CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.2. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt truyền thống
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do NHNN quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc. Séc là một chi phiếu, lập trên mẫu in sẵn do chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền vật tư, hàng hóa, chi phí, dịch vụ,…
Theo ngân hàng trung trung ương Ấn Độ (1998), séc được cho là đã xuất hiện từ thời Đế chế Maurya tại Ấn Độ (321-185 Trước Công nguyên). Qua nhiều năm thay đổi và phát triển, séc trở nên thịnh hành nhất vào những năm 1900 của thế kỷ trước, khi các nước tại châu Âu, châu Mỹ đồng loạt hoàn chỉnh và thông qua các quy định sử dụng séc. Trong thời hoàng kim, có đến hàng tỷ giao dịch séc được xử lý mỗi năm, giá trị giao dịch đạt đỉnh vào những năm 1980-1990 (Barclays, 2020). Đến đầu thế kỷ 21, sự xuất hiện của các loại thẻ và phương thức thanh toán điện tử đã làm giảm sự phổ biến của séc.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán séc
(1) Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua
(2) Người mua ký phát hành séc chuyển khoản và giao trực tiếp cho người bán (3) Người bán (người thụ hưởng) lập bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc chuyển khoản gửi đến ngân hàng đề nghị thanh toán (một bảng kê nộp séc có thể gồm nhiều tờ séc cùng đến một ngân hàng phát hành)
(4) Chuyển bảng kê nộp séc kèm (các) tờ séc chuyển khoản sang đơn vị thanh toán (5) Đơn vị thanh toán thực hiện kiểm soát, hạch toán và ghi Nợ cho người phát hành séc
(6) Truyền lệnh chuyển Có tới địa điểm đơn vị thu hộ
(7) Căn cứ vào Lệnh chuyển Có nhận được, đơn vị thu hộ ghi Có cho người thụ hưởng 1.2.1.2. Thanh toán qua thẻ ngân hàng
Đây là một trong những dịch vụ ngân hàng hiện đại mà các ngân hàng đang hướng đến để phục vụ cho đối tượng là các khách hàng cá nhân.
Các tính năng của thẻ ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Thẻ được liên kết với chính tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại chính ngân hàng, qua đó khách hàng có thể thực hiện một số hoạt động mà không nhất thiết phải đến ngân hàng hay trực tiếp chi tiền mặt ví dụ như: rút tiền qua cây ATM (có thể rút tại bất kỳ cây ATM nào cũng được), thanh toán khi mua hàng, thanh toán tiền điện, nước, mạng
internet, chi trả các khoản mua sắm online,… Đặc biệt, khách hàng có thể “chi tiêu trước trả tiền sau” thông qua việc sử dụng các loại thẻ tín dụng – khách hàng được ngân hàng cấp cho một hạn mức nhất định và được phép chi tiêu trong hạn mức đó, sau đó sẽ hoàn trả lại tiền cho ngân hàng trong thời hạn đã thỏa thuận giữa 2 bên.
Hiện nay, dù là thẻ ghi nợ (thẻ debit – thẻ thanh toán thông thường) hay thẻ tín dụng đều có thể chia ra làm 2 loại chính:
- Thẻ nội địa: thẻ do các ngân hàng thương mại nội địa phát hành mà qua đó khách hàng chỉ có thể thực hiện thanh toán, chi tiêu,… đối với các khoản chi tiêu thanh toán trong nước.
- Thẻ thanh toán quốc tế: đây là loại thẻ được lưu hành trên khắp thế giới, khách hàng sử dụng loại thẻ này có thể dùng thẻ để thực hiện việc thanh toán quốc tế mà không gặp phải giới hạn nào, việc thanh toán qua các loại thẻ thanh toán quốc tế sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tiền mặt và mang lại rất nhiều tiện lợi cho người dùng. Hiện nay có các loại thẻ đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là: Visa, MasterCard, JCB,…
1.2.1.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi - Ủy nhiệm chi:
Căn cứ khoản 3 điều 3 thông tư 46/2014/TT-NHNN:
Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền.
Ví dụ: Bạn muốn trích từ tài khoản của mình 25.000.000 để chuyển vào tài khoản người A cùng hệ thống ngân hàng ACB với mình. Bạn sẽ xin mẫu ủy nhiệm chi và điền số tiền cần giao dịch vào phiếu sau đó nộp lại cho nhân viên quầy giao dịch. Ngân hàng ACB sẽ kiểm tra và thực hiện chuyển cho tài khoản T số tiền tương ứng là 25.000.000 đồng theo yêu cầu trên phiếu Ủy nhiệm chi.
Trước khi thực hiện ủy nhiệm chi cho tài khoản, ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra khả thanh thanh toán của tài khoản. Nếu ủy nhiệm chi số tiền lớn hơn so với quá số dư trong tài khoản, ngân hàng sẽ tự động từ chối thực hiện giao dịch.
Khi thực hiện chuyển tiền qua UNC, nếu 2 tài khoản thực hiện giao dịch đều thuộc hệ thống ngân hàng, khách hàng sẽ không phải mất phí giao dịch. Ngược lại khách hàng sẽ phải tốn thêm một khoản phí chuyển khoản liên ngân hàng nếu thực hiện thanh toán cho tài khoản ngoại hệ thống.
* Mẫu chứng từ ủy nhiệm chi bao gồm các yếu tố sau:
Chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sê ri;
Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền;
Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền;
Họ tên, địa chỉ số hiệu tài khoản người thụ hưởng;
Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng;
Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;
Nơi, ngày tháng năm lập lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi;
Chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền;
Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái pháp luật.
* Quy trình Ủy nhiệm chi:
Sơ đồ 1.2: Quy trình ủy nhiệm chi
- Ủy nhiệm thu:
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 thông tư 46/2014/TT-NHNN thì ủy nhiệm thu được định nghĩa:
Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu) là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
* Mẫu chứng từ ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố sau:
Chữ nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu), số chứng từ;
Ngày, tháng, năm lập chứng từ ủy nhiệm thu;
Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng chứng từ kèm theo;
Nội dung thanh toán;
Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số;
Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên trả tiền thanh toán;
Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được khoản thanh toán;
Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật; dấu đơn vị (nếu có).
* Quy trình Ủy nhiệm thu:
Sơ đồ 1.3: Quy trình ủy nhiệm thu
1.2.1.4. Thanh toán qua thư tín dụng L/C
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu người sử dụng dịch vụ thanh toán( người mở thư tín dụng) để trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng, hoặc chấp nhận trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng.