CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Cơ cấu, tổ chức của cơ quan Thanh tra, giám sát trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
2.2.1.1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là tại Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc NHNN. Như đã trình bày trong nội dung về chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; cơ quan này có chức năng tham mưu cho Thống đốc NHNN, thực hiện công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và các công tác khác thuộc nội dung QLNN trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Hiện nay cơ quan này có trụ sở tại số 25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội. Trong cơ cấu, tổ chức; cơ quan này có 01 Chánh Thanh Tra, 04 Phó Chánh Thanh tra; 05 cục, 02 vụ và 01 văn phòng.
Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (Cục I) và Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) mỗi cục bao gồm 06 phòng với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phòng Tổng hợp
- Phòng Thanh tra NHTM nhà nước
- Phòng Thanh tra Ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác - Phòng Giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra
- Phòng Quản lý, giám sát vi mô NHTM nhà nước
- Phòng Quản lý, giám sát vi mô Ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III (cục III) được tổ chức thành 04 phòng - Phòng Tổng hợp và chính sách
- Phòng Thanh tra TCTD hợp tác, định chế tài chính vi mô’
- Phòng Quản lý giám sát TCTD khác
- Phòng Quản lý giám sát các định chế tài chính vi mô
Cục IV với tên gọi là Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng - Phòng Tổng hợp
- Phòng Nghiệp vụ giám sát ngân hàng
- Phòng Giám sát an toàn hệ thống các TCTD - Phòng Quản lý thông tin và xử lý dữ liệu Cục V – Cục Phòng, chống rửa tiền
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền - Phòng Tổng hợp
- Phòng Thu thập và xử lý thông tin
Vụ Thanh tra, hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng – Vụ I
- Phòng 1110 - Phòng 1114A - Phòng 1114B
Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng – Vụ II - Phòng 1105
- Phòng 1106 - Phòng 1108
Người đứng đầu các cục là Cục trưởng (riêng Vụ I và II hiện nay trong cơ cấu tổ chức không có Vụ trưởng); ngoài ra, các cục (vụ) có từ 02 đến 04 Phó Cục trưởng (Phó Vụ trưởng).
Thống đốc NHNN có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu, tổ chức của các đơn vị là cục, vụ trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cụ thể, Cục I và Cục II có chức năng thanh tra, giám sát đối với các NHTM, ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác. Việc thanh tra, giám sát những đối tượng là TCTD hợp tác, các định chế tài chính vi mô thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục III. Cục IV phụ trách việc đảm bảo an toàn cho hệ thống các TCTD bằng việc thực hiện công tác giám sát an toàn hệ thống, quản lý thông tin.
Cục V với tên gọi là Cục Phòng, chống rửa tiền thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin, hợp tác quốc tế về phòng chống, rửa tiền.
Ngoài ra, trong Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng còn 01 văn phòng, với nhiệm vụ quản lý hành chính được tổ chức thành 06 phòng chuyên trách bao gồm: phòng Tổng hợp; phòng Tổ chức nhân sự; phòng Quản lý và đạo tạo hợp tác quốc tế; phòng Pháp chế và kiểm soát nội bộ; phòng Hành chính, quản trị; và phòng Kế toán, tài vụ.
2.2.1.2. Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh
Cơ quan thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng ở địa phương được gọi là Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh. Trong tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, cơ quan thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát được tổ chức thành một phòng chuyên môn với tên gọi Thanh tra, giám sát ngân hàng (ở một số địa phương là Phòng Thanh tra).
Thanh tra, giám sát ngân hàng (Phòng thanh tra) thuộc NHNN chi nhánh thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 3, phụ lục về nhiệm vụ của các phòng và tương đương thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2017: Tham mưu, giúp Giám đốc NHNN chi nhánh:
- “Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung thu hời giấy phép thành lập, hoạt động của TCTD; chấp thuận việc mua, án, chia, tách, hợp nhất, giải thể TCTD và chấp thuận nội dung khác của các TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.
- Thực hiện việc giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể TCTD trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.
- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
- Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định.
- Thực hiện công tác QLNN về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.
- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; tiếp công dân xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
- Chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD có trụ sở chính trên địa bàn và thực hiện đình chỉ cá chứ danh nói trên theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.
- Có ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch Hội đồng thanh viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đóc Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng TMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các đơn vị này thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và đơn vị tương đương của đơn vị trực thuộc trên địa bàn.
- Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các TCTD trên địa.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo gửi NHNN theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao (Ngân hàng Nhà nước, 2017).”
Theo quy định của pháp luật hiện nay, cụ thể là trong nội dung của Nghị định số 43/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hai địa phương là Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh là đơn vị tương đương Chi cục của NHNN chi nhánh Tp. Hà Nội và NHNN chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
Ngoài một số nhiệm vụ và chức năng của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh như đã nêu trên, tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh còn có một số nhiệm vụ đặc thù được quy định như sau:
- “Thanh tra theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng:
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản ý của NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh); chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn; các đơn vị trực thuốc có trụ sở đặt tại địa bàn của các đối tượng (NHTM do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã...)
- Giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật.
- Giám sát theo quy định của pháp luật đối với đơn vị trực thuộc có trụ sở đặt địa bàn thành phố.
- Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp an toàn, xử lý vi phạm, quyết định mức độ giám sát đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh NHTM, TCTD phi ngân hàng… (Ngân hàng Nhà nước, 2019).”
Đối với chi nhánh Hà Nội, hiện nay được tổ chức thành 04 phòng chuyên môn trong đó bao gồm Thanh tra NHTM cổ phần; Thanh tra NHTM quốc doanh;
Thanh tra, giám sát; Thanh tra xét khiếu nại, tố cáo.