CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTM
1.1.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử
- Cải thiện khả năng thanh toán trên thị trường tài chính: Dịch vụ NHĐT giữ vai trò cơ sở hạ tầng trọng yếu ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động của nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo trong việc huy động vốn tiết kiệm, phân bổ các nguồn lực hiệu quả và tăng trưởng phát triển kinh tế. Có thể nói,
khi dịch vụ NHĐT đa dạng phong phú và phát huy được hết các tiện ích của mình, nó sẽ thu hút nguồn tiền gửi nhàn rỗi tiềm tàng trong dân cư, thúc đẩy các hộ gia đình, cá nhân đưa nguồn tiền đó vào hệ thống ngân hàng, ngân hàng trở thành phương tiện để điều hòa dòng tiền với hệ số nhân cao, quá trình luân chuyển vốn diễn ra nhanh hơn, thay đổi cơ cấu dòng tiền lưu thông, tăng khả năng thanh toán trên thị trường tài chính. Từ đó góp phần tạo sự chuyển biến trong nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư để phát triển kinh tế, giảm việc giữ tiền mặt hoặc đầu tư vào bất động sản sẽ không đem lại lợi ích tổng thể cho xã hội. (Tạp chí tài chính.vn (2020), “Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử”).
- Góp phần làm tăng quá trình chu chuyển của dòng vốn và hàng hoá trong nền kinh tế, nguồn vốn sẽ được phân bổ một cách tối ưu nhất. Điều này giúp cho hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ phát triển hoàn thiện hơn và góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt, khi hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh ổn định sẽ góp phần gia tăng hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế. Dịch vụ NHĐT phát triển sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh, nền kinh tế được hưởng lợi từ sự cải thiện chất lượng dịch vụ, sự tiện ích của dịch vụ với chi phí phù hơp. Việc các ngân hàng thương mại cải tiến công nghệ và trình độ quản lý, hiện đại hóa hệ thống thanh toán là nhân tố quan trọng góp phần ngăn chặn tính thiếu ổn định của hệ thống tài chính. Nhìn từ góc độ khác, phát triển dịch vụ NHĐT cũng góp phần đẩy mạnh quá trình công khai minh bạch tài chính cho nền kinh tế, đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu các tệ nạn kinh tế như rửa tiền, trốn thuế… tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nước quản lí điều hành chính sách tiền tệ dễ dàng hiệu quả hơn. (Tạp chí tài chính.vn (2020), “Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử”).
1.1.3.2. Đối với ngân hàng
Từ khía cạnh ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng đem lại cho các ngân hàng
- Khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn, đơn giản hóa quy trình quản trị và đồng bộ hóa hệ thống: Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, xu thế quản lý tập trung nhằm đảm bảo sự đồng bộ, nhanh chóng cho hoạt động ngân hàng đang là xu thế mang đến mặt hiệu quả về mặt chi phí và hiệu suất cao hơn. Việc phát triển dịch vụ NHĐT cần chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng mang lại lợi ích dài hạn và bền vững khi nhiều chi phí giao dịch của ngân hàng được giảm thiểu. (Cao Thị Thủy, 2016)
- Đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh về nhờ thu, chi trả của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng hiệu quả hơn so với giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống. (Cao Thị Thủy, 2016)
- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng: Chính sự tiện ích có được từ loại dịch vụ này đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, phát sinh các quan hệ giao dịch và trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của dịch vụ NHĐT là rất cao. (Cao Thị Thủy, 2016)
- Dịch vụ NHĐT có thể cung cấp các dịch vụ chéo: Theo đó, ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra sản phẩm tiện ích khác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán, du lịch ... Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng đã thu hút
và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng và trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. (Cao Thị Thủy, 2016)
1.1.3.3. Đối với khách hàng
So với dịch vụ ngân hàng truyền thống, ngân hàng điện tử mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích vượt trội.
- Được cung cấp nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở bất cứ địa điểm nào và bất kỳ khoảng thời gian nào. Ngân hàng điện tử có thể phục vụ khách hàng 24/24 giờ mỗi ngày và cả 7 ngày trong tuần. Do đó, dịch vụ ngân hàng điện tử đặc biệt có ý nghĩa đối với những khách hàng không có thời gian đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng, khách hàng có số lượng giao dịch không nhiều hoặc có số lượng giao dịch nhiều nhưng số tiền từng lần giao dịch không lớn. Một tin nhắn, một cuộc điện thoại hoặc vài giây truy cập website đã có thể giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu giao dịch của mình với ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng được ngân hàng phục vụ tận nơi với những thông tin mới nhất như biến động tỷ giá, tra cứu thông tin tài chính của đối tác, xem biến động giá chứng khoán. Hơn nữa, với những bước giao dịch tiêu chuẩn chuẩn hóa, khách hàng được phục vụ tận tụy thay vì phải tùy thuộc vào thái độ phục vụ của các nhân viên ngân hàng. (Cao Thị Thủy, 2016)
- Có chi phí giao dịch thấp. Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. (Cao Thị Thủy, 2016)
- Hạn chế nhiều rủi ro trong giao dịch. Các thông tin được truyền tải trong quá trình giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng đều được mã hóa nên đảm bảo bên thứ ba không thể tiếp cận được nội dung giao dịch. Mã hóa 10 thông tin là quá trình chuyển thông tin sang một dạng mới để ngăn cản sự tiếp cận của những đối tượng nhất định và chuyển đến cho người nhận. Sau khi
nhận thông tin đã được mã hóa người nhận sẽ tiến hành giải mã để nhận được thông tin như ban đầu. (Cao Thị Thủy, 2016)