CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CIC
2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư CIC
2.2.2. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.2.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn năm 2020
Vốn lưu động ròng: (ĐVT: VND) VLĐR đầu năm = 131.029.100.904 VLĐR cuối năm = 53.357.419.963
=> VLĐR = -77.671.680.941
VLĐR cuối năm nhỏ hơn VLĐR đầu năm cho thấy doanh nghiệp dùng ít NVDH hơn để tài trợ cho TSDH, làm tăng mức rủi ro. Nhưng VLĐR của doanh nghiệp luôn duy trì lớn hơn 0 cho thấy NVDH của doanh nghiệp sau khi tài trợ hết cho TSDH thì còn thừa một phần đem đi tài trợ TSNH. Điều này tạo cơ cấu vốn an toàn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và cân bằng trong hoạt động của mình, cho thấy doanh nghiệp đang phát triển tốt.
Nhu cầu vốn lưu động: (ĐVT: VND) NCVLĐ đầu năm = 339.518.481.260
NCVLĐ cuối năm = 313.698.616.459
=> NCVLĐ = -25.819.864.801
NCVLĐ của doanh nghiệp luôn duy trì trạng thái lớn hơn 0 cho thấy nhu cầu vốn ngắn
Ngân quỹ ròng: (ĐVT: VND) NQR đầu năm = -208.489.380.356 NQR cuối năm = -260.341.196.496
=> NQR = -51.851.816.140
Phần nhu cầu vốn ngắn hạn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu được tài trợ bởi 2 nguồn là NVDH sau khi tài trợ cho TSDH còn thừa và nguồn vốn vay ngắn hạn.
Phân tích vốn lưu động ròng:
Đầu năm:
= 38,59%
Cuối năm:
= 17,01%
Tỷ lệ tài trợ VLĐ ròng cho NCVLĐ của doanh nghiệp giảm từ 38,59% xuống 17,01%, doanh nghiệp có sự tiết kiệm tương đối về vốn trong việc tăng quy mô hoạt đồng, dùng NVDH còn thừa tài trợ 17,01% TSKD chưa được tài trợ.
Bảng 9: Chênh lệch giữa đầu năm, cuối năm 2020 của TSDH và NVDH (VND)
TSDH Chênh lệch NVDH Chênh lệch
1. TSCĐ 2.677.901.464 1. Nợ dài hạn 4.420.546.489
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
3.882.341.602 (1.204.440.138)
2. Vốn góp chủ sở hữu 100.000.000.000
2. Tài sản dở dang dài hạn 95.399.028.507 3. Quỹ đầu tư phát triển 0 3. ĐTTC dài hạn 85.000.467.100 4. LNST chưa phân
phối
1.184.044.985
4. TSDH khác 198.875.344
Nguồn: BCTC CTCP Đầu tư CIC Ta thấy TSDH và NVDH đều tăng nhưng TSDH lại tăng nhiều hơn nên VLĐ ròng giảm.
TSDH tăng lên chủ yếu do tài sản dở dang dài hạn và ĐTTC dài hạn tăng. Nguyên nhân do doanh nghiệp đầu tư xây dựng tài sản để mở rộng quy mô HĐKD mà chưa hoàn thành.
Khoản mục đầu tư dài hạn tăng lên nhiều bởi doanh nghiệp rót thêm tiền đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
NVDH tăng lên ở nhiều khoản mục nhưng chủ yếu là chỉ tiêu vốn góp chủ sở hữu tăng 100 tỷ. Mặc dù nợ dài hạn có xu hướng giảm qua các năm trong khi doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, cho thấy chủ sở hữu đang dùng tiền của bản thân đầu tư vào doanh nghiệp để mở rộng quy mô hoạt động.
VLĐR của doanh nghiệp năm 2020 giảm xuống so với đầu năm nhưng NVDH vẫn đủ tài trợ cho TSDH và còn thừa để tài trợ cho một phần TSNH nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp vẫn an toàn.
- Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng:
NCVLĐ đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 0 cho thấy nguồn vốn chiếm dụng từ bên thứ ba không đủ tài trợ hết TSKD. Năm 2020, NCVLĐ giảm 25 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng giảm 7,6%, trong khi DTT tăng 11,62% cho thấy doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ít vốn hơn trước nhưng vẫn tạo ra nhiều doanh thu. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt, vốn được sử dụng hợp lý.
Bảng 10: Chênh lệch giữa đầu năm, cuối năm 2020 của TSKD và Nợ kinh doanh (VND)
TSKD Chênh lệch Nợ kinh doanh Chênh lệch
1. Các KPT (11.421.272.936) 1. Phải trả NB 5.753.667.258 2. HTK (24.534.840.522) 2. NM trả tiền trước 4.451.226.186 3. TSNH khác 4.103.635.280 3. Thuế và các khoản
PNNN
143.099.135
4. Phải trả NLĐ (19.666.942)
5. Chi phí phải trả ngắn hạn (1.105.392.166)
6. Phải trả ngắn hạn khác (15.255.546.848) Nguồn: BCTC CTCP Đầu tư CIC
NCVLĐ ròng giảm do TSKD giảm nhiều hơn nợ kinh doanh. TSKD giảm 31 tỷ đồng do các KPT cuối năm giảm 11 tỷ đồng so với đầu năm cho thấy doanh nghiệp đang giảm việc bán chịu, hạn chế việc khách hàng trả muộn hơn tiến độ thi công.
Nợ kinh doanh cuối năm giảm 6 tỷ đồng so với đầu năm phần lớn do khoản mục phải trả ngắn hạn khác giảm 15 tỷ đồng. Trong khi đó, phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng lần lượt 5 và 4 tỷ đồng cho thấy doanh nghiệp gia tăng uy tín với NCC và khách hàng, giúp tăng thêm nguồn vốn chiếm dụng được từ bên thứ 3, tiết kiệm chi phí lãi vay. Vì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nên thuế và các khoản phải nộp tăng thêm 143 triệu đồng.
- Phân tích ngân quỹ ròng:
Đầu năm: (VND)
NCVLĐ > 0 339.518.481.260
NQR < 0 (208.489.380.356)
VLĐR > 0 131.029.100.904 Cuối năm: (VND)
NCVLĐ > 0 313.698.616.459
NQR < 0 (260.341.196.496)
VLĐR > 0 53.357.419.963
Từ bảng trên ta thấy năm 2020, cả đầu và cuối năm doanh nghiệp đầu thiếu hụt ngân quỹ ròng. Vốn lưu động chỉ đủ tài trợ một phần nhu cầu vốn phát sinh trong kỳ, còn lại được một phần được tài trợ bởi NVDH, một phần doanh nghiệp phải đi vay tín dụng ngắn hạn.
Có thể thấy doanh nghiệp đang thâm hụt ngân quỹ và đang có nhu cầu vốn cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng NVDH tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong kỳ tuy giảm rủi ro cho doanh nghiệp và đem lại độ an toàn cao nhưng chi phí lại cao hơn nguồn vốn ngắn hạn.
Năm 2020, nhìn chung hiệu sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa ổn, còn tồn tại nhiều hạn chế song thực trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp lại đang rất tốt.