CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
3.4. Đánh giá chung về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường
3.4.1. Những thành tựu đạt được của công ty
Trong giai đoạn 2018 – 2021, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận phòng ban trong công ty cùng với sự nhạy bén và ra các quyết định kịp thời nhằm ứng phó với các biến động của thị trường, của đối thủ cạnh tranh, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo sang thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã đạt được những thành tựu nhất định.
Thứ nhất, các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát chặt chẽ và ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng. Bên cạnh đó, các sản phẩm này đa phần đều đáp ứng được yêu cầu về hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn dán, bao bì, đóng gói….
Thứ hai, việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu theo hướng sản xuất những loại bánh kẹo mang hương vị đặc trưng của các loại hoa quả nhiệt đới hoặc
57
các loại nông sản… làm tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Trung Quốc, từ đó thúc đẩy sản lượng tiêu thụ tại thị trường này.
Thứ ba, công ty cũng tạo dựng được mối quan hệ làm ăn hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng nhằm tạo sự chủ động và giữ sự ổn định nguồn cung nguyên liệu sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Trung Quốc.
Thứ tư, công ty tăng cường đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Với sự phát triển của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, HAIHACO luôn cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đầy đủ. Công ty cũng lựa chọn máy móc thiết bị từ những nhà cung cấp nước ngoài có uy tín, đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ năm, công ty đã chú trọng nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại trong nước và quốc tế, có các chính sách đối với các nhà phân phối, nhà nhập khẩu qua đó giúp công ty tạo được sự nhận diện, xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt khách hàng, tìm kiếm thêm được các đối tác kinh doanh mới, giảm sự phụ thuộc vào các đối tác lâu năm, giúp sản phẩm xuất khẩu của công ty tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc.
Thứ sáu, công ty chú trọng đầu tư theo chiều sâu, đào tạo và bồi dường đội ngũ cán bộ nhân viên. Cho đến nay, qua những hoạt động tái cơ cấu phòng xuất khẩu cùng với việc luôn tạo mọi điều kiện để cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo tìm những hướng đi mới, cách làm mới thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đã đạt được những hiệu quả nhất định. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói riêng và chiến lược phát triển của công ty nói chung.
3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại của công ty
58
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty ngày càng được cải thiện theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tuy nhiên vẫn còn tình trạng hàng hóa sản xuất ra bị lỗi, chưa đạt yêu cầu về chất lượng.
Thứ hai, công tác nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm xuất khẩu mới tuy đã được đề cao nhưng hoạt động chưa hiệu quả nên không tận dụng được hết các cơ hội thị trường có khả năng đem lại lợi nhuận lớn. Điều này khiến cho việc thực hiện những cải tiến mẫu mã, thay đổi cơ cấu, đa dạng hóa sản phẩm, dự đoán nhu cầu xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc còn chậm. Do thiếu thông tin nên công ty có thể mất thời cơ, cơ hội kinh doanh cũng như né tránh rủi ro đối với kinh doanh trên thị trường. Sự giản đơn trong công tác nghiên cứu thị trường và kỹ thuật phân tích làm ảnh hưởng đến các công tác khác như xây dựng chính sách sản phẩm xuất khẩu, chính sách giá, xúc tiến thương mại…
Thứ ba, nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu của công ty đều được thu mua từ các doanh nghiệp trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài nên còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. Bên cạnh đó, nguồn cung nguyên liệu vẫn còn tình trạng thiếu ổn định, xảy ra tình trạng thiếu hụt tại một số thời điểm làm gián đoạn quá trình sản xuất hàng xuất khẩu của công ty.
Thứ tư, việc đổi mới công nghệ sản xuất của công ty vẫn còn chậm và nhiều bất cập, cụ thể một số dây chuyền như dây chuyền Jelly, dây chuyền bánh kem xốp ống… đã hết công suất, hết khấu hao và thường xuyên hỏng làm ảnh hưởng đến năng suất, tăng tiêu hao vật tư nguyên liệu và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Dây chuyền bánh quy của Trung Quốc tuy mới đầu tư năm 2017 nhưng đến giai đoạn 2018 – 2021 đã quá tải công suất, sau trung thu rất nhiều dòng sản phẩm của công ty rơi vào tình trạng sản xuất không đáp ứng đủ cho kinh doanh nên hàng xuất khẩu phải tạm dừng thêm vào đó do quá tải nên một số thiết bị bị cháy, hỏng làm cho bị dừng sản xuất toàn bộ dây chuyền.
Thứ năm, việc tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới và giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế. Công ty chưa
59
thật sự có các hoạt động mang tính điểm nhấn để quảng bá và xúc tiến sản phẩm tại thị trường Trung Quốc, hoạt động xúc tiến thương mại chưa được đồng đều và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu mới chỉ tập trung vào khách hàng là các nhà phân phối mà chưa quan tâm tới những người tiêu dùng cuối cùng. Điều này khiến cho các hoạt động xúc tiến thương mại chưa phát huy tối đa hiệu quả, chưa đạt được như kỳ vọng đề ra.
Thứ sáu, nhân lực chủ chốt của khối thị trường, bán hàng, marketing còn mỏng, mức độ kiêm nhiệm của các nhân viên xuất khẩu khá cao do công ty tiết kiệm về chi phí. Bên cạnh đó, đối tác của công ty là các nhà nhập khẩu Trung Quốc vì vậy việc tiếp xúc, tạo dựng mối quan hệ cũng như thực hiện quả các cuộc giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng đòi hỏi đội ngũ nhân viên xuất khẩu ngoài việc có trình độ chuyên môn vững còn cần trình độ ngoại ngữ tương xứng, am hiểu tâm lý, văn hóa. Đây cũng là một trong những điểm còn cần cải thiện của đội ngũ nhân viên trong công ty.
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do tình trạng lạm phát ở nhiều quốc gia cùng với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, các nước đóng cửa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đã gây ra sự thiếu hụt tới nguồn cung nguyên vật liệu.
Thứ hai, Nhà nước chưa chú trọng giúp đỡ các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo trong công tác nghiên cứu mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu tại thị trường nước ngoài.
Thứ ba, hệ thống thông tin khoa học công nghệ cung cấp thông tin cập nhật, chính xác và chi tiết về các công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại tại Việt Nam vẫn còn hạn chế khiến việc đầu tư cũng như sử dụng công nghệ, thiết bị chưa hiệu quả.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công ty chưa có giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro trong việc đầu tư mua sắm các dây chuyền máy móc thiết bị. Công tác kiểm tra, thống kê các dây
60
chuyền sản xuất gần/sắp hết công suất còn chưa thực sự hiệu quả khiến việc sản xuất bị gián đoạn và đôi khi xảy ra tình trạng hàng hóa sản xuất ra chưa đạt yêu cầu.
Thứ hai, phòng Kế hoạch – Thị trường của công ty chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường, cân đối giữa kế hoạch và thực hiện, tổ chức các hoạt động marketing, nghiên cứu và xây dựng các dự án đầu tư và các chương trình sản phẩm mới… Cùng một lúc phải làm quá nhiều nhiệm vụ gây ra hiện tượng quá tải, giảm chất lượng công việc, chậm tiến độ và đôi khi có thể xảy ra sai sót, dẫn đến những kết luận chưa phù hợp với thực tế. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của công ty.
Thứ ba, nhân viên phòng Kế hoạch – Thị trường vẫn chưa thực sự chú trọng, linh hoạt trong việc tìm kiếm, lựa chọn đối tác cũng như chưa nghiên cứu và khai thác hiệu quả các cơ hội tại thị trường Trung Quốc. Nghiên cứu thị trường Trung Quốc cũng là việc làm khó khăn vì khoảng cách địa lý khiến cho việc tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp gần như không thể thực hiện. Việc nghiên cứu thị trường hiện nay mới chỉ coi là cách thức thu thập thông tin cơ bản về thị trường chứ không phải hướng tới việc phục vụ công tác xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển ngắn hạn, dài hạn của công ty.
Thứ tư, một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên xuất phát từ yêu cầu thiết yếu của công ty đó là tiết kiệm chi phí cho nguồn nhân lực. Nếu phát triển đầy đủ các bộ phận có chức năng riêng, chuyên biệt phục vụ các mục tiêu trên thì bộ máy quản lý của công ty sẽ rất cồng kềnh, tốn kém rất nhiều chi phí để vận hành, không đảm bảo được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, công ty phải xuất khẩu sang 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, vì vậy chi phí dành cho hoạt động xuất khẩu là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, đặc trưng của hoạt động xúc tiến bán hàng trong ngành xuất khẩu là phải thực hiện ở nước ngoài, việc thực hiện các hoạt động này gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại như vấn đề chi phí đi lại, ăn ở cho nguồn nhân lực hay những hạn chế về ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống của Trung Quốc.
61