Thực trạng quy định pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông trong ngân hàng thương mại thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2. Thực trạng quy định pháp luật quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt

2.2.1 Thực trạng quy định pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông trong ngân hàng thương mại thương mại cổ phần

Cổ đông được biết đến là người mua cổ phần hay góp vốn vào công ty. Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của cổ đông theo Luật Các TCTD 2010, sửa đổi, bổ sung 2017, Luật DN 2020, Luật chứng khoán 2019 và Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán. Có khẳng định rằng “quy định về quyền của cổ đông là điều kiện quan trọng nhất để bảo vệ cổ đông và là phương tiện để cổ đông có thể bảo vệ mình” (Bùi Xuân Hải, 2011).

Trước hết, cổ đông trong NHTMCP có đầy đủ các quyền theo quy định tại Điều 53 Luật các TCTD 2010, Điều 115,116,117,118 Luật DN 2020, Điều lệ ngân hàng và pháp luật có liên quan như: “ Được tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; Được ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”

Ngoài ra, cổ đông NHTMCP được ghi nhận thêm các quyền tại Điều 41 Luật chứng khoán 2019, Cụ thể, Luật chứng khoán 2019 bổ sung một số quyền quan trọng của cổ đông trong công ty đại chúng, đó là: quyền được đối xử công bằng, quyền được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật; quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.

Thứ nhất, quyền được đối xử công bằng. Theo đó, quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 12 Điều lệ mẫu “ Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ đông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và công bố đầy đủ cho cổ đông;”

Thứ hai, “quyền được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật” được quy định tại Điểm k Khoản 1

Điều 12 Điều lệ mẫu. Đây vẫn được xem là một quy định bất cập về việc liên kết tạo thành nhóm cổ đông. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 122 Luật DN thì “cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung Sổ đăng ký cổ đông – văn bản lưu giữ thông tin cổ đông – được lưu giữ tại trụ sở chính của ngân hàng hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán” . Hơn nữa các thông tin liên quan đến cổ đông và danh sách cổ đông thì không nằm trong các thông tin mà Ngân hàng phải công bố theo quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán của NHTMCP. Điều này dẫn tới sự lúng túng, bất lợi khi các cổ đông tìm người liên kết để gộp phiếu mà các NHTMCP có thể không cung cấp thông tin vì nhiều lý do khác nhau.

Thứ ba, quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 12 Điều lệ mẫu “quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình và đề nghị đình chỉ, hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.

“Mỗi Nghị quyết trái quy định pháp luật của ĐHĐCĐ có thể gây thiệt hại nhất định cho ngân hàng và các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số.” (Quách Thúy Quỳnh, 4/2010). Theo quy định tại Điều 151 của Luật DN thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: “Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ ngân hàng; Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc điều lệ ngân hàng”

Bên cạnh đó, pháp luật cũng trao cho cổ đông một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình, đó là quyền khởi kiện. Đây được xem là phương thức bảo vệ quyền và lợi ích cho cổ đông tốt và hiệu quả nhất, quy định tại Điều 166 Luật DN 2020 cho phép tất cả “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh ngân hàng khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”. Đây là điểm mới nhằm khắc phục hạn chế của Luật DN 2014 khi các cổ đông hoặc nhóm cổ đông này còn phải đáp ứng điều kiện về thời gian sở hữu cổ phần liên tục trong 06 tháng. Mặc dù vậy, việc quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu là 1%, điều kiện này là không cần thiết bởi lẽ chỉ các cổ đông có thể liên kết thành

nhóm cổ đông để đáp ứng được điều kiện này nhưng chỉ mang tính đối phó với quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các quy định của pháp luật về quyền của cổ đông là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên các nghiên cứu trong thời gian gần đây của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) đã nhận định rằng, “Việt Nam luôn nằm trong nhóm các nước có chỉ số bảo vệ quyền và các lợi ích của cổ đông kém”. Qua đó, vấn đề thực thi pháp luật Việt Nam chưa thực sự hiệu quả mà nguyên nhân được nhiều chuyên gia nhận định rằng điều này xuất phát từ chính nhận thức của các cổ đông, trong đó có cổ đông của NHTMCP về bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Về tỷ lệ sở hữu cổ phần, theo quy định tại Điều 55 Luật các TCTD 2010 và Khoản 14 Điều 1 Luật các TCTD 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“- Đối với cổ đông là cá nhân thì không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

- Đối với cổ đông là tổ chức thì Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp như: Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết; Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

- Bên cạnh đó, Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng”.

Như vậy, các cổ đông trong NHTMCP bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần so với các cổ đông trong công ty đại chúng thông thường cho thấy sự khắt khe trong quy định của lĩnh vực đặc thù này. “Quy định này là cần thiết để thiết lập và phát triển một hệ thống quản trị hiện đại, sẽ không có một cổ đông nào có thể thâu tóm quyền hành, tự quyết mọi vấn đề trong ngân hàng khi đã bị giới hạn một mức sở hữu cổ phần nhất định, thấp hơn các tỷ lệ số phiếu biểu quyết để thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ” (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2018). Bởi lẽ, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nhưng lại có đối tượng kinh doanh đặc biệt, luôn có những rủi ro tiềm ẩn và có những ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)