Nội dung và hình thức của hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT

2.1. Thực trạng pháp luật về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

2.1.6. Nội dung và hình thức của hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng

2.1.6.1. Nội dung và hình thức thanh tra trong lĩnh vực ngân hàng

Theo quy định tại Điều 55 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, hoạt động thanh tra ngân hàng gồm những nội dung như thanh tra việc chấp hành pháp luật hay còn gọi là thanh tra chấp hành (bao gồm việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, việc thực hiện các quy định trong giấy phép kinh doanh) và thanh tra rủi ro liên quan đến việc đánh giá mức độ rủi ro, khả năng, năng lực quản trị rủi ro, tình hình tài chính của các đối tượng bị thanh tra; từ kết quả của các đợt thanh tra, cơ quan thực hiện hoạt động thanh tra thực hiện nội dung đưa ra kiến nghị cho cơ quan nhà nước liên quan đến việc ban hành, hoàn thiện các văn bản pháp luật, đưa ra kiến nghị cho các đối tượng để hạn chế rủi ro, đảm bảo toàn trong hoạt động ngân hàng và hạn chế các hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật; nội dung cuối cùng của hoạt động thanh tra được quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước là nội dung phát hiện, ngăn cặn và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của cơ quan tiến hành công tác thanh tra (Quốc hội, 2010).

Ngoài ra tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP bổ sung thêm nội dung “xem xét, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua

việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi to, khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Đối với hình thức của thanh tra ngân hàng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP như sau:

- “Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đê dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (Ngân hàng Nhà nước, 2019).

2.1.6.2. Nội dung và hình thức của giám sát trong lĩnh vực ngân hàng

Nội dung của hoạt động giám sát ngân hàng được nêu trong Điều 58 Luật Ngân hàng Nhà Việt Nam năm 2010:

- “Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng.

- Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng.

- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD; xếp hạng các TCTD hàng năm.

- Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

- Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật (Quốc hội, 2010).

Trong Nghị định số 26/2014/NĐ-CP năm 2014 và Nghị định số 43/2019/NĐ-CP năm 2019, quy định chi tiết hơn một số nội dung giám sát ngân hàng như sau:

- “Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng; kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng với giám sát an toàn của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng và biện pháp khắc phục khi bị áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2010;

- Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hằng năm theo mức độ an toàn;

- Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về hệ thống các TCTD; các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

- Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật (Ngân hàng Nhà nước, 2019).

Giám sát ngân hàng gồm những hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP, năm 2014:

“a) Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định;

b) Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng...

c) Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô...”

Như vậy, thanh tra và giám sát ngân hàng là hai hoạt động rất quan trọng trong quá trình QLNN về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Là một ngành nghề mang tính đặc thù về rủi ro hệ thống cao lại có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế nên lĩnh vực ngân hàng cần được bảo đảm sự an toàn, lành mạnh; ngoài sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng, cần phải chú trọng đến khâu quản lý để luôn đặt các TCTD dưới sự kiểm soát của Nhà nước, tránh việc lạm dụng quyền lợi, nghĩa vụ, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đó là lý do nhà nước sử dụng thanh tra, giám sát như một công cụ hữu hiệu để quản lý các TCTD trên thị trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)