2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM– CHI NHÁNH VĨNH PHÚC II
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Vĩnh Phúc sau 25 năm tái lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, có năm tăng trên 20%. Bình quân giai đoạn 1997 – 2021 tăng 13,42%/năm;
chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động đạt 212 triệu đồng/lao động/năm, tăng 20,5 lần so với năm 1997 (10,3 triệu đồng/lao động).
Quy mô kinh tế ngày càng lớn, đến năm 2021 đạt 136,2 nghìn tỷ đồng tăng gấp 69,6 lần so với năm 1997 (năm 1997: 1,96 nghìn tỷ đồng), tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của tỉnh trong vùng và cả nước.
GRDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm, năm 2020, đạt 105,5 Phòng
Tín dụng
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kế toán ngân quỹ
Phòng Tổng hợp
Phòng Dịch vụ Marketing
Phòng Kế hoạch Nguồn vốn
Phòng Kiểm tra kiểm soát
triệu đồng/người, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 10/63 tỉnh/thành phố trong cả nước; năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng/người (khoảng 4.800 USD), cao gấp 52,5 lần so với năm 1997 (năm 1997: 2,18 triệu đồng/người).
Cùng với cả nước thực hiện công cuộc kinh tế, Vĩnh Phúc đã có những bước khởi sắc nhất định. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của khối doanh nghiệp, nhất là DNNVV. Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến ngày 15/6/2022, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 668 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 6.579 tỷ đồng, tăng 19,29% về số doanh nghiệp, tăng 0,25% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Hiện, toàn tỉnh có hơn 13 nghìn DN, trong đó hơn 90% DNNVV.
Giai đoạn 2013 - 2020, DNNVV đóng góp hơn 15% GRDP của tỉnh, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nộp ngân sách Nhà nước hàng năm chiếm 4,4% tổng thu ngân sách; tạo thêm khoảng 70 nghìn việc làm mới, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động, DNNVV lại đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Chiếm số lượng lớn trong tổng số DN nhưng DNNVV trên địa bàn tỉnh đa phần có quy mô nhỏ, thiếu mặt bằng SXKD, khả năng tiếp cận vốn tín dụng hạn chế, trình độ quản lý, trình độ công nghệ và sức sáng tạo thấp…
Với mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020- 2025, DNNVV được xác định đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế với số lượng vượt trội, chiếm tới 97% tổng số DN trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy, các cơ quan chức năng Nhà nước rất quan tâm đến phát triển DNNVV cùng với số lượng đông đảo và nhu cầu mở rộng
nguồn vốn kinh doanh, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán cao DNNVV đã tạo ra một thị trường hấp dẫn cho các Ngân hàng thương mại.
2.1.3.1. Công tác huy động vốn
Đối với hoạt động của một Ngân hàng thương mại, nguồn vốn là một trọng những yếu tố quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát triển trong Ngân hàng. Ý thức được điều đó, Agribank CN Vĩnh Phúc II đã chú trọng việc phát triển ổn định và ngày càng tăng trưởng nguồn vốn nhất là các nguồn vốn có kỳ hạn dài, coi đây là nguồn động lực thúc đẩy sức mạnh tạo đà cho các mục tiêu chiến lược.
Tình hình huy động vốn tại Agribank CN Vĩnh Phúc II từ năm 2019 – 2021 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Agribank CN Vĩnh Phúc II (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tiêu chí phân loại Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng I. Đối tƣợng 7.306 100,0% 8.710 100,0% 9.718 100,0%
Tiền gửi TCKT 1.281 17,5% 1.587 18% 1.905 19,6%
Tiền gửi dân cư 6.025 82,5% 7.123 82% 7.813 80,4%
II. Phân theo kỳ hạn 7.306 100,0% 8.710 100,0% 9.718 100,0%
Không kỳ hạn 665 9,1% 715 8% 825 8,5%
Có kỳ hạn dưới 12 tháng 3.389 46,4% 3.628 42% 3.514 36,2%
Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 3.252 44,5% 4.367 50% 5.379 55,4%
(Nguồn: Sao kê tiền gửi Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021) Tính đến ngày 31/12/2021, huy động vốn thị trường I của toàn Chi nhánh Agribank CN Vĩnh Phúc II đạt 9.718 tỷ đồng, tăng 11,57% so với năm 2020. Đây là một con số hết sức ấn tượng mà tập thể CBNV Agribank CN Vĩnh Phúc II đã đạt được. Để đạt được thành tích này, chi nhánh đã không ngừng chủ động, linh hoạt nắm bắt diễn biến của thị trường cũng như hoạt
động của khách hàng, để triển khai những sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp có tính cạnh trạnh cao, nhằm duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới.
Nhất là trong thời kỳ dịch bênh Covid-19 diễn ra trong giai đoạn 2020-2021 làm cho lãi suất huy động vốn giảm xuống, gây ra làn sóng tâm lý của các nhà đầu tư và dân cư sử dụng tiền để đầu tư cổ phiếu, bất động sản ….. gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của Agribank Chi nhánh Vĩnh Phúc II.
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng thì tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư cao hơn so với nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế rất nhiều cụ thể: Năm 2019, tỷ lệ nguồn tiền gửi dân cư: tổng nguồn vốn huy động là 82,5%, năm 2020 là 82%, năm 2021 là 80,4%. Thông qua những số liệu trên ta thấy tỷ lệ nguồn tiền gửi dân cư mặc dù có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng trưởng rất mạnh so với tiền gửi của TCKT do đây cũng là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao và có kỳ hạn dài, điều này thể hiện chi nhánh đã thực hiện tốt công tác tiếp thị tới đối tượng khách hàng cá nhân.
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn cho thấy có sự tăng lên mạnh mẽ của tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cả về tỷ trọng và số dư huy động vốn. Năm 2019 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên là 44,5%, năm 2020 là 50%, năm 2021 là 55,4%. Điều này đạt được là do ban Agribank Chi nhánh Vĩnh Phúc II đã có nhiều cơ chế, chính sách, cũng như cán bộ nhân viên đã thực hiện tư vấn đến khách hàng để tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn dài, qua đó đem lại lợi ích tài chính lớn cho chi nhánh.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại từ 75%-85% lợi nhuận cho các NHTM. Do vậy nghiệp vụ cho vay được các NHTM nói chung và
Agribank CN Vĩnh Phúc II nói riêng đặc biệt chú trọng phát triển, tăng cường dư nợ có chất lượng tốt hàng năm, đảm bảo cho vay an toàn hiệu quả.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank CN Vĩnh Phúc II
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm
2019
Năm 2020
2020-2019 Năm 2021
2021-2020 Giá trị +/- Giá trị +/- Dƣ nợ cuối kỳ 6.885 8.047 1.162 16,88% 8.950 903 11,22%
Phân theo thời hạn vay 6.885 8.047 1.162 16,88% 8.950 903 11,22%
Dư nợ ngắn hạn 4.570 5.295 725 16% 5.812 517 10%
Dư nợ trung dài hạn 2.315 2.752 437 19% 3.138 386 14%
Phân theo loại hình KH 6.885 8.047 1.162 17% 8.950 903 11%
Dư nợ KHDN 1.924 2.100 176 9% 2.415 315 15%
Dư nợ cá nhân 4.961 5.947 986 20% 6.535 588 10%
(Nguồn: sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021) - Tính đến 31/12/2021, dư nợ của chi nhánh đạt 8.950 tỷ đồng, tăng 903 tỷ đồng tương ứng tăng 11,22% so với 31/12/2020 đạt 106,55% kế hoạch được giao năm 2021.
+ Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn:
Dư nợ ngắn hạn là 5.812 tỷ đồng, chiếm 64,94%TDN.
Dư nợ trung dài hạn 3.138 tỷ đồng, chiếm 35,06%TDN.
+ Cơ cấu dư nợ phân theo loại khách hàng:
Biểu đồ 2.1: Phân loại dư nợ theo loại khách hàng của Agribank CN Vĩnh Phúc II
Dư nợ KHDN: 2.415 tỷ đồng, chiếm 26,98%/TDN, Dư nợ cá nhân: 6.535 tỷ đồng, chiếm 73,02%/TDN
Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng của Agribank CN Vĩnh Phúc II
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 2020-2019 Năm 2021 2021-2020
Số dư Tỷ
trọng Số dư Tỷ
trọng Số dư +/- Số dư Tỷ
trọng Số dư +/- Tổng dƣ nợ 6.885 100% 8.047 100% 1.162 16,88% 8.950 100% 903 11,22%
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 6.765 98,26% 7.934 98,60% 1.169 17,28% 8.869 99,09% 935 11,78%
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 70 1,02% 55 0,68% -15 -21,43% 33 0,37% -22 -40,00%
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu
chuẩn 20 0,29% 18 0,22% -2 -10,0% 8 0,09% -10 -55,56%
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 8 0,12% 5 0,06% -3 -38% 2 0,02% -3 -60,00%
Nhóm 5 - Nợ có khả năng
mất vốn 22 0,32% 35 0,43% 13 59,09% 38 0,42% 3 8,57%
Nợ quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày
315 4,58% 250 3,11% -65 -20,63% 115 1,28% -135 -54,00%
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021)
KHDN 26,98%
Cá Nhân 73,02%
Loại khách hàng
- Kết quả đạt đƣợc
+ Dư nợ cho vay của Chi nhánh trong năm 2021 là 8.950 tỷ đồng, tăng 903 tỷ đồng tương ứng tăng 11,22% so với 31/12/2020 và hoành thành 106,55% kế hoạch năm 2021. Dư nợ cho vay của chi nhánh không tập trung quá nhiều vào một vài khách hàng mà trải dàn ra nhiều khách hàng, từ đó giúp chi nhánh phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
+ Tình hình thu hồi nợ xấu: Theo kế hoạch thu nợ tại Agribank CN Vĩnh Phúc II từ đầu năm của Ban chỉ đạo Xử lý nợ giao, chi nhánh xử lý nợ đã cùng phối hợp với các phòng có liên quan tại Chi nhánh tiến hành nhiều biện pháp để thu hồi nợ như làm việc để đôn đốc khách hàng, phát mãi bán đấu giá TSBĐ, kết hợp với khách hàng bán TSBĐ để trả nợ,... Nợ xấu năm 2021 đã giảm 10 tỷ so với năm 2020, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,72% năm 2020 xuống còn 0,54% trong năm 2021.
+ Nợ nhóm 2, Nợ quá hạn của chi nhánh cũng đã giảm so với đầu năm.
Việc tăng cường thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn giúp cho chi nhánh kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu, tăng cường chất lượng tín dụng, giảm thiểu các khoản trích lập dự phòng và tăng năng lực tài chính của chi nhánh.
+ Phòng nghiệp vụ đầu mối thường xuyên thực hiện cảnh báo các khách hàng tiềm ẩn, có khả năng chuyển nợ xấu trong tháng để các đơn vị chủ động làm việc, xây dựng phương án xử lý nợ sớm. Cùng với đó là Ban chỉ đạo xử lý nợ thường xuyên làm việc với các đơn vị nhằm hỗ trợ các đơn vị trong quá trình xử lý nợ xấu, thu hồi nợ sau xử lý.
+ Thực hiện triển khai đầy đủ, kịp thời tất cả các văn bản chỉ đạo liên quan đến cơ chế chính sách tín dụng của Agribank và các chương trình tín dụng ưu đãi. Đặc biệt thực hiện chính sách tín dụng của Agribank thì Agribank Chi nhánh Vĩnh Phúc II đã giảm lãi suất từ 0,5% đến 1,5% tùy từng đối tượng nhằm hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
- Hạn chế
+ Số lượng KHDN vay vốn tăng rất ít so với đầu năm, dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng chậm. KHDN vay vốn tại chi nhánh chủ yếu thuộc loại hình nhỏ và vừa, chưa có doanh nghiệp quy mô lớn.
+ Chất lượng hồ sơ thiết lập còn thấp, thời gian kéo dài: Hồ sơ cấp tín dụng, hồ sơ kiểm tra miễn giảm lãi đã ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ sau xử lý của các đơn vị.
+ Một số cán bộ thẩm định chưa sâu sát, kiểm tra giám sát vốn vay chưa đầy đủ theo quy định dẫn đến khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng. Thậm chí một số khách hàng chuyển nhóm nợ cao hơn mà cán bộ quản lý khoản vay không biết.
+ Một số đơn vị tiếp tục mắc các lỗi mà các đoàn kiểm tra đã chỉ ra tại các kết luận của đoàn kiểm tra trong quá trình thiết lập hồ sơ tín dụng.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động dịch vụ của Agribank CN Vĩnh Phúc II
STT Chỉ tiêu Thực hiện
năm 2021
Thực hiện năm 2020
So với cùng kỳ
2020 Kế
hoạch Đạt KH +/- %
1 Thu từ thanh toán trong nước 14.514 13.252 1.262 9,5% 14.000 103,67%
2 Thu từ DV thanh toán quốc tế 400 315 85 27,0% 400 100,00%
3 Thu phí DV Kiều hối 80 130 -50 -38,5% 120 66,67%
4 Thu từ DV thẻ 2.754 2.432 322 13,2% 2.500 110,16%
5 Thu phí dịch vụ E-Banking 5.529 4.217 1.312 31,1% 5.200 106,33%
6 Thu ủy thác và đại lý 230 350 -120 -34,3% 250 92,00%
7 Thu phí dịch vụ Ngân quỹ 1.350 1.815 -465 -25,6% 1.200 112,50%
8 Thu từ DV khác 4.567 1.730 2.837 164,0% 3.200 142,72%
9 Thu ròng từ kinh doanh ngoại hối 1.350 1.170 180 15,4% 1.350 100,00%
Tổng cộng 30.774 25.411 5.363 21,1% 28.220 109,05%
(Nguồn: Sao kê dịch vụ Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2020-2021)
Tính đến ngày 31/12/2021, hoạt động dịch vụ toàn Chi nhánh Agribank CN Vĩnh Phúc II đạt 30.774 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2020, đạt 109,5% kế hoạch năm 2021. Dịch bệnh Covid-19 đã tác động làm cho các mảng dịch vụ thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được tăng trưởng một cách rõ rệt.
Tỷ trọng các nhóm thu dịch vụ: dịch vụ thanh toán trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất 47,16% tổng doanh thu phí dịch vụ, tiếp đó nhóm dịch vụ E Banking 17,97%, thu phí dịch vụ khác 14,84%, dịch vụ thẻ 8,95%, kinh doanh ngoại hối 4,39%, dịch vụ ngân quỹ 3,39%, thanh toán quốc tế 1,3%, dịch vụ ủy thác đại lý chiếm 0,75%, dịch vụ kiều hối 0,26%.
So với năm 2020, 6/9 nhóm dịch vụ có tỷ lệ tăng trưởng: dịch vụ khác (tăng về dịch vụ tài khoản số đẹp) tăng 164%, dịch vụ E - Banking tăng 31,1%, dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 27%, thu ròng từ kinh doanh ngoại hối tăng 15,4%, thu từ thanh toán trong nước tăng 9,5%, thu từ dịch vụ thẻ tăng 13,2%. Bên cạnh đó do ảnh hưởng bởi chính sách miễn giảm phí và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số nhóm dịch vụ có tỷ lệ giảm so với cùng kỳ 2020: thu ủy thác và đại lý giảm 34,3%, thu phí dịch vụ kiều hối giảm 38,5%, thu phí dịch vụ ngân quỹ giảm 25,6%.
Mặc dù trong năm 2021, Agribank đã áp dụng nhiều chính sách miễn giảm phí đối với khách hàng giao dịch tuy nhiên tổng thu dịch vụ toàn chi nhánh vẫn duy trì tăng trưởng với tỷ lệ tương đối cao (21,1%) và hoàn thành kế hoạch Trụ sở chính giao năm 2021.
- Những mặt làm được:
+ Công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu đã được quan tâm, chất lượng không ngừng được cải thiện thông qua duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan báo chí tại địa phương, cải thiện nội dung đăng tải trên trang fanpage của đơn vị.
+ Số lượng tương tác của khách hàng với Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc II về các sản phẩm dịch vụ thông qua trang fanpage đã có sự gia tăng tích cực (năm 2021 có 200 lượt khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ).
+ Bộ phận đầu mối đã thực tốt các quy định về hệ thống nhận diện thương hiệu, quy định về Logo, chữ AGRIBANK, slogan, cờ Agribank, ca khúc Agribank và các yếu tố nhận diện thương hiệu khác trong các hoạt động của Chi nhánh.
+ Thực hiện đầy đủ các chương trình truyền thông của Trụ sở chính và thường xuyên rà soát các hình ảnh, thương hiệu tại đơn vị theo đúng bộ nhận diện thương hiệu.
+ Thường xuyên giám sát tiến độ thực hiện chỉ tiêu dịch vụ hàng tuần đối với các đơn vị để tham mưu lãnh đạo các giải pháp phù hợp đối với từng đơn vị.
+ Chủ động triển khai các giải pháp để tăng thu dịch vụ nhằm bù đắp số giảm do miễn, giảm phí cho khách hàng theo quy định của Agribank: làm việc với các liên đoàn lao động để thực hiện thu, chuyển trả kinh phí công đoàn qua Agribank, phát triển bán tài khoản số đẹp, phát triển thu tiền học phí qua phần mềm Misa.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về sản phẩm trọn gói nhằm tối ưu hóa sản phẩm, tăng tính thiết thực đối với khách hàng sử dụng sản phẩm, tuân thủ đúng quy định của Agriank và NHNN
+ Xây dựng hệ thống báo cáo, giám sát tình hình chăm sóc khách hàng VIP của các đơn vị qua đó tăng các nguồn thu cho toàn chi nhánh.
+ Tiếp tục duy trì, củng cố, tăng cường mối quan hệ với một số cơ quan báo “chính thống”, có khả năng định hướng dư luận trên địa bàn.
+ Chủ động xử lý kịp thời các sự cố xảy ra có thể tạo ra khủng hoảng
truyền thông, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Những mặt chưa làm được
+ Hầu hết cán bộ chưa tư vấn, tham mưu hoặc đánh giá được các khó khăn và đề xuất giải pháp cho lãnh đạo đơn vị; Chưa kịp thời báo cáo để xử lý các vấn đề vướng mắc đối với khách hàng được nhanh chóng.
+ Công tác phát triển thẻ thấu chi nông nghiệp nông thôn ở một số đơn vị chưa được chú trọng nên kết quả chưa cao.
+ Công tác truyền thông bước đầu đã có chuyển biến, tuy nhiên chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa, các hoạt động còn manh mún, chưa có sự thống nhất toàn chi nhánh, thiếu các hoạt động truyền thông thiết thực; Công tác xử lý sự cố truyền thông còn lúng túng, chưa được xử lý nhanh chóng.
+ Chưa thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trong vai trò đầu mối đối với toàn chi nhánh. Chưa hỗ trợ được nhiều trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh loại II.
+ Đề xuất một số chương trình để triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ còn chưa đạt hiệu quả cao, chưa tạo được động lực đối với cán bộ trong việc thúc đẩy công tác phát triển SPDV: chương trình thi đua phát triển tài khoản số đẹp đối với cán bộ (mức thưởng thấp và mất nhiều thời gian trong việc thống kê, báo cáo kết quả đạt được).
+ Công tác chăm sóc khách hàng VIP được duy trì thường xuyên nhưng chưa bài bản, chưa đa dạng hình thức tiếp cận và chăm sóc khách hàng (Quà tặng khách hàng VIP còn đơn điệu, chưa phân hạng, nhóm khách hàng VIP để có quà tặng hợp lý.
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Theo cân đối, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 của chi nhánh đạt 200 tỷ đồng (đã bao gồm lợi nhuận từ thu hồi nợ xấu), đạt 105% kế hoạch năm 2020.
- Nguyên nhân kết quả hoạt động kinh doanh hoàn thành ở mức còn thấp: