CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Thực trạng quy định pháp luật quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt
2.3.2. Những bất cập, hạn chế
Pháp luật quản trị NHTMCP mặc dù đã được sửa đổi, cập nhật và bổ sung trong thời gian qua, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế như sau:
Một là, vấn đề tách bạch giữa quản trị và điều hành: pháp luật hiện nay vẫn chưa có sự phân định một cách rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, do đó điều này dẫn đến hệ quả là, chủ tịch Hội đồng quản trị vẫn còn can thiệp khá sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị không tập trung được các nguồn thông tin chủ yếu về hoạt động ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro. Như vậy có thể thấy, pháp luật quản trị NHTMCP chưa phân định rõ chức năng quản lý với chức năng điều hành.
Hai là, vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số thì pháp luật có rất ít những quy định về việc bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số thì dẫn đến tình trạng quyền lợi của họ sẽ không được bảo đảm công bằng, bình đẳng trong công ty qua việc quyết định các vấn đề, nêu ý kiến và quan điểm trong các cuộc họp và làm việc
tại công ty. Hơn nữa,tiến trình xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ cổ đông thiểu số dường như đang diễn ra chậm chạp.
Ba là, quy định trách nhiệm minh bạch trong báo cáo và công bố thông tin về các lợi ích liên quan của người quản lý, điều hành NHTMCP chưa cụ thể, thiếu các quy định về xử phạt mạnh tay khi các NHTMCP gian dối trong báo cáo và chậm công bố tin. Điều này dẫn tới hệ lụy là cổ đông chưa kiểm soát được các giao dịch của NHTMCP với các bên liên quan.
Bốn là, pháp luật chưa có quy định cụ thể để xác định “chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” của thành viên HĐQT, những người quản lý, điều hành trong NHTMCP. Pháp luật quy định yêu cầu thành viên HĐQT, Ban giám đốc phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về “đạo đức nghề nghiệp” nhưng lại không có quy định nào hướng dẫn như thế nào thì được coi là có đạo đức nghề nghiệp. “Điều này đã tạo kẽ hở cho việc lựa chọn người không đủ phẩm chất vào vị trí người lãnh đạo, điều hành NHTMCP, dẫn đến các vụ việc của Eximbank, ACB, OceanBank, GPBank, Sacombank, Đông Á Bank…” (Phan Phương Nam, 2019)
Năm là, NHTMCP chưa thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.Mặc dù, theo quy định của pháp luật BKS có vai trò trực tiếp giám sát HĐQT và BGĐ tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều đánh giá cho rằng vai trò của BKS rất mờ nhạt, thậm chí không tồn tại, hoặc nếu có thì cũng chỉ tồn tại một cách hình thức. Trong nhiều trường hợp, BKS còn được cho lực lượng tiếp tay, hỗ trợ cho HĐQT, GĐ (TGĐ) thực hiện hành vi xâm hại tới lợi ích của cổ đông, dẫn đến xảy ra nhiều sai phạm gây thất thoát tài sản của ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến bất cập này là “do chúng ta chưa thiết lập được cơ chế kiểm soát từ phía NHNN nhằm bảo đảm cho các NHTMCP tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.” (Phan Phương Nam, 2019)
Sáu là, quy định về thành viên độc lập trong HĐQT chưa thực sự hiệu quả.
Mặc dù Luật DN 2020 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên HĐQT, tuy nhiên trên thực tế có trường hợp những thành viên HĐQT có vai trò độc lập nhưng thực chất lại là người của các nhóm cổ đông lớn được vào để tạo sức ảnh hưởng. Do
đó, vai trò thực chất của thành viên độc lập HĐQT sẽ không còn, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, các quyết định của HĐQT trong NHTMCP.
Cho đến hiện nay, pháp luật cũng chưa đưa ra khái niệm về thành viên độc lập HĐQT, việc tuyển chọn thành viên độc lập trong các NHTMCP hiện nay vẫn chưa thực sự tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên độc lập. Tuy vậy, so với các công ty đại chúng thông thường, việc bầu thành viên HĐQT độc lập trong cơ cấu HĐQT tại các NHTMCP được thực hiện sớm và có phần tốt hơn. Tuy nhiên, tính đến năm 2021, trong cơ cấu HĐQT nhiều NHTMCP thường chỉ có một thành viên độc lập như HĐQT của MSB bao gồm 06 thành viên trong đó có Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT, 01 thành viên độc lập và 04 thành viên còn lại đều là thành viên HĐQT điều hành hoặc người đại diện cho cổ đông lớn…).
Bảy là, hoạt động giám sát ngân hàng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng theo các yêu cầu trong 25 nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Pháp luật quản trị ngân hàng thương mại nói chung và NHTMCP nói riêng đóng vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc thực thi pháp luật về quản trị NHTMCP hiệu quả góp phần tăng cường tính minh bạch hoạt động của các ngân hàng này, đồng thời cũng giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động và đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng. Khung pháp luật về quản trị NHTMCP ở Việt Nam hiện nay cơ bản được quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng những quy định pháp luật này vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, hạn chế cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Đó là vấn đề tách bạch giữa quản trị và điều hành, vấn đề về bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, vấn đề về minh bạch trong báo cáo và công bố thông tin trong hoạt động quản trị NHTMCP.
Việc thực thi pháp luật và các thông lệ quản trị NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được cải thiện một cách đáng kể, đem lại cho NHTMCP rất nhiều lợi ích, đặc biệt nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, việc thực thi pháp luật quản trị và hiệu quả hoạt động của quản trị NHTMCP ở nước ta còn khá chậm chạp và mờ nhạt. Vẫn còn nhiều vi phạm xảy ra liên quan đến đảm bảo quyền và lợi ích của cổ đông, hoạt động của BKS và vấn đề minh bạch báo cáo
và công bố thông tin của NHTMCP. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn tới những vi phạm trên nhưng chủ yếu xuất phát từ chính nhận thức, ý thức của các cổ đông, của người quản lý, điều hành NHTMCP còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có sự phân định rạch ròi về thành viên độc lập HĐQT, Ban kiểm soát từ đó chưa phát huy được đúng vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ.