CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CIC
2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư CIC
2.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Bảng so sánh ngang báo cáo KQHĐKD Đơn vị: VND
CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối
2018 - 2019 2019 - 2020 2018-19 2019-20 1 Doanh thu BH&CCDV 114.355.439.323 220.619.829.649 246.264.589.125 106.264.390.326 25.644.759.476 92,92% 11,62%
2 Khoản giảm trừ DT - - - - - - -
3 DTT về BH&CCDV 114.355.439.323 220.619.829.649 246.264.589.125 106.264.390.326 25.644.759.476 92,92% 11,62%
4 GVHB 104.120.627.504 200.307.330.169 223.864.350.254 96.186.702.665 23.557.020.085 92,38% 11,76%
5 LNG về BH&CCDV 10.234.811.819 20.312.499.480 22.400.238.871 10.077.687.661 2.087.739.391 98,46% 10,28%
6 Doanh thu HĐTC 116.379.779 33.416.765 86.156.160 (82.963.014) 52.739.395 -71,29% 157,82%
7 Chi phí tài chính 4.119.726.387 13.572.812.441 14.962.265.364 9.453.086.054 1.389.452.923 229,46% 10,24%
8 Chi phí bán hàng - - - - - - -
9 Chi phí QLDN 4.970.030.799 5.385.991.134 6.043.261.231 415.960.335 657.270.097 8,37% 12,20%
10 LN thuần từ HĐKD 1.261.434.412 1.387.112.670 1.480.868.436 125.678.258 93.755.766 9,96% 6,76%
11 Thu nhập khác 0 1.818.183.340 402.030 1.818.183.340 (1.817.781.310) 0,00% -99,98%
12 Chi phí khác 1.935.228 1.780.724.926 1.214.235 1.778.789.698 (1.779.510.691) 91916,29% -99,93%
13 LN khác -1.935.228 37.458.408 (812.205) 39.393.636 (38.270.613) -2035,61% -102,17%
14 Tổng LNTT 1.259.499.184 1.424.571.078 1.480.056.231 165.071.894 55.485.153 13,11% 3,89%
15 Chi phí thuế TNDN 251.899.837 284.914.216 296.011.246 33.014.379 11.097.030 13,11% 3,89%
16 LNST 1.007.599.347 1.139.656.862 1.184.044.985 132.057.515 44.388.123 13,11% 3,89%
Nguồn: BCTC các năm của CTCP Đầu tư CIC
Bảng 2: Báo cáo kết quả HĐKD thay đổi theo khuynh hướng
CHỈ TIÊU 2018 2019 2020
1 Doanh thu BH&CCDV 100% 192,92% 215,35%
2 Khoản giảm trừ DT 100% - -
3 DTT về BH&CCDV 100% 192,92% 215,35%
4 GVHB 100% 192,38% 215,00%
5 LNG về BH&CCDV 100% 198,46% 218,86%
6 Doanh thu HĐTC 100% 28,71% 74,03%
7 Chi phí tài chính 100% 329,46% 363,19%
8 Chi phí bán hàng 100% - -
9 Chi phí QLDN 100% 108,37% 121,59%
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 100% 109,96% 117,40%
11 Thu nhập khác 100% - 0,00%
12 Chi phí khác 100% 92016,29% 62,74%
13 LN khác 100% -1935,61% 60,85%
14 Tổng LNTT 100% 113,11% 117,46%
15 Chi phí thuế TNDN 100% 113,11% 117,46%
16 LNST 100% 113,11% 117,46%
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP đầu tư CIC Thông qua bảng số liệu về KQKD của CTCP Đầu tư CIC, ta có thể thấy được xu hướng đi lên trong HĐKD của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018 - 2020. Đặc biệt vào năm 2019, hầu hết mọi chỉ tiêu trong báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp đều tăng lên trừ doanh thu hoạt động tài chính. Có thể trong năm này, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp không nhiều như năm trước. LNST của doanh nghiệp tăng 132 triệu đồng, tương đương 13,05% so với 2018. Phần lợi nhuận này chủ yếu đến từ HĐKD của doanh nghiệp, ngoài ra còn có lợi nhuận khác. Năm 2019 nhờ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…
mà lợi nhuận khác của doanh nghiệp tăng từ âm lên dương và đạt ngưỡng 37 triệu đồng, đây cũng là năm duy nhất doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận khác dương.
Bước sang đến năm 2020, khi nền kinh tế thế giới bị sự đứt gãy, gián đoạn nghiêm trọng do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 lây lan trên diện rộng, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không kém, rất nhiều doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải đối mặt với tình thế rối ren, hoạt động sản xuất ảm đạm, đứng trước nguy cơ phá sản.
Trước bối cảnh như vậy HĐKD của công ty vẫn có dấu hiệu nhích lên, tuy không tăng trưởng mạnh như năm 2019 nhưng doanh nghiệp cũng đã đạt được mức doanh thu hơn
246 tỷ đồng, ghi nhận hơn 25 tỷ đồng so với năm liền trước, tương ứng 11,62%, gần gấp đôi mức tăng trưởng của ngành xây dựng là 6,67% (Tổng cục Thống kê, 2020). LNST của doanh nghiệp đạt 1 tỷ 183 triệu đồng, hơn 44 triệu đồng so với năm liền trước, tương ứng 3,89%. Doanh thu HĐTC tăng 52 triệu đồng, tương ứng 157,82% do tiền lãi từ khoản tiền gửi ở ngân hàng của doanh nghiệp nâng lên. Mức lợi nhuận này không phải mức tăng trưởng mạnh nhưng trong tình hình kinh tế suy giảm cũng đã chứng tỏ sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc đảm bảo hiệu quả HĐKD.
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP đầu tư CIC Có thể nhìn thấy được từ biểu đồ, GVHB của doanh nghiệp tăng giảm tương ứng với DTT, đây là một sự biến động tốt. Trong giai đoạn 2018-2020, cả 3 đường chỉ tiêu đều gần như trùng nhau cho thấy doanh nghiệp đã và đang làm tốt ở khâu quản lý CP đầu vào luôn ổn định với doanh thu và lợi nhuận. Đường LNG nằm trên 2 đường còn lại cho thấy mức độ tăng của lội nhuận gộp mạnh hơn DTT và GVHB.
0.00%
50.00%
100.00%
150.00%
200.00%
250.00%
2018 2019 2020
Hình 1: Khuynh hướng thay đổi của DTT, GVHB, LNG
Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP đầu tư CIC GVHB của doanh nghiệp duy trì ổn định ở mức 90-91% trong giai đoạn 2018 – 2020.
Nhìn chung, đây được coi là mức chi phí phù hợp với đặc thù ngành nghề là thi công, xây lắp. Mặc dù đặc thù nghề nghiệp của doanh nghiệp là xây dựng, các công trình thường có thời gian kéo dài nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì được mức phần trăm ổn định qua giai đoạn gần đây, chứng tỏ phần lớn công trình của doanh nghiệp đều hoàn thành trong năm, doanh nghiệp nhận được doanh thu cùng thời kỳ với việc ghi nhận giá vốn của công trình làm lượng tăng lên của giá vốn phù hợp với lượng tăng lên của doanh thu.
Chi phí QLDN giảm tương đối so với DTT. Năm 2019 tỷ lệ này giảm mạnh từ 4,35%
xuống 2,44% vào năm 2019 và tăng nhẹ lên 2,45% vào năm 2020. Dù quy mô khoản chi phí này có xu hướng tăng nhẹ qua các năm nhưng tỷ trọng trên DTT của nó giảm cho thấy doanh nghiệp đang làm tốt ở khâu quản lý chi phí hoạt động của bộ máy công ty.
0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00%
2018 2019 2020
Hình 2: Biều đồ Báo cáo KQHĐKD dạng tỷ lệ phần trăm so với DTT
DT BH&CCDV GVHB LN gộp Doanh thu HĐTC
Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí QLDN LN thuần từ HĐKD
Thu nhập khác Chi phí khác LN khác LNTT
Chi phí thuế LNST
2.2.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP đầu tư CIC Từ báo cáo KQHĐKD 3 năm liên tiếp ta có thể thấy các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp luôn bằng 0. Nguyên nhân là dựa vào đặc thù của ngành xây lắp nên không phát sinh các khoản giảm trừ DT như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại hay chiết khấu thương mại. Doanh thu của doanh nghiệp dựa trên việc hoàn thành thi công các gói thầu, hợp đồng đã ký kết nên không có chuyện mua nhiều sẽ được giảm giá. Nếu công trình không đạt chất lượng như trong thỏa thuận hợp đồng thì không phải bị trả hàng mà doanh nghiệp sẽ phải sữa chữa, thiết kế lại đảm bảo không vi phạm hợp đồng.
Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy nhìn chúng doanh thu từ BH&CCDV của công ty có xu hướng tăng. Đặc biệt năm 2019, DT tăng mạnh từ 114 tỷ đồng lên 220 tỷ đồng, tương ứng tăng 106 tỷ đồng, 92,92% so với năm liền trước, công ty đã làm rất tốt trong việc thực hiện đấu thầu ký kết nhiều hợp đồng thi công xây dựng lớn. Trước tình hình kinh tế đặc biệt khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, trong năm 2020 tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn rất khả quan, duy trì xu hướng tăng trưởng. DTT của doanh nghiệp tăng từ 220 tỷ đồng lên 246 tỷ đồng, tương đương 25 tỷ đồng so với 2019, tuy khối lượng
114,355,439,323
220,619,829,649
246,264,589,125
0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 300,000,000,000
2018 2019 2020
Hình 3: Doanh thu BH&CCDV (VND)
tăng không lớn như năm 2019 chủ yếu do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu xây dựng không còn lớn như những năm trước.
2.2.1.2. Giá vốn hàng bán
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP đầu tư CIC Theo bảng số liệu đã thống kê, GVHB của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại chi phí để cấu tạo nên doanh thu BH&CCDV, lên đến hơn 90% và GVHB của công ty biến động tỷ lệ thuận với doanh thu. Cụ thể năm 2019, GVHB của công ty tăng từ 104 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng, tương đương 92,38%. Năm 2020, GVHB tăng từ 200 tỷ đồng lên 223 tỷ đồng. Tốc độ tăng năm 2019 nhanh hơn 2020 bởi tốc độ tăng về DTT của năm 2019 cũng lớn hơn 2020. Tỷ trọng GVHB vẫn luôn được duy trì quanh ngưỡng 90-91%
do công ty đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, ổn định được nguồn cung ứng NVL.
Công tác quản lý chi phí đầu vào của doanh nghiệp tuy ổn định nhưng giá vốn vẫn còn chiếm tỷ trọng cao quanh mức 90-91% so với DTT.
100.00% 100.00% 100.00%
91.05% 90.79% 90.90%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
2018 2019 2020
Hình 4: Tỷ trọng GVHB so với DTT
Doanh thu BH&CCDV GVHB
2.2.1.3. Chi phí tài chính
Bảng 3: Công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp
CHỈ TIÊU 2018 2019 2020
Chi phí tài chính/DTT 3,60% 6,15% 6,08%
Chi phí QLDN/DTT 4,35% 2,44% 2,45%
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP Đầu tư CIC Chi phí tài chính của doanh nghiệp năm 2019 tăng thêm 9 tỷ đồng so với năm liền trước, tương ứng tăng 229,46 % và tăng thêm 1 tỷ đồng vào năm 2020, tương ứng 10,24%. Sự tăng lên này do doanh nghiệp làm ăn phát triển, nhận thầu thêm nhiều công trình nên nhu cầu sử dụng vốn cao, doanh nghiệp cần đi vay thêm để phục vụ HĐKD làm tăng chi phí lãi vay. Phần lớn các khoản nợ gia tăng là nợ ngắn hạn, có thời gian lên đến 1 năm.
Doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn vay từ ngân hàng và các đối tượng khác.
2.2.1.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí QLDN nghiệp năm 2019 tăng thêm 415 triệu đồng so với năm liền trước, tương ứng 8,37% và tăng thêm 675 triệu đồng vào năm 2020, tương ứng 12,20%. Khoản mục này của doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của nó so với DTT thì lại giảm từ 4,35% năm 2019 xuống 2,45% năm 2020. Sự thay đổi trong công tác quản lý khiến chi phí tăng nhưng DTT và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp còn tăng nhiều hơn.
Đây là một kết quả tốt, nhìn chung công tác quản lý của doanh nghiệp đạt hiệu quả, cải thiện hơn so với năm 2018.
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP Đầu tư CIC Ngoài ra doanh nghiệp không có chi phí bán hàng. Bởi vì doanh nghiệp ký được những hợp đồng mới do tham gia đấu thầu, để nhận được thêm nhiều dự án doanh nghiệp cần đưa ra mức giá cạnh tranh cùng chất lượng hoàn hảo nên không phát sinh chi phí bán hàng.
2.2.1.5. Chi phí khác
Chi phí khác năm 2019 của công ty tăng đột biến từ 1,9 triệu đồng lên 1,7 tỷ đồng do năm này doanh nghiệp thực hiện hoạt động thanh lý một TSCĐ lớn, chủ yếu là các máy móc, thiết bị xây dựng như xe lu, xe cẩu, máy trộn bê tông,… đã hết khấu hao, làm phát chi phí thanh lý tăng mạnh. Các năm còn lại chi phí này ở quanh ngưỡng 1 triệu đồng, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 0% không đáng kể trong DTT.
2.2.1.6. Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ HĐKD và lợi nhuận sau thuế Bảng 4: Chênh lệch LNG, LNT và LNST qua các năm
2018 - 2019 2019 - 2020 2018 - 2019 2019 - 2020 LN gộp về BH&CCDV 10.077.687.661 2.087.739.391 98,46% 10,28%
LN thuần từ HĐKD 125.678.258 93.755.766 9,96% 6,76%
LNST 132.057.515 44.388.123 13,11% 3,89%
Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP Đầu tư CIC 0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
2018 2019 2020
Hình 5: Tỷ trọng chi phí QLDN trên DTT
Nhìn chung, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng: Năm 2019, LNG của công ty tăng mạnh từ 10 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng, tương ứng tăng 98,46 %. Năm 2020, trước tình hình kinh tế đầy khó khăn và thách thức, công ty không còn duy trì được mức tăng trưởng mạnh như năm trước, tuy nhiên LNG vẫn lên đến 22 tỷ đồng, tương ứng tăng 10,28% so với năm liền trước.
Lợi nhuận thuần từ HĐKD của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, đạt ngưỡng 1,2 tỷ đồng vào năm 2018 tăng đến 1,3 tỷ đồng vào năm 2019 và 1,4 tỷ đồng vào năm 2020.
Tương tự, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm.