Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng tổ chức tại NHTM

1.3.1. Các yếu tố khách quan

Môi trường pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất cứ một ngành nghề nào. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, yếu tố này lại càng đóng vai trò quyết định vì tài chính ngân hàng luôn được coi là "huyết mạch của nền kinh tế" và để "huyết mạch" hoạt động thông suốt thì môi trường pháp lý phải hoàn thiện và ổn định. Đặc biệt, môi trường pháp lý ổn định và minh bạch sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ ngân hàng điện tử vì nó đảm bảo cho loại hình dịch vụ này được bảo vệ, khuyến khích phát triển và cạnh tranh công bằng với các loại dịch vụ ngân hàng khác. Mặt khác, một hệ thống pháp lý đầy đủ và chặt chẽ cũng giúp giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cũng như tăng độ an toàn cho khách hàng nói chung và khách hàng tổ chức nói riêng. (Cao Thị Thủy, 2016)

Chính sách pháp lý của chính phủ sẽ điều tiết quản lí các hoạt động ngân

hàng bao gồm mở rộng thị trường; phát triển công nghệ; quảng bá hình ảnh của các ngân hàng.... Chính sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền kinh tế thông qua luật pháp đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ. Môi trường pháp lý ổn định cũng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ được bảo đảm các hoạt động của mình chính bằng hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Chính vì vậy, môi trường pháp lý của quốc gia đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của NHĐT. (Cao Thị Thủy, 2016)

1.3.1.2. Môi trường kinh tế

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có độ nhảy cảm cao. Các ngân hàng sẽ có lợi thế trong việc tiếp thu chuyển giao các công nghệ kĩ thuật tiên tiến hiện đại trên thế giới nhưng cũng gặp phải nhiều áp lực trong việc canh tranh các ngân hàng quốc tế có kĩ thuật cao, trình độ nhân lực chuyên môn tốt. Với nguồn lực tài chính có hạn, các ngân hàng cần nghiên cứu kĩ lưỡng, chọn hướng đầu tư phát triển phù hợp cân đối giữa phát triển đa dạng sản phẩm hay tập trung chuyên sâu sản phẩm cốt lõi, đầu tư mạnh vào công nghệ ứng dụng hay cân đối mở rộng mạng lưới máy móc thiết bị. Dịch vụ NHĐT dành cho KHTC phát triển trên nền mạng Internet là chủ yếu, nên dù trong tình hình kinh tế khủng hoảng, dịch vụ Internet vẫn phát triển khá ổn định, đây sẽ là cơ hội để các ngân hàng tập trung đưa dịch vụ NHĐT trở thành lĩnh vực chiến lược của các NHTM hiện nay. Hội nhập kinh tế giúp cho các ngân hàng có cơ hội học hỏi tiếp cận những công nghệ hiện đại, kĩ năng quản lý và nguồn lực tài chính dồi dào nhưng đồng thời cũng chịu áp lực canh tranh ngày càng gay gắt từ phía các ngân hàng khác. Tìm hiểu nắm bắt các tính năng của sản phẩm NHĐT, các chiến lược phát triển sản phẩm sẽ là cơ sở giúp cho

ngân hàng phân tích các sản phẩm hiện tại trên thị trường, từ đó hoàn thiện phát triển thêm nữa các sản phẩm NHĐT của mình (Anh Minh, 2020)

1.3.1.3. Điều kiện công nghệ thông tin

An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn của ngành Ngân hàng trong thời điện tử hóa. An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt điều này vô cùng quan trọng đối với KHTC. Vì vậy nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử không thể thực hiện được. (Cao Thị Thủy, 2016)

- Phần mềm lõi Core Banking được coi là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đại với khả năng quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô, kiểm soát an toàn, xử lý giao dịch tự động nhanh chóng.

Phần mềm lõi hiện đại này sẽ giúp các ngân hàng cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh thông qua nhiều kênh phân phối (mạng ATM, ngân hàng điện thoại, ngân hàng Internet…), mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và xử lý khối lượng công việc hoặc giao dịch lớn nhưng không làm tăng chi phí tài nguyên và cơ sở hạ tầng tương ứng. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học của quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi… trong hệ thống ngân hàng. Hiện nay, một core banking hiện đại phải đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận hành nhanh và đáp ứng tính “mở”

khi ngân hàng muốn triển khai thêm một số dịch vụ khác nữa (Mobile Banking, Internet Banking, ATM…) chính vì vậy ngoài việc đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư triển khai core banking thì còn nhiều nhân tố khác trong việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Core banking đòi hỏi đồng bộ cả về mạng, bảo mật và các ứng dụng khác, nhưng hiện nay mới chỉ đồng bộ từng phần, mà chưa đáp ứng nhu cầu quản trị tập trung. Tuy rằng các kiến trúc, mạng lưới chi nhánh, mạng lưới cung cấp dịch vụ, hệ thống

mạng diện rộng, mạng cục bộ, core banking, bảo mật nhưng thiếu một thiết kế tổng thể. Do đó, trong quá trình hội nhập, các ngân hàng giờ đây cần phải chỉnh lại các quy trình nghiệp vụ và dịch vụ cung cấp cho các khách hàng theo quy chuẩn quốc tế, để từ đó triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin.

- Chữ ký điện tử. Chứng chỉ số (CA) là một tập tin có chứa đựng dữ liệu về người chủ sở hữu. Các dữ liệu này được nhà cung cấp chứng chỉ số xác nhận và chứng thực. Người sử dụng sẽ dùng chứng chỉ số mà mình được cấp để ký vào thông điệp điện tử. Việc ký chữ ký điện tử này đồng nghĩa với việc mã hóa thông điệp trước khi gửi đi qua đường truyền Internet. Lúc này chứng chỉ số cấp cho khách hàng được xem như là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là dữ liệu đã được ký và mã hóa bởi và chỉ duy nhất bởi người chủ sở hữu. Chữ ký điện tử đang dần phủ sóng đến toàn bộ các doanh nghiệp. Đây là công nghệ cấp mã bất đối xứng mã hóa dữ liệu trên đường truyền và xác định rằng:

về phía khách hàng được xác nhận là đang giao dịch, về phía Ngân hàng được xác nhận là đang thực hiện giao dịch với khách hàng. Chứng chỉ số do một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm được Ngân hàng chủ quản lựa chọn làm nhà cung cấp, cấp cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.

(Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2021) - Công nghệ bảo mật

Khi triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho KHTC vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, bảo mật nguồn dữ liệu là vấn đề sống còn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động ngân hàng điện tử là hệ thống bị xâm phạm, bị giả mạo, lừa đảo trong thanh toán, chi trả. Vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào các giải pháp công nghệ, giải pháp kỹ thuật, các chương trình phần mềm về mã khoá, chữ ký điện tử, cũng như hệ thống pháp lý về hoạt động của ngân hàng điện tử. (Nguyễn Thị Hồng

Nhung, 2021)

Vai trò quan trọng của bảo mật ngân hàng điện tử trong môi trường web, sự cần thiết phải đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, các giải pháp bảo mật cho các hệ thống công nghệ ngân hàng đã được các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Lumension Security, Check Point Software Technologies Ltd, Singapore... cung cấp cho các hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới hiện cũng đang triển khai hoạt động của mình tại Việt Nam.

- Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tổ chức Một trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho KHTC là đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của KHTC. Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập và đời sống của người dân đã có sự cải thiện rõ rệt dẫn đến sự hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng được nâng cao, đồng nghĩa với việc họ sẽ có điều kiện và nhiều nhu cầu sử dụng các dịch vụ này hơn, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích. (Cao Thị Thủy, 2016)

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một bộ phận khách hàng có thói quen và sự yêu thích thanh toán tiền mặt, cũng như không quan tâm nhiều đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đây là trở ngại lớn cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Khi cung cấp các dịch vụ này, phía ngân hàng luôn mong muốn sẽ nhanh chóng thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ nên sự hiểu biết cũng như chấp nhận sử dụng dịch vụ của khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển dịch vụ. Mặc dù các dịch vụ ngân hàng điện tử là các dịch vụ hiện đại và rất tiện ích nhưng nếu không có sự chấp nhận của khách hàng thì sẽ không thể phát triển và gây hậu quả cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải làm cho khách hàng biết rằng có những dịch vụ như vậy và hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ đó;

đồng thời ngân hàng không thể thỏa mãn với những dịch vụ mà mình đang

cung cấp, mà phải không ngừng mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình nhằm theo kịp và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)