hội nhập.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường trung quốc của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)