CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CÁC NHTM
1.4.2. Các nhân tố khách quan
1.4.2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô, sự ổn định chính trị xã hội
Sự ổn định về chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nói chung và hoạt động TTKDTM. Khi chính trị của một quốc gia ổn định thì sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, hấp dẫn không chỉ những nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch nước ngoài. Do đó sẽ góp phần phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ, từ đó sẽ thúc đẩy nhanh hoạt động TTKDTM.
Đồng thời xu hướng sử dụng TTKDTM sẽ tăng lên nếu các hoạt động "kinh tế ngầm"
như buôn lậu, mại dâm, trốn thuế, tham ô, hối lộ… được ngăn chặn, từ đó sẽ tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển TTKDTM vì khi một quốc gia phát triển thì nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoá, cung cấp các dịch vụ ngày càng trở nên đa dạng, không chỉ trong nước mà trên phạm vi quốc tế. Theo đó, nhu cầu thanh toán tiền tệ cũng phát triển không ngừng, đặc biệt là TTKDTM.
Theo khảo sát cho thấy, tỷ lệ giữa doanh số TTKDTM so với GDP tại các quốc gia công nghiệp là rất lớn, nhất là tại các quốc gia là các trung tâm tài chính Quốc tế. Cụ thể là năm 1996, tại Thuỵ Sĩ doanh số TTKDTM gấp 109 GDP, tại Nhất Bản là gấp 99 lần GDP, tại Mỹ là 87 lần GDP, trong khi đó ở Việt Nam là 3,5 lần GDP.
1.4.2.2. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là nhân tố quan trọng dẫn dắt hoạt động TTKDTM mở rộng và phát triển. Một môi trường pháp lý ổn định sẽ hạn chế những nhược điểm vốn có của hình thức TTKDTM với những quy định về TTKDTM được ban hành đầy đủ, phù hợp.
Qua đó, các bên mua, bán cũng như các trung gian thanh toán sẽ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, thể hiện rõ vai trò của TTKDTM đối với các bên liên quan.
1.4.2.3. Tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và thu nhập của người dân
Tâm lý và thói quen của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của TTKDTM. Do nước ta đi lên từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ nên sức ỳ của tâm lý "tiền
trao cháo múc" đang rất phổ biến. Vì vậy tiền mặt vẫn là một phương tiện được người dân ưa chuộng, mọi người có thói quen chi trả trực tiếp bằng tiền mặt khi mua bán các hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra đại bộ phận dân cư còn cho rằng nếu thanh toán qua NH thì thủ tục còn rườm rà, phức tạp và thậm chí còn mất thêm phí rất cao. Bên cạnh đó, mọi người có xu hướng tiết kiệm, cất giữ tiền đồng, tiền có giá trị mạnh, kim loại quý hiếm.
Trình độ dân trí và thu nhập của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTKDTM. Do đất nước ta là một nước nông nghiệp, có 65% là người có thu nhập thấp nên các khoản tiêu dùng của họ thường nhỏ, lẻ và có giá trị thấp và họ thích dùng bằng tiền mặt hơn nên NH đã không khuyến khích được người dân mở tài khoản để thanh toán. Ngoài ra, người dân cũng ngại đến các cơ sở khang trang của NH để giao dịch. Đây là một trong rất nhiều trở ngại của NH khi muốn đại chúng hoá các hình thức TTKDTM. Chúng ta cần phải từng bước thực hiện đưa các hoạt động TTKDTM vào đời sống, làm người dân quen và thấy được các tiện ích khi sử dụng TTKDTM như sử dụng thẻ thanh toán qua NH đối với một số dịch vụ cố định như trả tiền điện, nước, điện thoại,…
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương I của khóa luận đã khái quát cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ TTKDTM và làm rõ chi tiết các dịch vụ thanh toán cơ bản của các NHTM trong nước hiện nay được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật. Thêm vào đó Chương I cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTKDTM, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của Chương II: “Thực trạng về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đông Đô” đánh giá mổ cách rõ ràng và chính xác sự phát triển của dịch vụ TTKDTM do ACB chi nhánh Đông Đô cung ứng.