2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC II
2.2.2. Phân tích các tiêu chí phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá quy mô phát triển cho vay đối với DNNVV
* Chỉ tiêu Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng:
Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ thống kê, cho biết tỷ trọng DNNVV trong tổng số DN có quan hệ tín dụng với NH.
Số lượng khách hàng DNNVV của chi nhánh qua những năm gần đây có sự tăng nhẹ cụ thể là năm 2019 toàn chi nhánh có 335 DN, sang năm 2020 đạt 360 DN và năm 2021 tổng số DNNVV là 395 DN.
Hiện tại đến cuối năm 2021 tổng số khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh là 418 khách hàng doanh nghiệp (Đa số là DNNVV) với tổng dư nợ ~ 2.415 tỷ đồng, chiếm 26,98%/TDN, trong đó dư nợ cho vay DNNVV là ~ 1.687 tỷ đồng
Tình hình phát triển khách hàng DNNVV qua các năm được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.6: Số lượng khách hàng DNNVV qua các năm
( Đơn vị: khách hàng )
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 2020-2019 Năm 2021 2021-2020 Số
KH
Tỷ trọng
Số KH
Tỷ trọng
Số
KH +/- Số KH
Tỷ trọng
Số
KH +/- Số lượng KHDN 350 100% 371 100% 21 6% 418 100% 47 13%
Số lượng KHDNNVV 335 96% 360 97% 25 7% 395 94% 35 10%
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021)
Số lượng khách hàng DNNVV của chi nhánh có sự tăng nhẹ qua các năm. Năm 2020, tăng thêm 25 khách hàng, tương đương tăng 7% so với năm 2019, năm 2021 tăng 35 khách hàng. Bên cạnh một số công ty có mức dư nợ cao (trên 50 tỷ) và có doanh số cho vay ổn định như: Công ty TNHH Panthera Leo Việt Nam, Công ty TNHH Nhung Hồng, Công ty TNHH Lưu Lan, Công ty TNHH Thành Vĩnh, Công ty cổ phần HĐ…. thì còn lại là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và có dư nợ vay nhiều biến động
Mức tăng số lượng khách hàng DNNVV là không nhiều do bên cạnh việc phát triển khách hàng mới thì việc các khách hàng cũ đã hoàn thành nghĩa vụ nợ và ngừng vay vốn cũng gia tăng do đó dẫn tới việc số lượng khách hàng tăng thêm là không cao.
Việc phát triển khách hàng tăng thêm ở mức thấp do lượng cán bộ QHKHDN ở chi nhánh tương đối ít (11 CVQHKHDN ) trong đó có 5 cán bộ làm ở các huyện và đều thực hiện bán hàng đa dạng cả mảng cá nhân và doanh nghiệp, còn lại chỉ có 6 cán bộ làm việc tại phòng chuyên môn là Phòng KHDN và trực tiếp quản lý đối với KHDN. Những chuyên viên QHKHDN này chưa chuyên môn hóa về mảng DN dẫn tới hiệu suất bán hàng về mảng DN chưa cao. Bên cạnh các hạn chế về chính sách cạnh tranh thì sự kém năng động của các Chuyên viên QHKHDN cũng dẫn đến kết quả không cao trong việc phát triển cho vay DNNVV.
Sự tăng lên về số lượng này cho thấy chi nhánh có sự phát triển nhẹ về việc phát triển cho vay mảng DNNVV tuy nhiên với quy mô hiện tại thì việc tăng nhẹ kể trên là không đáng kể
Tại ngân hàng Agribank CN Vĩnh Phúc II số lượng khách hàng là DNNVV có quan hệ trong 3 năm qua có sự tăng nhẹ qua các năm. Việc chỉ có tăng nhẹ về số lượng DNNVV tại Agribank CN Vĩnh Phúc II xuất phát từ việc yếu trong khâu khai thác khách hàng mới của ngân hàng
Bên cạnh đó với sự lôi kéo của các ngân hàng khác, sự chấm dứt giao dịch của một lượng khách hàng DN xấu, quá hạn đã làm giảm đáng kể số lượng KHDN, ngoài ra do số lượng cán bộ tín dụng chuyên trách về mảng KHDN ít hơn so với KHCN và vẫn thực hiện cho vay chéo KHCN do đó chưa có sự chuyên biệt trong phát triển khách hàng dẫn tới việc thiếu tập trung trong phát triển KHDN.
Việc không mở rộng được số lượng khách hàng doanh nghiệp tham gia quan hệ với ngân hàng đã làm hạn chế phát triển các dịch vụ bán chéo, không tăng trưởng được về mặt doanh số cho vay, dư nợ dẫn tới kết quả mang lại chưa cao.
* Chỉ tiêu dư nợ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 2020-
2019 Năm 2021 2021-2020 Số
dƣ
Tỷ trọng
Số dƣ
Tỷ trọng
Số
dƣ +/- Số dƣ
Tỷ trọng
Số dƣ +/- Tổng dư
nợ DN 1.924 100% 2.100 100% 176 9% 2.415 100% 315 26%
Dư nợ
DNNVV 1.250 65,0% 1.336 63,6% 86 7% 1.687 70% 351 22%
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021) Bảng trên cho thấy dư nợ cho vay DNNVV đang tang trưởng mạnh cả về dư nợ và tốc độ tăng trưởng. Năm 2020, dư nợ DNNVV tăng 86 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 7% trong khi năm 2021 dư nợ DNNVV đã tăng 351 tỷ so với năm 2020 và tốc độ tăng trưởng đạt 22%. Không những thế tỷ trọng cho vay đối với DNNVV năm 2021 chiếm 70% tổng dư nợ cho vay DN tăng 6,4% so với năm 2020.
* Chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ:
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 2020-2019 Năm 2021 2021-2020
Số dư Tỷ trọng
Số dƣ
Tỷ trọng
Số
dƣ +/- Số
dƣ
Tỷ trọng
Số
dƣ +/- Dư nợ
DNNVV 1.250 100% 1.336 100% 86 7% 1.687 100% 351 26%
Dư nợ ngắn
hạn 980 78% 1.070 80% 90 9% 1365 81% 295 28%
Dư nợ trung,
dài hạn 270 22% 266 20% -4 -1% 322 19% 56 21%
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021) Bảng 2.6 cho thấy, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng dư nợ cho vay DNNVV, dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm trong khi dư nợ cho vay trung dài hạn có mức tăng trưởng chậm và chiếm tỷ trọng thấp.
Nguyên nhân là do trong những năm qua nguồn vốn dài hạn của ngân hàng Agribank có tăng trưởng do đó các gói lãi suất ưu đãi trung dài hạn áp dụng cho các doanh nghiệp vay vốn được áp dụng mạnh mẽ. Bên cạnh đó các gói ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh ngắn hạn, xuất nhập khẩu giúp đơn vị phát triển cho vay ngắn hạn.
Cùng với đó là đặc thù cho vay ngắn hạn chủ yếu là áp dụng cho các đối tượng DN vay hạn mức hoặc vay từng lần phục vụ bổ sung vốn lưu động nên mức dư nợ thường được quay vòng ổn định còn vay trung dài hạn DN hoàn toàn là để phục vụ đầu tư tài sản cố định có dư nợ giảm dần qua các kỳ trả nợ.
* Chỉ tiêu về hình thức cho vay theo tài sản bảo đảm:
Agribank CN Vĩnh Phúc II trong những năm qua chưa triển khai sản phẩm cho vay tín chấp đối với DN do đó tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo là 100% trên tổng số khách hàng doanh nghiệp.
Việc không triển khai sản phẩm cho vay tín chấp nguyên nhân là do trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc số lượng các doanh nghiệp có đủ uy tín và bảo lãnh ở các tổng công ty và tập đoàn lớn là không nhiều. Một phần do chi nhánh không tiếp cận được với các Doanh nghiệp đó và một phần do chính sách hiện tại không khuyến khích phát triển cho vay tín chấp đối với khách hàng doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu về Phạm vi và đối tượng cho vay:
Căn cứ vào nguồn số liệu của chi nhánh năm 2019-2021 ta có bảng số liệu sau về phân loại khách hàng DNNVV vay vốn theo loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.9: Tình hình cho vay đối với DNNVV theo loại hình DN
( Đơn vị: tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 2020-2019 Năm 2021 2021-2020
Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ
trọng Số dƣ +/- Số dƣ Tỷ
trọng Số dƣ +/- Tổng dƣ nợ
DNNVV 1.250 100% 1.336 100% 86 7% 1.687 100% 351 26%
Công ty TNHH 775 62% 896 67% 121 16% 1015 60% 119 13%
Công ty CP 450 36% 405 30% -45 -10% 656 39% 251 62%
DNTN 25 2% 35 3% 10 40% 16 1% -19 -54%
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021 ) Nhìn chung, loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay đó là công ty cổ phần và công ty TNHH. Do vậy, tỷ trọng dư nợ thuộc hai loại hình này chiếm tỷ trọng khoảng hơn 95% tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV là hợp lý. Tỷ trọng này không thay đổi nhiều qua các năm. Tại Agribank CN Vĩnh Phúc II, dư nợ đối với khách hàng là DNTN chiếm tỷ trọng thấp, trung bình khoảng thấp hơn 5%. Trong thời gian qua, Agribank CN Vĩnh Phúc II không có sự phân biệt, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu khác nhau.
Với đặc thù là quy mô nhỏ và tồn tại ở khắp các vùng miền địa phương,
trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nên DNNVV rất đa dạng trong ngành nghề hoạt động. Mỗi ngành nghề có những thuận lợi, khó khăn khác nhau, do đó nhu cầu vay vốn NH cũng rất đa dạng. Để đáp ứng những nhu cầu đó, NH đã mở rộng cho vay đối với nhiều ngành nghề khác nhau. Bên cạnh các lĩnh vực cho vay truyền thống như cho vay đối với các công ty xây dựng, thi công công trình cầu đường, nhà ở, vận tải đường bộ thì Agribank CN Vĩnh Phúc II còn thực hiện phát triển cho vay đối với các ngành nghề xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ, ….
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay DNNVV phân theo ngành nghề
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2019 Năm 2020 2020-2019 Năm 2021 2021-2020
Ngành nghề Số dƣ Tỷ
trọng Số dƣ Tỷ trọng
Số
dƣ +/- Số dƣ Tỷ trọng
Số
dƣ +/- Tổng dƣ nợ
DNNVV 1.250 100% 1.336 100% 86 6,9% 1.687 100% 351 26%
Xây dựng 350 28% 389 29% 39 11,1% 451 27% 62 16%
Công nghiệp 220 18% 242 18% 22 10,0% 313 19% 71 29%
Nông lâm ngư
nghiệp 75 6% 79 6% 4 5,3% 83 5% 4 5%
Vận tải đường bộ 48 4% 51 4% 3 6,3% 52 3% 1 2%
Thương mại và
dịch vụ 455 36% 493 37% 38 8,4% 615 36% 122 25%
Ngành nghề khác 102 8% 82 6% -20 -19,6% 173 10% 91 111%
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021) Dựa trên số liệu thống kê trên cho thấy dư nợ cho vay tập trung chủ yếu và 3 mảng chính đó là xây dựng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Do đặc thù địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang phát triển mạnh, những năm qua nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở tăng cao nên các doanh nghiệp xây dựng cũng tăng theo. Agribank CN Vĩnh Phúc II đã khai thác lĩnh vực này từ lúc mới thành lập, tỷ trọng cho vay và doanh số cho vay các đối tượng này
được duy trì ổn định qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ như: Công ty TNHH XD và TM Phước Minh, Công ty TNHH Xây dựng Mê Linh, Công ty TNHH Tùng Phương, Công ty TNHH Phước An…
Bên cạnh lĩnh vực xây dựng thì lĩnh vực thương mại như kinh doanh ô tô xe máy, kinh doanh hàng tiêu dùng …… cũng được khai thác triệt để với những doanh nghiệp cho vay lớn như Công ty TNHH Nhung Hồng, Công ty TNHH Duy Hiện, Công ty TNHH TM&DV Thành Vĩnh, Công ty CP Thương Mại HĐ Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Lưu Lan …
Những ngành nghề còn lại như Nông Lâm Ngư nghiệp, thương mại dịch vụ nhà hàng khách sạn được khai thác đồng đều khắp địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng vừa phải trong tổng dư nợ DN ở chi nhánh.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phát triển cho vay đối với DNNVV * Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu trên dư nợ đối với mảng DNNVV:
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng, từ đó xác định phương hướng mở rộng hoạt động tín dụng. Ngân hàng chỉ có thể thực hiện mở rộng tín dụng khi chất lượng các khoản vay được đảm bảo. Chiếm tỷ trọng lớn trong nợ quá hạn là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày tức là các khoản nợ quá hạn này vẫn nằm ở nhóm 1.
Bảng 2.11: Thống kê tình hình nợ quá hạn và nợ xấu giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 2020-2019 Năm 2021 2021-2020 Số
dƣ
Tỷ trọng
Số dƣ
Tỷ trọng
Số
dƣ +/- Số
dƣ
Tỷ trọng
Số
dƣ +/- Tổng dư
nợ DNNVV
1.250 100% 1.336 100% 86 7% 1.687 100% 351 26%
Nợ quá
hạn 248 19,8% 146 10,9% -102 -41,1% 59 3,5% -87 -59,6%
Nợ xấu 34 2,7% 37 2,8% 3 8,8% 35 2,1% -2 -5,4%
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021)
Theo bảng thống kê tình hình nợ quá hạn trong những năm qua đang ở mức cao tuy nhiên đã có xu hướng giảm dần. Điều đó dẫn tới việc chi phí trích lập dự phòng được giảm xuống do đó kết quả hoạt động kinh doanh các năm qua được cải thiện.
Năm 2019 với mức dư nợ cho vay DNNVV là 1.250 tỷ đồng thì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu chiếm 19,8% và 2,7% tổng dư nợ cho vay DNNVV.
Năm 2020 và 2021 các chỉ số có sự thay đổi đáng kể, khi mà bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV thì tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay DNNVV lần lượt là 10,9% và 2,8% năm 2020;
3,5% và 2,1% trong năm 2021. Nhìn chung nợ quá hạn đã được chi nhánh kiểm soát và giảm mạnh trong 3 năm do chi nhánh đã tích cực kiểm soát dòng tiền bằng cách đề nghị khách hàng chuyển tiền về tài khoản mở tại ngân hàng tương ứng với doanh số cho vay, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng đối với các khoản nợ đến hạn, chủ động làm việc và cho vay lại để hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không bị gián đoạn làm cho tỷ lệ nợ quá hạn dưới 10 ngày của Chi nhánh đã giảm mạnh .Tuy nhiên đối với các khoản nợ xấu cho thấy mặc dù năm 2021 có giảm 2 tỷ so với năm 2020 nhưng nhìn chung cả 3 năm không có thay đổi quá nhiều.
* Chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng:
Bảng 2.12: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu Năm 2019 Dự phòng RRTD
Năm 2020
Dự phòng RRTD
Năm 2021
Dự phòng RRTD
Nợ nhóm 2 55 2,75 32 1,6 21 1,05
Nợ nhóm 3 5 1 8 1,6 12 2,4
Nợ nhóm 4 15 7,5 15 7,5 18 9
Nợ nhóm 5 14 14 14 14 5 5
Tổng Cộng 89 25,25 69 24,7 56 17,45
(Nguồn: Sao kê tín dụng Agribank CN Vĩnh Phúc II giai đoạn 2019-2021) Mặc dù chỉ tiêu nợ xấu của Chi nhánh có số liệu không thay đổi đáng
kể qua các năm nhưng bảng trên cho thấy các khoản nợ nhóm 5 đã giảm mạnh làm cho số trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh đã giảm đi đang kể, góp phần làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.