Chủ thể thực hiện thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT

2.1. Thực trạng pháp luật về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

2.1.2. Chủ thể thực hiện thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam

Hiện nay, chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng – là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống theo Điều 6 của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP năm 2014 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 43/2019/NĐ-CP quy định về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, bao gồm:

- “Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN

- Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh) (Ngân hàng Nhà nước, 2019).”

2.1.2.1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN

Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg ngày 12 tháng 06 năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ theo Điều 1 quyết định này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng giúp Thống độc NHNN quản lý các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thực hiện quản lý công tác thanh tra, giám sát, giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, rửa tiền, tài trợ khủng bố, thực hiện các nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành ngân hàng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của NHNN. Điều luật này cũng nêu rõ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định (Thủ tướng Chính phủ, 2019).

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được nêu tại Điều 2 Quyết định số 20/2019/QĐ – TTg (Thủ tướng Chính phủ, 2019):

“1. Trình Thống đốc NHNN để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Quyết định:

a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ...

b) Chiến lược, chương trình, đề án, dự án quan trọng về đổi mới và phát triển hệ thống các TCTD, chi nhanh ngân hàng nước ngoài...

2. Trình Thống đốc NHNN quyết định, phe duyệt hoặc ban hành:

a) Kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng...

b) Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động, an toàn hoạt động ngân hàng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản, thanh lý đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài...

c) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD, giát phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

...”

Về cơ cấu, tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các vụ, cục và văn phòng; cụ thể theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm 02 vụ, 01 văn phòng và 05 cục:

- “Vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Vụ I)

- Vụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (Vụ II) - Văn phòng

- Cục thanh tra, giám sát ngân hàng I (Cục I) - Cục thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) - Cục thanh tra, giám sát ngân hàng III (Cục III)

- Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (Cục IV) - Cục Phòng, chống rửa tiền (Cục V)” (Thủ tướng Chính phủ, 2019).

Trong đó văn phòng của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có 6 phòng;

Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I và II có 6 phòng ở mỗi cục; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III, IV và V mỗi cục có 4 phòng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này do Thống đốc NHNN quy định (Thủ tướng Chính phủ, 2019).

Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiệm vụ thực hiện thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao, Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền có nhiệm vụ tiếp nhận, thu thập thông tin, báo cáo về phòng, chống rửa tiền, chuyển giao thông tin, trao đổi thông tin theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc NHNN (Ngân hàng Nhà nước, 2019).

2.1.2.2. Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh

Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 43/2019/NĐ-CP của Chính phủ “Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh là đơn vị thuộc cơ cấu, tổ chức của NHNN chi nhánh, giúp Giám đốc NHNN chi nhánh quản lý nhà nước, tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cao, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố đối với các đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật. Riêng Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tương đương Chi cục thuộc NHNN chi nhành Hà Nội, NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” (Ngân hàng Nhà nước, 2019).

Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc NHNN chi nhánh và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, tài chợ khủng bố” (Ngân hàng Nhà nước, 2019).

Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh có con dấu riêng (Ngân hàng Nhà nước, 2019).

Về tổ chức của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh gồm có Chánh Thanh tra, giám sát; các Phó Chánh Thanh tra, giám sát; các thanh tra viên ngân hàng và công chức khác (Ngân hàng Nhà nước, 2019).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh được nêu tại Điều 10 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP:

“1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Giám đốc NHNN chi nhánh phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, chương trình công tác thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của NHNN chi nhánh.

3. Thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong phạm vi QLNN của NHNN chi nhánh được giao.

4. Thanh tra vụ việc khác cho Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Giám đốc NHNN chi nhánh giao.

5. Giám sát các đối tượng giám sát ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao và theo quy định của pháp luật.

6. Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xử lý vi phạm đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật...”

Ngoài các nội dung nói trên, Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh còn đảm nhận một số chức năng, nhiệm vụ khác được nêu tại điều này của nghị định.

Đối với quy định trong Nghị định 43/2019/NĐ-CP năm 2019 về việc Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là đơn vị tương đương Chi cục thuộc NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đây là điểm khác biệt so với quy định tại thời điểm năm 2014 khi Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, theo văn bản này tại hai địa phương kể trên được thành lập Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng Tp. Hà Nội và Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh là đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (tương đương Cục I và Cục II). Sự thay đổi này là nhằm gắn hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng tại hai địa phương trên với thực tế công tác quản lý của NHNN chi nhánh, đảm bảo tính thống nhất chỉ

đạo trong quá trình hoạt động, tránh việc xa rời thực tiễn, thực hiện thiếu hiệu quả.

Ngoài ra, theo quy định mới này Cục I và Cục II thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ tập trung thực hiện các hoạt động chuyên trách ở trung ương, tách rời với công tác thanh tra, giám sát, QLNN trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở hai địa phương là Hà Nội, và Tp. Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở tầm vĩ mô.

Hình 2.1. Mô hình tổ chức của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)