CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị
Để có thể ứng dụng những chính sách của doanh nghiệp vào thực tế một cách thuận lợi và hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước cùng các ban ngành liên quan và các tổ chức tín dụng.
3.3.1. Về phía Nhà nước
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu sự giúp đỡ đến từ Nhà nước. Một số kiến nghị đến Nhà nước nhằm giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn:
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý bởi cần có một hệ thống luật pháp
đầy đủ, chặt chẽ để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, góp phần làm lành mạnh hóa nền hành chính quốc gia.
Đối với những công trình của Nhà nước, khi doanh nghiệp nhận dự án, Nhà nước
cần có biện pháp giải phòng mặt bằng giao cho bên thi công. Trong thực tế hiện nay, còn tồn tại rất nhiều dự án doanh nghiệp vừa thi công vừa giải phỏng mặt bằng làm
kéo dài thời hạn thi công gây đội vốn cho doanh nghiệp làm tăng chi phí vốn, giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quan tâm thanh toán đúng hạn, tránh kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đối với các quy chế tài chính và các định chế liên quan đến hệ thống kế toán, Nhà
nước cần đẩy mạnh hoàn thiện, phù hợp các quy định quốc tế về kế toán để sớm ổn định các chính sách mang tính vĩ mô.
Nhà nước cần tiếp tục giữ vững thành tích kiềm chế lạm phát, giữ cho nền kinh tế
quốc gia tăng trưởng ổn định, tránh cho giả cả tăng lên quá cao.
3.3.2. Về phía các tổ chức tín dụng
Mặc dù trong những năm gần đây, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đã có sự thay đổi, doanh nghiệp dựa nhiều vào VCSH hơn, nhưng khối lượng vốn vay vẫn rất lớn.
Để tăng hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cần có những chính sách ưu đãi, đặc biệt là trong thời buổi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn của ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dang tiếp cận với nguồn vốn vay.
Ngoài ra, quy mô những dự án doanh nghiệp nhận thầu là rất lớn, các đối tác gần như hoàn toàn thanh toán cho doanh nghiệp qua ngân hàng. Vì vậy, cải thiện thủ tục thanh toán trở nên nhanh gọn hơn, ngân hàng sẽ giúp cho quá trình thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng cũng như NCC dễ dàng hơn và đúng thời hạn hơn.
Kết luận chương 3
Thông qua kết quả phân tích BCTC của chương 2 về các tồn tại trong quá trình HĐKD của CTCP Đầu tư CIC cũng như nguyên nhân của nó. Trước bối cảnh tình hình kinh tế trắc trở tạo cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, kết hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp cũng như một số kiến nghị đối với các chủ thể khác nhằm khắc phục những yếu điểm tồn đọng và nâng cao hiệu quả HĐKD của công ty. Nếu doanh nghiệp sớm triển khai những biện pháp tháo gỡ khó khăn, phát huy hết những thế mạnh của mình cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên.
Kết luận chung
Trong nền kinh tế ngày càng đổi mới và hội nhập sâu rộng, sự cạnh tranh quyết liệt ngày càng gia tăng, mỗi doanh nghiệp cần có những quyết định đúng đắn về hướng đi của mình. Để hiểu rõ và đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công tác phân tích báo cái tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp nhà quản trị đưa ra những chính sách hợp lý với thực trạng của doanh nghiệp và các quyết định được đưa ra trở nên thực sự có hiệu quả.
Sau quá trình thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư CIC, em đã hoàn thiện khóa luận “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư CIC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh”, những nội dung nghiên cứu đạt được bao gồm:
Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản liên quan đến báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính.
Trình bày và phân tích thực trạng báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư CIC, qua đó đưa ra những đánh giá về các thành tựu đạt được cùng những vấn đề tồn tại cần khắc phục của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019-2020.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Hy vọng những kết quả đã đạt được sau khóa luận là cơ sở giúp CTCP Đầu tư CIC có thể nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của mình và xây dựng thương hiệu vững chắc, uy tín trong ngành xây dựng.
Do thời gian thực tập có hạn cùng kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận của em vẫn còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong khoa Tài chính – Học viện Ngân hàng để giúp em hoàn thiện hơn khóa luận tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Xuân (2016), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, NXB Lao động.
2. Lê Thị Xuân (2015), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, NXB Bách Khoa Hà Nội.
3. Đinh Văn Sơn (1999), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo dục.
4. Đặng Thúy Phượng (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.
5. Aswath Damodaran, Corporate Finance: First Principles, New York University's Stern School of Business.
6. Báo cáo tài chính CTCP Đầu tư CIC năm 2018, 2019, 2020.
7. Tổng cục Thống kê (2020), ‘Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2020’, Hà Nội.
8. Stockbiz (2020), ‘Tổng quan về ngành’, Hà Nội.
9. Một số trang web tham khảo:
http://ketoanthienung.org http://cicinvest.com.vn