Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội của

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh vĩnh phúc ii (Trang 120 - 125)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội của

Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHTM, các cơ quan nhà nước cũng cần có những biện pháp cụ thể để tạo ra những điều kiện đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động này phát triển. Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư.

Thứ nhất, NHNN Việt Nam cần ban hành chính sách tiền tệ ổn định và mang tính mục tiêu cả trong dài hạn và ngắn hạn, giúp cho các NHTM hoạch định được phương hướng mọi hoạt động, tạo ra tính chủ động cho các NHTM. Chính sách tiền tệ cần có sự thống nhất, hợp với xu hướng phát triển của đất nước, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động của các NHTM.

Các cơ quan quản lý, nhất là Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các chính sách vĩ mô hỗ trợ DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Để làm được điều này, các nhà hoạch định chính sách cần có lộ trình, giải pháp

khuyến khích đồng bộ các thị trường tài chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong nền kinh tế, hạn chế tình trạng tín dụng đen. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, kịp thời và ổn định, phù hợp với cơ chế thị trường. Mặt khác, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường; thực hiện triệt để và kiên trì các giải pháp hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV có thể tiếp cận được sự hỗ trợ của Chính phủ, qua đó phát huy tốt nhất hiệu ứng của gói kích thích này đối với nền kinh tế.

Thứ hai, Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh đối với mọi thành phần kinh tế. Để tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, phải từng bước tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân, từng doanh nghiệp. Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư. Đồng thời hình thành hệ thống kế toán tài chính và thống kê kinh tế để cung cấp cho các doanh nghiệp không phân biệt loại hình sở hữu.

Thứ ba, Tăng cường hỗ trợ thông tin với DNNVV. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với DNNVV. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách về cung cấp thông tin cho bộ phận DN này. Với việc lập các website chuyên về tin tức, sự kiện, thị trường cho các ngành nghề DNNVV, cập nhật các văn bản Luật và văn bản dưới Luật sẽ giúp DN có được hiểu biết tổng quan nhất. Đồng thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về thủ tục đăng kí kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lí, các quy chế của NHTM…nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng

lực của DNNVV.

Thứ tư, nên thành lập các khu công nghiệp tập trung cho DNNVV. Hoạt động tập trung giúp Nhà nước dễ dàng hỗ trợ cho các DNNVV về cơ sở hạ tầng, cập nhật thông tin, phát triển thị trường và giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho DNNVV.

Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thành lập và phát triển DNNVV ở một số ngành lợi thế, như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh, các ngành tại đầu vào cho các doanh nghiệp lớn, cũng như trong các lĩnh vực phục vụ đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp lớn, các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nông thôn, bao gồm các sản phẩm thuộc các ngành nghề truyền thống…Đó được xem là những ngành thuận lợi cho DNNVV, vì thế Nhà nước cần định hướng cho DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực trên.

Thứ sáu, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể nhằm quản lý hoạt động của các DNNVV. Việc hỗ trợ phải đi cùng với kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các DN hoạt động trong hành lang pháp luật. Với những trường hợp vi phạm Pháp luật, gây thiệt hại về của cải vật chất cho xã hội cần có những biện pháp xử lí thích đáng, đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Cuối cùng, các Hiệp hội cần có những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của mình. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasmea) được thành lập từ năm 2005, với định hướng là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tập hợp, liên kết, hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ các DNNVV Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hiệp hội giữ vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với cơ quan chức năng trong mọi mặt hoạt động, đồng thời làm tham mưu, đóng

góp ý kiến với các cơ quan nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách vì lợi ích đất nước và vì lợi ích của doanh nghiệp... Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNNVV cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động cung cấp thông tin, làm cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV.

Thứ bảy, Chỉ đạo các NHTM dành một phần vốn tín dụng cho các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất - kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, sử dụng nhiều lao động, tham gia vào các công trình quốc gia quan trọng. Chỉ đạo các TCTD tiếp tục rà soát để cải tiến thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD và doanh nghiệp; tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc trên tất các các lĩnh vực khác nhau để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Khuyến khích các TCTD phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, trong đó có các sản phẩm tín dụng đặc thù cho đối tượng DNNVV và các sản phẩm mới như: các sản phẩm về ngoại tệ, các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro; đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

Thứ tám, Ngân hàng Nhà nước nên khuyến khích các NHTM kết hợp với các Quỹ Bảo lãnh tín dụng bằng cách đề ra các chính sách thích hợp. Khi NHTM cho DNNVV vay thì rủi ro đã gần như bằng không (do các quỹ bảo lãnh tín dụng hiện nay đều thuộc sở hữu của nhà nước). Do đó, nên khuyến khích các NHTM kết hợp với các Quỹ Bảo lãnh tín dụng bằng cách không bắt

các ngân hàng trích lập dự phòng khi cho những DNNVV đã được bảo lãnh vay, hoặc có những ưu đãi khi tính doanh số cho vay loại hình DNNVV này vào tăng trưởng tín dụng... nhằm khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay đối với loại hình này và chủ động hơn trong việc hợp tác với các quỹ bảo lãnh. Mặc dù nước ta đã có 10 Quỹ Bảo lãnh tín dụng nhưng trên thực tế các quỹ này hoạt động không thực sự hiệu quả, không đáp ứng được kỳ vọng của các DNNVV là do sự phối hợp thiếu đồng bộ trong quy trình cho vay và bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên cấp tín dụng... Đồng thời, quy định bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng không khác ngân hàng khi yêu cầu DNNVV phải có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tài sản bảo đảm, nếu không sẽ bị “loại ngay từ vòng đầu”. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai Quỹ bảo lãnh DNNVV, cơ chế bảo lãnh nên chuyển sang bảo lãnh không hủy ngang để giúp tổ chức tín dụng yên tâm khi cấp tín dụng; đồng thời, có quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng quỹ dự phòng rủi ro. Ngoài ra, có thể kêu gọi vốn góp từ các tổ chức tín dụng và Quỹ nước ngoài để tăng vốn điều lệ cho Quỹ nhằm tạo nguồn lực cho Quỹ phát triển và hỗ trợ một cách thiết thực đối với DNNVV, trên cơ sở đó, quy mô của Quỹ sẽ càng được mở rộng.

Thứ chín, Ðể phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rất cần nguồn vốn ưu đãi, nhưng việc tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu, thủ tục vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư... còn nhiều vướng mắc.

Ðiều này đòi hỏi có sự kết nối, cơ chế hợp tác, hỗ trợ giữa các bên để giúp các doanh nghiệp được tiếp thêm nguồn lực quan trọng này. Các hội, các hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn nữa vai trò cầu nối của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức đại diện doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần không ngừng hối thúc và chủ động đề nghị phối hợp với các bộ ngành, địa phương trong tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

nhỏ và vừa, tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp hội viên thông qua các hoạt động tư vấn pháp lý, kết nối thông tin, đào tạo tăng cường năng lực quản trị kinh doanh. Đại đa số các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thường khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ các quỹ hay các ngân hàng là bởi vì các DNNVV không “rành” về các thủ tục pháp lý, thủ tục tài chính cũng như cách thức làm thế nào để đủ điều kiện vay vốn kinh doanh. Chính vì vậy nên Hội DNNVV nên thành lập các Ban hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp về các thủ tục nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng, các quỹ thúc đẩy phục hồi kinh tế do Chính Phủ thành lập. Hội DNNVV cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho chủ DNNVV và cán bộ quản lý DNNVV, hỗ trợ DNNVV xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, hướng dẫn chế độ hạch toán đúng quy định; cung cấp các dịch vụ kinh doanh. Nên hướng mạnh vào việc bổ túc tri thức quản trị kinh doanh cho doanh nhân, đa dạng hóa hình thức tôn vinh doanh nhân, DNNVV xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển, tạo nên động lực cho DNNVV củng cố vị thế trong cộng đồng. Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho khối DNNVV, như xây dựng trang thông tin điện tử về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; xây dựng Quỹ hỗ trợ DNNVV làm cầu nối cho TCTD và DNNVV tiếp cận nhau, hỗ trợ DNNVV khai thác thị trường đầu ra, chủ động gửi danh sách các DNNVV cần vay vốn để các TCTD có thể tiếp cận nhanh và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh vĩnh phúc ii (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)