1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.2. Sự cần thiết phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Hoạt động phát triển tín dụng mang lại lợi ích lớn và ổn định cho ngân hàng.
- Các DNNVV là những doanh nghiệp thường xuyên trong trạng thái có nhu cầu sử dụng vốn vay ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh và đầu tư tài sản cố định mở rộng kinh doanh sẽ giải quyết được bài toán về nguồn vốn.
- Và đối với nền kinh tế việc phát triển cho vay khối DNNVV giải quyết được các vấn đề về thất nghiệp, mất cân bằng giữa các vùng miền….
Dưới đây chúng ta xem xét cụ thể hơn sự cần thiết của việc phát triển cho vay DNNVV đối với từng bên tham gia và đối với nền kinh tế.
Đứng trên góc độ của các ngân hàng thương mại:
- Phát triển cho vay DNNVV giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục cho vay, phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi ngân hàng phải thực sự chú trọng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động tín dụng luôn là nghiệp vụ truyền thống và mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Do đó, hiệu quả cho vay không phải đo lường bằng tăng trưởng dư nợ hay lợi nhuận từ lãi vay, vì nếu cho vay mà không thu hồi được vốn sẽ gây bất cân xứng đối với nguồn vốn huy động và thua lỗ. Cùng với số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng hơn 90%/tổng số doanh nghiệp, cho thấy việc phát triển cho vay DNNVV là yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát triển cho ngân hàng.
Việc phát triển các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng DNNVV và khách hàng cá nhân, nó giúp ngân
hàng không bị tập trung vào một nhóm đối tượng mà khi xảy ra rủi ro với nhóm đối tượng đó thì sẽ gây hậu quả xấu cho ngân hàng. Phân tán rủi ro do số lượng khách hàng DNNVV lớn, quy mô từng khoản vay nhỏ, trải rộng trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực nên việc cho vay các đối tượng này sẽ giúp phân tán rủi ro của doanh mục khoản vay.
- Hoạt động cho vay tạo điều kiện cho các DNNVV đầu tư sản xuất hiệu quả, không những hoàn trả đầy đủ nợ vay mà còn có tiền gửi tại ngân hàng, đồng nghĩa với làm tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra, khi chất lượng cho vay hiệu quả sẽ tạo niềm tin, uy tín của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng khác như bao thanh toán, L/C, bảo lãnh. Bên cạnh đó, khi thiết lập được mối quan hệ với doanh nghiệp sẽ gia tăng cơ hội bán chéo sản phẩm bao gồm: dịch vụ trả lương cho nhân viên, kinh doanh ngoại tệ qua hình thức cung ứng vốn ngoại tệ và các dịch vụ bảo hiểm tài sản hàng hoá.
Bất cứ doanh nghiệp nào khi quan hệ với ngân hàng đều muốn được ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ, nhiều loại hình do ngân hàng làm việc lâu dài với doanh nghiệp sẽ có nhiều am hiểu về doanh nghiệp đó để có thể hỗ trợ khi cần thiết. Mặt khác, việc quan hệ lâu dài, hợp tác giúp tạo sự tin cậy giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Điều này có lợi cho cả hai phía.
- Ngân hàng dễ dàng quản lý việc sử dụng vốn cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do các DNNVV thường có quy mô nhỏ gọn, địa bàn hoạt động hẹp. Đây là do đặc tính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc giám sát được môi trường hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp ngân hàng tránh được những rủi ro tín dụng và có biện pháp tư vấn hợp lý, chính xác cho doanh nghiệp khi cần thiết.
Xét trên góc độ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phát triển tín dụng ngân hàng sẽ giúp các DNNVV có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển. DNNVV hiện nay đang trong tình trạng
khát vốn vay và gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các loại nguồn vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Việc huy động vốn từ thị trường tài chính rất khó khăn. Các DNNVV chưa đủ điều kiện để phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ra công chúng, việc huy động vốn từ các tổ chức phi tài chính thì chi phí thường rất cao. Vì vậy nguồn vốn tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn cung cấp vốn chính cho các DNNVV. Một doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh đa phần đều cần đến nguồn vốn của ngân hàng. Trong khi đó, một doanh nghiệp xuất khẩu trước khi thu được lợi nhuận và trả nợ ngân hàng thì cũng cần đến nguồn vốn ngân hàng để chi trả các khoản nợ nhà cung cấp. Do đó, nhờ sự phát triển của hoạt động cho vay mà luân chuyển vốn của doanh nghiệp diễn ra dễ dàng, rút ngắn thời gian quay vòng vốn, hỗ trợ tình hình kinh doanh sản xuất không bị ngưng trệ.
- Ngoài ra việc phát triển tín dụng cùng với đa dạng các sản phẩm như tư vấn, hỗ trợ thông tin thị trường, khách hàng, tập huấn nâng cao trình độ, cung cấp các dịch vụ trọn gói góp phần làm thuận tiện hơn cho các DNNVV thực hiện thương mại đối tác.
- Thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý vốn chặt chẽ trong quá trình vay vốn sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ. Qua đó, doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng. Nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp sẽ chịu phạt theo lãi suất phạt nợ quá hạn hoặc có thể mất tài sản đảm bảo. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo suất sinh lợi lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới có thể trả nợ vay ngân hàng. Vì vậy, hoạt động cho vay tạo
nên đòn bẩy giúp doanh nghiệp khai thác triệt để đồng vốn có được để kinh doanh có lãi và thắng lợi trong cạnh tranh.
Đối với nền kinh tế:
- Việc phát triển tín dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Doanh nghiệp thì có thể sử dụng nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, tạo sản phẩm trên thị trường. Do đó ngân hàng sẽ thu lãi được từ các khoản vay đó. Từ đó tạo ra lợi nhuận cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó, để tiêu thụ lượng sản phẩm làm ra cần có bộ phận những doanh nghiệp, cá nhân tiêu dùng và có khả năng mua sản phẩm đó. Về phía doanh nghiệp và người tiêu dùng, với mức vốn hoặc thu nhập nhất định, họ chưa đủ số tiền để mua hàng hoá mong muốn. Vì vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng là một giải pháp giúp DNNVV thúc đẩy sản xuất, giúp người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và góp phần điều hoà cung cầu hàng hoá dịch vụ cho nền kinh tế.
- Trong nền kinh tế thị trường, NHTM đóng vai trò trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn đầu tư. Thông qua nghiệp vụ huy động tiền gửi, ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cá nhân.
- Trong nền kinh tế thị trường, NHTM đóng vai trò trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn đầu tư. Thông qua nghiệp vụ huy động tiền gửi, ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cá nhân.
- Giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
DNNVV giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khi doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn về vốn thì sẽ phát triển được quy mô cũng như chất
lượng sản xuất trở thành một khu vục thu hút được lực lượng lao động lớn cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế Việt Nam, DNNVV có quy mô nhỏ, sản xuất đơn giản không yêu cầu tay nghề quá phức tạp sẽ là nơi thu hút lao động dư thừa nhàn rỗi từ nông thôn góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
- Phát triển tín dụng đối với các ngành nghề khác nhau, giúp thúc đẩy các ngành nghề phát triển đa dạng, phục vụ được tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Tạo ra sản phẩm với giá cạnh tranh cung cấp cho thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài….
- Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng là một phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu càng phát triển sẽ đáp ứng kịp thời, đầy đủ nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu góp phần nâng cao vị thế nước ta trên thương trường quốc tế.
- Các DNNVV đã phát triển rất nhanh, có sức lan tỏa đến tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Việt Nam hiện có khoảng 800.000 DN đang hoạt động trong nền kinh tế, trong đó 98% là DNNVV. Năm 2019, bình quân cả nước có 7,9 DN đang hoạt động/1.000 dân. Giai đoạn từ 2017 – 2020, tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP liên tục tăng từ 41,75% (năm 2017) lên 42,68% (năm 2020). Năng suất lao động, trình độ công nghệ, năng lực đổi mới, sáng tạo của khối DNNVV rất phát triển. DNNVV đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương, tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ.
- Bên cạnh đó, vai trò của các DNNVV ở Việt Nam trong bảo đảm an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo đã được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ghi nhận. Với kết quả này cho thấy, DNNVV là lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế,
tạo ra của cải vật chất và việc làm, thu nhập cho xã hội. Sự phát triển của DNNVV cũng là nền tảng để hình thành những tập đoàn kinh tế tư nhân của đất nước. Do đó phát triển cho vay đối với DNNVV góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất, giúp DNNVV nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu, góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh cho DNNVV.