Những vấn đề tồn tại, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư cic nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CIC

2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư CIC giai đoạn 2018-2020

2.3.2. Những vấn đề tồn tại, nguyên nhân

 Tồn tại, nguyên nhân khách quan:

 Ảnh hưởng của đại dịch Covid:

Bệnh dịch phát triển rộng làm cho kinh tế thế giới chao đảo và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kinh tế đi xuống, đời sống nhân dân khó khăn cũng làm cho việc đầu tư các công trình XDCB hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của công ty.

 Ảnh hưởng giá cả vật tư:

Việc vật tư tăng giá nhất là sắt thép phục vụ XDCB vừa qua tăng đến 1,5 lần, điều này đang đẩy các doanh nghiệp XDCB đến bờ thua lỗ phá sản.

Để giải quyết những vấn đề vĩ mô trên, đòi hỏi phải có sự chung tay của Đảng và Nhà nước và toàn xã hội.

 Tồn tại, nguyên nhân chủ quan:

Bên cạnh các thành tựu doanh nghiệp đạt được trong những năm gần đây, doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm yếu cần xử lý và tháo gỡ.

 Công tác quản lý chi phí NVL và chi phí tài chính hiện nay chưa tốt:

Tuy LNST có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây nhưng thông qua việc phân tích các nhóm chỉ số ta thấy khả năng sinh lời trên VCSH hay trên tài sản của doanh nghiệp đều còn rất hạn chế, thấp hơn rất nhiều so với chỉ số chung của ngành xây dựng. Hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn hay tài sản của doanh nghiệp còn rất kém.

Các tỷ số này không những thấp mà còn có xu hướng giảm trong năm 2020. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện khả năng sinh lời của mình.

Nguyên nhân là do LNST của doanh nghiệp còn quá thấp khi so với mức vốn hay tài sản được đầu tư vào. Hơn nữa, các khoản chi phí của doanh nghiệp vẫn còn khá cao nên tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp đem lại còn thấp hơn mặt bằng chung của toàn ngành xây dựng rất nhiều.

Tốc độ tăng lợi nhận thuần từ HĐKD không đáng kể so với tốc độ tăng DTT, điều đó cần xem xét đến tốc độ tăng của GVHB. Do đặc thù công ty xây lắp, công trình hoàn thành bàn giao ngay, không nhập kho nên tốc độ tăng của GVHB tương ứng với sự gia tăng chí phí sản xuất kinh doanh. Vì thế cần có các giải pháp quản lý tốt các loại chi phí này.

Hiện tại, tỷ trọng lợi nhuận trên VCSH hay trên doanh thu của doanh nghiệp thấp hơn tỷ trọng chung của ngành do tỷ số GVHB trên DTT của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp đang nhập NVL theo nhu cầu phát sinh thực tế sử dụng, không căn cứ vào một phương pháp tính toán cụ thể nào và doanh nghiệp chưa áp dụng định mức tiêu hao NVL dẫn đến tình trạng lãng phí. Hơn nữa, do đặc thù các công trình xây dựng, một số NVL đổ thẳng vào công trình không qua kho như cát, đá, sỏi,…, doanh nghiệp vẫn chưa quản lý chặt chẽ dễ dẫn đến tình trạng thất thoát, NVL kém chất lượng. Vì thế doanh nghiệp cần rà soát lại quy trình quản lý NVL đầu vào.

Ngoài ra, trong vòng 2 năm gần đây, chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng tương đối so với doanh thu. Sự thay đổi này cho thấy doanh nghiệp chưa làm tốt ở khâu quản lý chi phí tài chính.

 Các KPT chưa được quản lý chặt chẽ:

Mặc dù vòng quay các KPT của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng khối lượng các

khác. Công ty vẫn còn đang bị chiếm vụng vốn nhiều, doanh nghiệp cần có những biện pháp để thu hồi nợ, tránh những tình huống tiêu cực hơn xảy ra như thiếu vốn hay mất vốn.

Nguyên nhân do doanh nghiệp vẫn còn trì trệ, gặp nhiều trục trặc trong công tác thu hồi nợ. Doanh nghiệp vãn chưa đốc thúc thu hồi nợ nghiêm túc, chưa nghiên cứu kỹ khả năng thanh toán của đối tác. Hơn nữa, doanh nghiệp chưa kiểm kê, đối soát xác nhận nợ khi lập BCTC cuối năm, chưa quan tâm quản lý chặt chẽ các KPT và cũng chưa thiết lập được một quy trình hợp lý trong việc quản lý KPT cho thấy công tác quản lý NPT trong doanh nghiệp chưa được chú trọng.

 NPT chưa được kiểm soát tốt:

KNTT nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm mạnh trong 2 năm gần đây. Tuy doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn song tỷ số này vẫn còn ở mức khá thấp, thấp hơn nhiều so với mong muốn của chủ nợ, cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhìn chung vẫn chưa tốt. Mức dự trữ TSNH chỉ đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn dễ đưa doanh nghiệp vào trạng thái rủi ro thanh khoản.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong vòng 2 năm gần đây, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng mạnh trong khi TSNH lại có khuynh hướng giảm nhẹ liên tiếp.

Chứng kiến mức tăng nhiều nhất trong nợ ngắn hạn phải kể đến khoản mục vay và NTTC ngắn hạn. Tuy mức tăng về VCSH cũng nhiều nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu hoạt động sản xuất, nên doanh nghiệp phải tìm đến ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu về vốn. Bời đặc điểm của doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, đối tác thanh toán dựa trên mức độ hoàn thành công trình nên để có đủ vốn phục vụ thu mua NVL đầu vào cùng tiền công vận hành máy móc, xây dựng của các đội thi công mà doanh nghiệp cần phải chi trả.

Ngoài ra, công tác quản lý nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp còn hạn chế. Doanh nghiệp mới quan tâm đến những khoản nợ tới hạn mà chưa có kế hoạch cho những khoản nợ sắp tới hạn. Kết hợp với việc tỷ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thấp ở bên trên, doanh nghiệp sẽ dễ gặp các rủi ro tài chính trong tương lai.

 Công tác quản lý tài sản chưa hiệu quả:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp đã có xu hướng giảm đi trong năm 2020 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài sản hiện có của doanh nghiệp kém đi, mức tạo tiền của tổng tài sản không được như mong đợi. Số doanh thu gia tăng ít hơn lượng tăng về tổng tài sản.

Nguyên nhân là do mức tăng lên của doanh thu không theo kịp với mức tăng lên của tài sản trong doanh nghiệp. Có thể thấy từ BCĐKT, trong 2 năm gần đây doanh nghiệp đang đầu tư vào xây dựng TSCĐ, làm tăng khoản mục tài sản dở dang dài hạn lên.

Mặc khác tài sản này chưa đi vào hoạt động không đóng góp thêm đồng nào vào tổng doanh thu của doanh nghiệp nhưng lại làm tăng tổng tài sản, làm cho hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp giảm mạnh. Thêm nữa, các quy định về quản lý tài sản và trách nhiệm của từng bộ phần trong doanh nghiệp là chưa rõ ràng, nhiều tài sản chưa có quy trình khai thác sử dụng dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát Công ty Cố phần Đầu tư CIC về quá trình phát triển, đặc điểm kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu thực trạng và phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cố phần Đầu tư CIC, ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính của công ty. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp lại có những đặc điểm riêng biệt yêu cầu đưng ra những chính sách chiến lược, những bước đi đúng đắn phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Đây là một công việc vô cùng quan trọng của nhà quản trị và để đưa ra những quyết định hợp lý, việc phân tích báo cáo tài chính góp phần rất lớn. Trong 3 năm vừa qua, CTCP Đầu tư CIC đã có những chính sách hợp lý đem lại nhiều sự thay đổi tích cực, cần tiếp tục duy trì và phát huy trong tương lai sắp tới. Tuy nhiên Hơn nữa cũng còn nhiều điểm tồn tại cần giải quyết. Xu thế toàn cầu hóa khiến sự canh tranh của các doanh nghiệp càng ngày càng gay gắt không ngừng đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hoàn thiện không ngừng. Cùng với những quyết sách, tầm nhìn đúng đắn, một quá trình vận hành hoàn hảo, công tác quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả mới có thể dẫn đến thành công trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư cic nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)