Phân tích lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư cic nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CIC

2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư CIC

2.2.4. Phân tích lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho ta thấy tình hình hoạt động thu chi thực tế của doanh nghiệp trong những năm gần đây.

Bảng 21: Bảng biến động lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp (VND)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối

2018 2019 2020 2018 - 2019 2019 - 2020 18-19 19-20

I. LCT từ HĐKD 1. Tiền thu BH&CCDV và

doanh thu khác 92.949.449.577 285.583.965.943 299.412.998.095 192.634.516.366 13.829.032.152 207,25% 4,84%

2. Tiền chi trả NCC hàng hóa

và dịch vụ (213.719.927.828) (301.512.698.917) (224.648.913.463) (87.792.771.089) 76.863.785.454 41,08% -25,49%

3. Tiền chi trả cho NLĐ (7.240.712.957) (6.467.179.515) (6.015.364.125) 773.533.442 451.815.390 -10,68% -6,99%

4. Tiền lãi vay đã trả (5.635.652.641) (13.572.812.441) (14.962.265.364) (7.937.159.800) (1.389.452.923) 140,84% 10,24%

5. Thuế TNDN đã nộp - (284.914.216) (296.011.246) (32.894.308) (284.914.216) - 3,89%

6. Tiền thu khác từ HĐKD 90.971.665.033 119.492.446.873 152.241.372.761 28.268.761.932 28.520.781.840 31,35% 27,41%

7. Tiền chi khác cho hoạt động

sản xuất kinh doanh (274.436.371.793) (212.897.155.200) (182.265.134.527) 61.539.216.593 30.632.020.673 -22,42% -14,39%

LCT thuần từ HĐKD (317.111.550.609) (129.658.347.473) 23.466.682.131 187.453.203.136 153.125.029.604 -59,11% -118,10%

II. LCT từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi đầu tư góp vốn vào

đơn vị khác - (210.527.159.000) (302.871.626.100) (92.344.467.100) 43,86%

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các TSDH khác

1.818.783.689 402.030 1.818.783.689 (1.818.381.659) -99,98%

3. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức

và lợi nhuận được chia 131.797.759 33.416.765 86.156.160 (98.380.994) 52.739.395 -74,65% 157,82%

LCT thuần từ hoạt động đầu tư 131.797.759 (208.674.958.546) (302.785.067.910) (208.806.756.305) (94.110.109.364) -158429,67% 45,10%

III. LCT từ HĐTC 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

120.000.000.000 200.000.000.000 100.000.000.000 80.000.000.000 (100.000.000.000) 66,67% -50,00%

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn

nhận được 290.408.073.165 270.842.605.855 295.241.536.784 (19.565.467.310) 24.398.930.929 -6,74% 9,01%

4. Tiền chi trả nợ gốc vay (96.917.634.072) (104.859.863.282) (105.530.145.052) (7.942.229.210) (670.281.770) 8,19% 0,64%

LCT thuần từ HĐTC 313.490.439.093 365.982.742.573 289.711.391.732 52.492.303.480 (76.271.350.841) 16,74% -20,84%

LCT thuần trong kỳ (3.489.313.757) 27.649.436.554 10.393.005.953 31.138.750.311 (17.256.430.601) -892,40% -62,41%

Tiền và TĐT đầu kỳ 6.571.403.415 3.082.089.658 30.731.526.212 (3.489.313.757) 27.649.436.554 -53,10% 897,10%

Tiền và TĐT cuối kỳ 3.082.089.658 30.731.526.212 41.124.532.165 27.649.436.554 10.393.005.953 897,10% 33,82%

Nguồn: BC LCTT các năm CTCP đầu tư CIC

Nhìn chung, tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong 3 năm vừa qua có khá nhiều biến động. Trong 2 năm gần đây dòng tiền lưu chuyển thuần của công ty đã duy trì được mức dương.

Năm 2019, lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp là 27 tỷ đồng, tăng hơn 31 tỷ đồng từ âm lên dương, đây là dấu hiệu tốt cho thấy dòng tiền thực thu tăng lên. Năm 2020, dòng tiền lưu chuyển thuần của doanh nghiệp là 10 tỷ đồng, đã giảm so với 2019.

Dòng tiền thu lớn nhất của công ty đến từ tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, khoản chi lớn nhất năm 2018, 2019 là tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nhưng sang đến 2020, khoản chi lớn nhất của doanh nghiệp lại là đến từ tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, khoản chi trả cho người cung cấp xếp ở vị trí thứ hai.

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD của doanh nghiệp là âm trong 2 năm 2018 và 2019, đến 2020 thì khoản lưu chuyển tiền thuần này là dương. Nguyên nhân biến động chủ yếu đến từ sự tăng, giảm của các KPT và các khoản phải trả. Tổng thể, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD có xu hướng tăng mạnh. Năm 2019, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD tăng từ âm 317.111.550.609 đồng lên âm 129.658.347.473 đồng. Nguyên nhân có thể nhận thấy từ BCĐKT của công ty, khoản mục phải thu khách hàng và trả trước người bán giảm đáng kể, công ty đã có những cố gắng trong chính sách thu hồi nợ từ khách hàng và NCC, tuy nhiên KPT ngắn hạn khác lại có xu hướng gia tăng. Năm 2020, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD đạt mức dương 23.466.682.131 đồng, tăng lên 153.125.029.604 đồng, KPT khác của doanh nghiệp đã giảm đáng kể so với 2019. Hơn nữa, khoản mục tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác và khoản mục tiền thu khác từ HĐKD của doanh nghiệp vẫn tăng đều qua các năm biểu hiện dòng thiền thu vào từ HĐKD của doanh nghiệp vẫn luôn ổn định trong 3 năm gần đây.

Mặt khác, dòng tiền từ hoạt đông đầu tư có xu hướng âm nhiều và giảm mạnh trong những năm gần đây. Nguyên do của sự thay đổi này phần lớn đến từ khoản tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Doanh nghiệp liên tục đầu tư thêm cho đơn vi khác, dòng tiền này giảm từ âm 210.527.159.000 đồng năm 2019 xuống âm 302.871.626.100 vào năm 2020. Doanh nghiệp cũng có những khoản thu đến từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhưng không đủ bù đắp. Mặc dù chi đầu tư là rất lớn nhưng lưu

chuyển tiền thuần của doanh nghiệp vẫn được cải thiện do các dòng tiền đến từ HĐKD và HĐTC của doanh nghiệp dương bù đắp cho hoạt động đầu tư.

Lưu chuyển thuần từ HĐTC của doanh nghiệp luôn dương với khối lượng rất lớn, dòng tiền này có xu hướng dao động lên xuống nhưng nhìn chung thay đổi không lớn so với quy mô. Năm 2019 là năm công ty nhận được lượng vốn góp chủ sở hữu nhiều nhất lên đến 200 tỷ đồng cũng là năm lưu chuyển tiền từ HĐTC đạt ngưỡng lớn nhất trong 3 năm gần đây là 365.982.742.573 đồng. Hơn nữa thì các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp là khá lớn.

Bảng 22: Bảng so sánh đồng quy mô dòng tiền vào năm 2020

Dòng tiền vào Giá trị (VND) Tỷ lệ/ Tổng dòng tiền vào 1. Tiền thu BH&CCDV và doanh

thu khác 299.412.998.095 35,35%

2. Tiền thu khác từ HĐKD 152.241.372.761 17,97%

3. Tiền thu thanh lý, nhượng bán

TSCĐ, BĐSĐT và các TSDH khác 402.030 0,00%

4. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi

nhuận được chia 86.156.160 0,01%

5. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,

nhận vốn góp của chủ sở hữu 100.000.000.000 11,81%

6. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận

được 295.241.536.784 34,86%

Tổng dòng tiền vào 846.982.465.830 100%

Bảng 23: Bảng so sánh đồng quy mô dòng tiền ra năm 2020

Dòng tiền ra Giá trị (VND) Tỷ lệ/ Tổng dòng tiền vào Tiền chi trả cho NCC hàng hóa và

dịch vụ (224.648.913.463) 26,85%

Tiền chi trả cho NLĐ (6.015.364.125) 0,72%

Tiền lãi vay đã trả (14.962.265.364) 1,79%

Tiền chi khác cho HĐKD (182.265.134.527) 21,79%

Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị

khác (302.871.626.100) 36,20%

Tiền chi trả nợ gốc vay (105.530.145.052) 12,61%

Tổng dòng tiền ra (836.589.459.877) 100%

Nguồn: Dựa trên BC LCTT các năm CTCP đầu tư CIC Từ bảng số liệu trên, ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dòng tiền vào của doanh nghiệp là tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác với 35,35%, xếp thứ 2 là khoản thu từ việc đi vay với tỷ trọng 34,86%. Đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng cần nhu cầu vốn lớn, đi vay rất nhiều để phục vụ quá trình thi công xây lắp, khách hàng đối tác thường chỉ ứng trước một phần nên tỷ trọng tiền thu từ đi vay lớn không thể hiện cơ cấu vốn nhiều rủi ro. Lưu chuyển tiền thuần năm 2020 tuy dương nhưng có xu hướng giảm, doanh nghiệp vẫn trữ lượng tiền lưu động lớn và lượng tiền này có xu hướng tăng lên.

Năm 2020, tiền chi trả cho NCC hoàng hóa và dịch vụ không còn chiếm tỷ trọng lớn nhất nữa, thay vào đó là khoản tiền chi đầu tư góp vốn cho đơn vị khác. Tuy nhiên doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng đều, nguyên nhân doanh nghiệp không chi nhiều tiền hàng cho NCC như năm trước nữa bởi HTK của doanh nghiệp còn nhiều. Năm 2020 cũng chứng kiến sự sụt giảm trong HTK cho thấy doanh nghiệp đang đẩy nhanh quá trình luân chuyển NVL trong kho thay vì tích trữ. Hơn nữa, doanh nghiệp rót nhiều tiền hơn vào hoạt động đầu tư làm cho tiền chi vào hoạt động này vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Nhìn chung, tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục trong tương lai sắp tới.

Để hiểu thêm về tình hình tài chính của công ty, ta đi vào phân tích thêm một số chỉ số về dòng tiền.

Bảng 24: Một số tỷ số dòng tiền

Chỉ tiêu 2019 2020

Dòng tiền trên tổng TS (0,17) 0,02

Dòng tiền trên tổng VCSH (0,36) 0,05

Dòng tiền trên DTT (0,59) 0,10

Khả năng trả nợ (0,32) 0,04

Nguồn: Dựa trên BC LCTT các năm CTCP đầu tư CIC Tỷ số dòng tiền trên tổng tài sản và trên VCSH có xu hướng tăng, đây là sự chuyển biến tốt. Năm 2020, bình quân mỗi đồng tài sản trong kỳ mang lại tương ứng 0,02 đồng tiền thuần từ HĐKD. Tương tự, bình quân mỗi đồng VCSH trong kỳ tạo ra 0,05 đồng tiền thuần từ HĐKD.

Ngoài ra, tỷ số dòng tiền trên DTT cũng tăng cho thấy thực thu về HĐKD của doanh nghiệp đã cải thiện trong năm 2020.

Năm 2019, tỷ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn âm nhưng sang đến 2020 là dương 0,04. Khả năng trả nợ cho thấy trung bình mỗi đồng NPT của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bởi 0,04 đồng tạo ra từ HĐKD. Tỷ số của doanh nghiệp đã cải thiện nhưng từ góc độ dòng tiền thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp đang bị đe dọa, doanh nghiệp cần tiếp tục cải thiện tình hình thực thu, thực chi trong những năm sắp tới để củng cố sự ổn định, vững vàng ở khả năng tài chính của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư cic nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)