Các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, CÁC KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2 Các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở những định hướng hoàn thiện pháp luật quản trị NHTMCP, nội dung pháp luật quản trị NHTMCP ở Việt Nam cần được hoàn thiện, nhìn từ những hạn chế, bất cập nêu trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật quản trị NHTMCP như sau:

3.2.1. Về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông

Những hạn chế trong quy định về quyền cổ đông trong CTCP nói chung và NHTMCP nói riêng là nguyên nhân căn bản cho những vi phạm về quyền cổ đông trên thực tế diễn ra phổ biến. Chính vì lý do đó, với nội dung bảo đảm quyền cổ đông, pháp luật quản trị NHTMCP cần phải hoàn thiện những quy định sau:

Một là, về quyền yêu cầu HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ

Như đã trình bày, quy định cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng mới có quyền yêu cầu HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ đang tồn tại những bất cập. Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Các TCTD cần sửa đổi theo hướng tương đồng với quy định của Luật chứng khoán 2019 và Luật DN 2020 như sau: “ ĐHĐCĐ họp bất thường theo quyết định triệu tập họp của HĐQT trong trường hợp: Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ ngân hàng”

Hai là, về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Hạn chế sự lạm dụng quyền chi phối của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng là một yêu cầu bắt buộc bảo đảm thực hiện nguyên tắc bảo đảm công bằng giữa các cổ đông” (Nguyễn Thị Lan Hương, 2014). Theo quy định tại Khoản 4 Điều 52 Luật Các TCTD 2010 thì “Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác

Khoản 4 Điều 52 Luật Các TCTD cần sửa đổi theo hướng: “Mọi cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Việc bảo lưu quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông nhà nước (tổ chức do Chính phủ uỷ quyền) như hiện nay là không cần thiết, thiếu minh bạch và tạo ra sự “bất bình đẳng” giữa các cổ đông.

Đặc biệt là đối với NHTMCP, nếu quyền ưu đãi biểu quyết tập trung vào một số cổ đông sáng lập thì thực chất việc thực hiện quyền ưu đãi biểu quyết sẽ làm vô hiệu hoá quyền biểu quyết của cổ đông phổ thông nói chung và đặc biệt là cổ đông có vốn góp chi phối ngoài cổ đông sáng lập.

Ba là, về quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ)

Như đã phân tích, quy định tại Khoản 1 Điều 166 LDN hiện nay là một “rào cản” đối với việc thực hiện quyền của cổ đông. LDN cần sửa đổi theo hướng quy định mở rộng hơn quyền trực tiếp khởi kiện cho cổ đông, cụ thể: các quy định về quyền khởi kiện cần được xác định trên cơ sở bản chất của vấn đề chứ không nên ấn định tỷ lệ % sở hữu cổ phần. Theo đó, mọi cổ đông của NHTMCP đều có quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ của NHTMCP mà không quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông.

3.2.2. Về mô hình quản trị của ngân hàng thương mại cổ phần Thứ nhất, các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về ĐHĐCĐ

Về thời gian thông báo mời họp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cổ đông trong NHTMCP tham gia dự họp và bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của chính mình. Theo đó pháp luật cần nâng thời gian mời mời họp ĐHĐCĐ thường niên quy định tại Khoản 1 Điều 143 Luật DN chậm nhất từ 21 ngày trước ngày khai mạc lên 28 ngày theo thông lệ quốc tế.

Thứ hai, các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về HĐQT

Một là, về thành viên độc lập của HĐQT của NHTMCP. Nhằm nâng cao hiệu quả, tăng cường tính minh bạch, công khai của hoạt động quản trị NHTMCP thì quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật các TCTD phải thay đổi theo hướng tăng thêm số lượng thành viên độc lập nhằm tạo sự thống nhất với quy định mới của Luật chứng khoán 2019 áp dụng cho các công ty đại chúng, cụ thể số thành viên độc lập HĐQT phải đảm bảo quy định như sau: “ i)Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp NHTMCP có số thành viên HĐQT từ 03 đến 05 thành viên; ii) Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp NHTMCP có số thành viên HĐQT từ 06 đến 08 thành viên; iii) Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp NHTMCP có số thành viên HĐQT từ 09 đến 11 thành viên.”

Hai là, về thẩm quyền và trách nhiệm của thành viên độc lập HĐQT: Luật các TCTD 2010 mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên độc lập HĐQT mà chưa có quy định nào xác định thế nào là thành viên độc lập, cũng chưa có các quy định về quyền và trách nhiệm của thành viên này để có sự khác biệt với các thành viên HĐQT còn lại và nhằm phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng

đối với thành viên này. Việc thiếu vắng những quy định này có thể dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng đến nhận thức về vai trò, cũng như hiệu quả hoạt động của thành viên độc lập HĐQT trong cơ cấu quản trị của NHTMCP. Từ đó, có thể thấy việc có những quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của thành viên độc lập HĐQT là thực sự cần thiết, có ý nghĩa về nhiều mặt như thay đổi nhận thức, hiểu biết của các chủ thể về vai trò của thành viên độc lập HĐQT; nâng cao hiệu quả hoạt động thực tế của thành viên độc lập HĐQT đối với hiệu quả hoạt động QTCT trong NHTMCP. Do vậy, Luật Các TCTD cần bổ sung các nội dung mang tính nguyên tắc chung về quyền và nghĩa vụ của thành viên độc lập HĐQT (ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho tất cả các thành viên HĐQT), đặc biệt là các quyền của thành viên độc lập HĐQT trong các vấn đề như:

- Giám sát hoạt động của người quản lý, điều hành tại NHTMCP trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến giao dịch của những người này và người có liên quan với NHTMCP, quyết định phân bổ lợi nhuận của NHTMCP;

- Giám sát hoạt động công bố thông tin của NHTMCP theo quy định của pháp luật và đảm bảo về tính kịp thời, chính xác của các thông tin được công bố;

Ba là, về nhiệm kỳ của thành viên độc lập HĐQT. Khi các thành viên HĐQT phục vụ đủ lâu tại ngân hàng, họ sẽ có thời gian để hiểu rõ những vấn đề của ngân hàng và hoà nhập được với văn hóa ngân hàng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một thành viên độc lập HĐQT nắm giữ chức vụ càng lâu thì càng dễ trở nên thiếu khách quan và không còn độc lập khi tham gia vào các quyết định của HĐQT. Chính vì lý do đó, theo thông lệ quốc tế, việc quy định về nhiệm kỳ của thành viên độc lập HĐQT là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của thành viên độc lập HĐQT. Với những bất cập về việc giới hạn nhiệm kỳ và những khó khăn của các NHTMCP khi tìm kiếm thành viên độc lập HĐQT, Luật Các TCTD cần phải sửa đổi theo hướng nới rộng hơn giới hạn nhiệm kỳ của thành viên độc lập HĐQT hoặc cần có những quy định chi tiết hơn về vấn đề này để đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện quy định trên thực tế.

Thứ ba, các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Ban kiểm soát

Trên thực tế, hoạt động của BKS chưa cho thấy sự độc lập hiệu quả mà yêu cầu của QTCT đặt ra. Để khắc phục tình trạng này, pháp luật cần có những quy định bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BKS.

Về tính độc lập BKS trong NHTMCP: phân tích ở Chương 2 cho thấy, các quy định về BKS hiện nay khiến cho hoạt động trong các NHTMCP còn mang nặng yếu tố hình thức. Hoạt động của BKS chưa cho thấy sự độc lập, hiệu quả mà cơ quan này mang lại, thậm chí còn có tình trạng BKS bị vô hiệu hóa, hoàn toàn không có quyền lực trong NHTMCP, hoạt động theo sự sắp xếp, chỉ đạo của các cổ đông lớn, HĐQT hoặc BGĐ. Vì vậy, các quy định pháp luật quản trị NHTMCP cần sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế bầu ra BKS, theo đó, cơ chế hiệu quả nhất là cổ đông nếu đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT, BGĐ không được quyền đề cử, giới thiệu và bỏ phiếu bầu ra các thành viên BKS. Cần có các thành viên BKS độc lập là người ngoài NHTMCP đó. Cơ chế này cho phép BKS có thể khách quan trọng vai trò giám sát hoạt động của HĐQT và BKS, tránh tình trạng BKS hoạt động vì lợi ích của HĐQT và BGĐ.

3.2.3. Về minh bạch trong báo cáo và công bố thông tin

Mức độ minh bạch và công bố thông tin của một ngân hàng là một khái niệm mang tính lý thuyết và rất khó đo lường một cách trực tiếp. So với các ngành khác, quy mô tài sản hữu hình của ngân hàng là nhỏ so với tổng tài sản, các nhà đầu tư chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng và chất lượng tài sản chỉ từ số liệu được ngân hàng công bố. Tuy nhiên, các số liệu kế toán tổng hợp thông thường chưa cung cấp đủ thông tin cho công chúng, do các thông tin quan trọng nhất thường nằm trong chi tiết về các nguồn thu nhập và chi phí, hoặc chất lượng tài sản. Vì vậy, một bộ chỉ số dựa trên các chỉ tiêu công bố thông tin được tiêu chuẩn hóa cần được phát triển để đánh giá tình hình minh bạch và công bố thông tin của các ngân hàng.”

(Phạm Mạnh Hùng, 2021). Vì thế, trong thời gian tới, trước hết cần có những quy định về vấn đề này trong các văn bản quy phạm pháp luật, sau đó cần sớm nghiên cứu xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)