Thực trạng quy định của pháp luật về giám sát hoạt động quản trị ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2. Thực trạng quy định pháp luật quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt

2.2.4 Thực trạng quy định của pháp luật về giám sát hoạt động quản trị ngân hàng thương mại cổ phần

Toàn cầu hóa vẫn đang là một “xu thế tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống tín dụng, yêu cầu liên tục nâng cao chất lượng của công tác giám sát ngân hàng” (Bùi Văn Hải, 2021), trong đó đóng vai trò hết sức quan trọng là cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trong giai đoạn 2015-2020, CQTT, Giám sát NN đã nghiên cứu, tham mưu Thống đốc NHNN ban hành các quy định về hoạt động giám sát ngân hàng, giúp chuẩn hóa và thống nhất hoạt động, nội dung, trình tự, thủ tục giám sát TCTD trong toàn hệ thống.

Cụ thể, “Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 1/8/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng; Thông tư 04/2018/TT-NHNN ngày 12/3/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2017/TT-NHNN, trong đó bổ sung quy định về áp dụng can thiệp sớm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD ; Sổ tay giám sát ngân hàng hướng dẫn về các nội dung mang tính chuyên môn, kỹ thuật trong hoạt động giám sát ngân hàng.

Quy định tại Khoản 12 Điều 6 Luật NHNN năm 2010 xác định NHNN là chủ thể có trách nhiệm giám sát nội dung, hoạt động liên quan đến NHTMCP. Theo đó, các NHTMCP và các cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm trong việc cung cấp đầy đủ thông tin, nguồn tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị của NHTMCP sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh việc giám sát của NHNN thì các NHTMCP còn chịu sự giám sát của

“Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam” theo quy định tại Điều 7,8,16 TT 96/2020/TT-BTC về Hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Như vậy, mặc dù chịu sự giám sát của nhiều cơ quan, công tác giám sát ngân hàng nói chung và NHTMCP nói riêng hiện vẫn phải đối diện với những khó khăn nhất định, yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới. Do đó, có thể nhận định rằng: “ pháp luật quản trị NHTMCP không thể hoàn thiện nếu chỉ có những quy định pháp luật liên quan đến nội dung hoạt động quản trị ngân hàng mà không có những quy định pháp luật về một cơ quan giám sát ngân hàng chuyên biệt đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị NHTMCP nói riêng.”

Tóm lại, từ những phân tích thực trạng nội dung pháp luật quản trị NHTMCP trên, tác giả rút ra được một số kết luận sau:

Thứ nhất, khung pháp luật về quản trị NHTMCP ở Việt Nam hiện nay về cơ bản đã được đảm bảo.

Với các văn bản quy phạm pháp luật là Luật các TCTD 2010, sửa đổi, bổ sung 2017, LDN, LCK, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Thông tư 96/2020/TT-BTC..., có thể thấy, khung pháp luật về quản trị NHTMCP ở Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và thị trường chứng khoán. Hàng loạt các văn bản pháp luật mới được ban hành với nhiều điều luật được sửa đổi, bổ sung cùng nhiều quy định mới đã giải quyết được những khó khăn trong thực tế và chạm đến thông lệ tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng quản trị NHTMCP ở Việt Nam hiện nay. “Đây được xem là thành công bước đầu khi các văn bản pháp luật này đã quy định khá đầy đủ và thống nhất các nội dung hay các yếu tố cấu thành của khung pháp luật quản trị NHTMCP. Đặc biệt, nội dung các quy định pháp luật quản trị NHTMCP hiện nay đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản của quản trị công ty, đó là giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông và những người quản lý, điều hành, bên cạnh đó, cũng dần có sự quan tâm nhất định tới việc điều hòa lợi ích đối với các bên liên quan của công ty.” (Phan Đăng Hải, 2019) Thứ hai, nội dung các quy định pháp luật quản trị NHTMCP đã đáp ứng yêu cầu khắt khe của hoạt động quản trị NHTMCP bằng việc đặt ra những điều kiện cao hơn so với pháp luật quản trị công ty thông thường. Cụ thể:

Một là, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Các quy định của Luật DN 2020 và Nghị định 155/2020/NĐ-CP đã có các quy định quản trị NHTMCP tập trung vào việc tạo điều kiện cho cổ đông tham gia vào quản lý và giám sát NHTMCP , đặc biệt bảo vệ đối với cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số trong ngân hàng. Nghị định 155/2020/NĐ-CP áp dụng đối với NHTMCP đã niêm yết cũng quy định chi tiết các nội dung báo cáo của HĐQT và BKS tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên và yêu cầu HĐQT phải xây dựng, trình ĐHĐCĐ thông qua Quy chế nội bộ về QTCT. “Tất cả các quy định này thể hiện pháp luật quản trị NHTMCP chú trọng việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông NHTMCP theo hướng đề cao vai trò của ĐHĐCĐ – cơ quan chủ sở hữu công ty – trong việc QTCT” (Hà Thị Thanh Bình, 2013)

Hai là, liên quan đến HĐQT. So với các quy định chung của Luật DN đối với thành viên HĐQT, cùng Luật các TCTD và Nghị định 155/2020/NĐ-CP đặt ra thêm khá nhiều các yêu cầu về điều kiện và trách nhiệm của thành viên HĐQT. Điều này là phù hợp với tính chất của quản trị NHTMCP, bởi lẽ hoạt động của NHTMCP chứa đựng rất nhiều rủi ro, chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía NHNN và khi tham gia thị trường chứng khoán thì đây lại nơi mà phần lớn các cổ đông không thể tham gia trực tiếp vào việc quản lý công ty. Các quy định về HĐQT của NHTMCP có những yêu cầu rất cao về: i) Điều kiện, quy trình ứng cử, đề cử thành viên HĐQT; ii) Tư cách thành viên HĐQT; iii) Thành phần HĐQT; iv) Quyền và trách nhiệm của thành viên HĐQT nói riêng và HĐQT NHTMCP nói chung, pháp luật đang dần có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người quản lý, giữa người quản lý với người điều hành.

Ba là, liên quan đến BKS. Pháp luật quản trị NHTMCP quy định chi tiết hơn so với LDN và Luật các TCTD về tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên BKS. Ngoài ra, Nghị định 155/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của KSV và BKS, về cuộc họp BKS như số lần họp tối thiểu trong năm, điều kiện để cuộc họp hợp lệ, quyền yêu cầu thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) và đại diện kiểm toán độc lập tham dự và trả lời các vấn đề mà KSV quan tâm.

Bốn là, liên quan đến chế độ báo cáo và công bố thông tin. Các quy định về báo cáo công bố thông tin của NHTMCP cụ thể hơn rất nhiều so với CTCP thông thường khi ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD, Luật DN, TT 35/2015/TT-

NHNN, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, còn phải tuân theo yêu cầu của Thông tư 96/2020/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK.

Thứ ba, pháp luật quản trị NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển trong việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty.

Thông qua quy định về các yêu cầu, nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về QTCT đã từng bước được nội luật hóa trong các văn bản pháp luật của Việt Nam.

Các quy định trong Luật DN, Luật các TCTD, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn được xây dựng trên cơ sở Bộ các nguyên tắc về QTCT của OECD và điều kiện thực tế tại Việt Nam đã hiện thực hoá các mục tiêu của QTCT thể hiện ở các phương diện sau: “ i) Các quy định pháp luật tập trung vào việc tăng cường việc bảo vệ các quyền của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ. Đảm bảo những quyền lợi cơ bản của các cổ đông như: quyền được ghi nhận sở hữu, quyền tham gia ĐHĐCĐ, quyền được phân chia lợi nhuận, quyền được tiếp nhận thông tin… được tôn trọng và bảo vệ; ii) Các quy định pháp luật đã quan tâm tới việc đảm bảo việc đối xử công bằng giữa các cổ đông.” (Phan Đăng Hải, 2019). Theo đó, đã có các quy định nhằm bảo vệ các cổ đông nhỏ bị đối xử không công bằng, đảm bảo các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ không lợi dụng ưu thế của mình để tiếp cận các thông tin nội bộ, tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng được ưu đãi trong việc phân chia lợi nhuận; iii) Nhiều quy định xuất hiện đã góp phần tăng cường tính minh bạch trong hoạt động QTCT. iv) Các quy định pháp luật đã tập trung nâng cao chất lượng trong hoạt động của các thành viên HĐQT và BKS ngân hàng.

Mặc dù, pháp luật về quản trị NHTMCP trong những năm gần đây đã có những cải thiện và tiếng bộ nhất định nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: chưa có sự thống nhất trong nhiều quy định của pháp luật, quy định về các tiêu chuẩn đặt ra đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của NHTMCP còn không đồng đều, có sự chênh lệch so với thông lệ quản trị công ty trên thế giới, chưa đưa ra những hướng dẫn cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho các NHTMCP có thể thực thi pháp luật.

2.3 Thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)