Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư cic nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 39 - 49)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CIC

2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư CIC

2.2.2. Phân tích bảng cân đối kế toán

2.2.2.1. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn

2018 2019 2020

LNST 1,007,599,347 1,139,656,862 1,184,044,985 900,000,000

950,000,000 1,000,000,000 1,050,000,000 1,100,000,000 1,150,000,000 1,200,000,000

Hình 6: LNST

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối

2018 2019 2020 2018-2019 2019-2020 18-19 19-20

A. TSNH 484.488.272.318 464.837.955.900 443.378.483.675 (19.650.316.418) (21.459.472.225) -4% -5%

I. Tiền và TĐT 3.082.089.658 30.731.526.212 41.124.532.165 27.649.436.554 10.393.005.953 897% 34%

II. ĐTTC ngắn hạn - - - - - - -

III. Các KPT ngắn hạn 384.726.638.856 363.245.223.531 351.823.950.595 (21.481.415.325) (11.421.272.936) -6% -3%

1. PT ngắn hạn khách hàng 59.763.611.627 19.062.252.810 22.243.156.337 (40.701.358.817) 3.180.903.527 -68% 17%

2. Trả trước người bán ngắn hạn 29.953.431.158 24.820.175.033 21.456.258.111 (5.133.256.125) (3.363.916.922) -17% -14%

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 546.217.000 (546.217.000) -100%

4. Phải thu ngắn hạn khác 294.463.379.071 319.362.795.688 308.124.536.147 24.899.416.617 (11.238.259.541) 8% -4%

IV. HTK 86.305.626.769 53.750.277.313 29.215.436.791 (32.555.349.456) (24.534.840.522) -38% -46%

1. HTK 86.305.626.769 53.750.277.313 29.215.436.791 (32.555.349.456) (24.534.840.522) -38% -46%

V. Tài sản ngắn hạn khác 10.373.917.035 17.110.928.844 21.214.564.124 6.737.011.809 4.103.635.280 65% 24%

1. Thuế GTGT được khấu trừ 10.373.917.035 17.110.928.844 21.214.564.124 6.737.011.809 4.103.635.280 65% 24%

B. TSDH 83.484.279.586 500.825.253.372 684.101.525.787 417.340.973.786 183.276.272.415 500% 37%

II. TSCĐ hữu hình 4.638.937.823 3.334.106.325 6.012.007.789 (1.304.831.498) 2.677.901.464 -28% 80%

- Nguyên giá 16.891.293.542 10.242.202.634 14.124.544.236 (6.649.090.908) 3.882.341.602 -39% 38%

- Giá trị hao mòn lũy kế (12.252.355.719) (6.908.096.309) (8.112.536.447) 5.344.259.410 (1.204.440.138) -44% 17%

IV. Tài sản dở dang dài hạn 165.000.000 208.022.866.729 303.421.895.236 207.857.866.729 95.399.028.507 125974% 46%

1. Chi phí XDCB dở dang 165.000.000 208.022.866.729 303.421.895.236 207.857.866.729 95.399.028.507 125974% 46%

V. ĐTTC dài hạn 76.452.514.500 286.979.673.500 371.980.140.600 210.527.159.000 85.000.467.100 275% 30%

1. Đầu tư vào công ty con 69.108.514.500 69.108.514.500 69.108.514.500 0 0 0% 0%

2. Đầu tư vào công ty liên doanh 7.344.000.000 217.871.159.000 302.871.626.100 210.527.159.000 85.000.467.100 2867% 39%

VI. TSDH khác 2.227.827.263 2.488.606.818 2.687.482.162 260.779.555 198.875.344 12% 8%

1. Chi phí trả trước dài hạn 227.827.263 456.978.818 624.235.162 229.151.555 167.256.344 101% 37%

2. TSDH khác 2.000.000.000 2.031.628.000 2.063.247.000 31.628.000 31.619.000 2% 2%

Tổng tài sản 567.972.551.904 965.663.209.272 1.127.480.009.462 397.690.657.368 161.816.800.190 70% 17%

Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP đầu tư CIC

Nhìn chung, tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Đi vào chi tiết thì TSNH của công ty có xu hướng giảm còn TSDH có xu hướng tăng.

Theo bảng số liệu, tổng tài sản có sự biến động lớn vào năm 2019, quy mô tổng tài sản đạt ngưỡng 965 tỷ đồng, tương đương tăng thêm gần 400 tỷ đồng (70%) so với năm liền trước. Bước sang 2020, quy mô tổng tài sản tăng thêm 161 tỷ đồng, tương đương 17%.

Nguồn: Dựa trên BCTC các năm CTCP Đầu tư CIC Nguyên nhân đằng sau tự tăng lên của tổng tài sản là do TSDH tăng mạnh từ 83 tỷ đồng năm 2018 lên 500 tỷ đồng 2019 và lên tới 684 tỷ đồng vào năm 2020, tương đương tăng mức 600% và 819% so với 2018. Sự gia tăng ở TSDH chủ yếu do các khoản mục Tài sản dở dang dài hạn và ĐTTC dài hạn. Năm 2019 và 2020, doanh nghiệp chi mạnh cho việc đầu tư vào công ty liên kết và việc xây lắp TSCĐ. TSNH không những không tăng mà còn giảm nhẹ qua các năm, lần lượt giảm còn 96% vào năm 2019 và giảm còn 92% năm 2020.

0%

200%

400%

600%

800%

1000%

1200%

2018 2019 2020

Hình 7: Xu hướng biến động của tài sản (%)

TSNH TSDH Tổng tài sản

Bảng 6: Bảng đồng quy mô tài sản 2018 - 2020

Nguồn: Dựa trên BCTC các năm của CTCP đầu tư CIC Năm 2018, TSNH chiếm tỷ trọng lớn nhất đến 85% tổng tài sản, trong khi TSDH chỉ chiếm 15%. Sang đến 2019, đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

TSDH tăng mạnh chiếm tới 52%, TSNH chiếm 48%. Nguyên nhân của dự dịch chuyển này là do trong TSNH, Các KPT ngắn hạn và HTK có chiều hướng giảm nhẹ, đồng thời trong TSDH, TS dở dang dài hạn và ĐTTC dài hạn có xu hướng vượt lên. Bước sang 2020, quy mô tài sản của doanh nghiệp vẫn thay đổi theo chiều hướng tương tự 2019, tỷ trọng TSDH tiếp tục tăng lên đến 61% và TSNH giảm còn 39%. Doanh nghiệp vẫn tiếp

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

A. TSNH 85% 48% 39%

I. Tiền và TĐT 1% 3% 4%

II. ĐTTC ngắn hạn - - -

III. Các KPT ngắn hạn 68% 38% 31%

1. PT ngắn hạn khách hàng 11% 2% 2%

2. Trả trước người bán ngắn hạn 5% 3% 2%

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0% 0% 0%

4. Phải thu ngắn hạn khác 52% 33% 27%

IV. HTK 15% 6% 3%

1. HTK 15% 6% 3%

V. TSNH khác 2% 2% 2%

1. Thuế GTGT được khấu trừ 2% 2% 2%

B. TSDH 15% 52% 61%

II. TSCĐ hữu hình 1% 0% 1%

- Nguyên giá 3% 1% 1%

- Giá trị hao mòn lũy kế -2% -1% -1%

IV. Tài sản dở dang dài hạn 0% 22% 27%

1. Chi phí XDCB dở dang 0% 22% 27%

V. ĐTTC dài hạn 13% 30% 33%

1. Đầu tư vào công ty con 12% 7% 6%

2. Đầu tư vào công ty liên kết 1% 23% 27%

VI. TSDH khác 0% 0% 0%

1. Chi phí trả trước dài hạn 0% 0% 0%

2. TSDH khác 0% 0% 0%

Tổng tài sản 100% 100% 100%

lượng, TSNH không giảm nhiều qua các năm, vẫn duy trì ngưỡng hơn 400 tỷ đồng. Trong khi đó, TSDH tăng từ 83 tỷ đồng vào năm 2018 lên đến 684 tỷ đồng vào năm 2020. Sự chuyển dịch cơ cấu này là một phần do doanh nghiệp đầu tư xây dựng TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp phục vụ quá trình hoạt động của mình.

Về tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu tiền và TĐT của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2018, tiền và TĐT chỉ đạt ngưỡng 3 tỷ đồng, nhưng bước sang 2019, con số này tăng lên gấp 10 lần đạt mức 30 tỷ đồng và đến 2020 thì chỉ tiêu này đạt mức 41 tỷ đồng, tăng 34% so với năm liền trước. Ngoài ra thì tỷ trọng của chỉ tiêu này cũng tăng từ 1% lên đến 3% và 4% vào các năm tiếp theo. Quy mô và cơ cấu tiền tăng do doanh nghiệp muốn tăng tính thanh khoán để đảm bảo thanh toán cho NCC tiền NVL xây dựng, qua đó tăng uy tín của doanh nghiệp đồng thời cũng giúp tăng sự chủ động của doanh nghiệp khi phải đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình thi công, xây lắp công trình. Dữ trữ nhiều tiền trong doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí quản lý tiền và chi phí cơ hội. Nhưng tỷ trọng tiền mặt ở mức 3-4% vẫn còn là khá thấp và doanh nghiệp đang làm tốt ở khâu duy trì thanh khoản của công ty nên mức tăng về tiền này là tín hiệu tốt.

Các KPT ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong TSNH của doanh nghiệp, phần lớn khối lượng của nó đến từ chỉ tiêu phải thu ngắn hạn khác. Chỉ tiêu này tăng lên vào 2019 và giảm nhẹ vào 2020 duy trì xấp xỉ quanh ngưỡng 300 tỷ đồng nhưng tỷ trọng của nó trong tổng TSNH thì lại giảm đều qua các năm, từ 52% vào 2018 giảm còn 33% vào 2019 và xuống còn 27% vào 2020. Ngoài ra phải thu ngắn hạn khách hàng giảm từ 11% xuống 2% vào 2019 và giữ nguyên tỷ trọng vào 2020 cho thấy năm 2019 doanh nghiệp đã thắt chặt chính sách tín dụng đối với khách hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro. Trong tình huống đó, DTT của doanh nghiệp vẫn tăng đều cho thấy chính sách này là hợp lý. Trả trước người bán ngắn hạn giảm đều qua các năm về cả quy mô và tỷ trọng cho thấy doanh nghiệp đang giảm bớt bị chiếm dụng vốn.

Hơn nữa, HTK cũng giảm đều qua các năm về cả quy mô lẫn tỷ trọng. HTK giảm từ 83 tỷ

với mức tỷ trọng là 15% năm 2018, 6% năm 2019 và 3% năm 2020. HTK giảm do doanh nghiệp nhận nhiều công trình tiêu hao bớt NVL trong kho, góp phần giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí NVL. Quá trình hoạt động sản xuất thi công xây lắp của doanh nghiệp được đẩy mạnh. Tuy nhiên đây chưa hẳn là dấu hiệu tốt. Vì sang năm 2021, tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, nhu cầu xây dựng gia tăng, giá NVL như sắt, thép được dự báo tiếp tục tăng trong năm nay. Trong khi NVL trong kho của doanh nghiệp đang giảm dần.

Để đáp ứng nhu cầu cho NVL khi nhận thêm những công trình xây lắp mới, doanh nghiệp sẽ phải mua NVL mới mức giá đắt hơn sẽ làm GVHB tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp có nguy cơ chịu ảnh hưởng.

Về tài sản dài hạn:

Trong khi TSNH không biến động nhiều thì TSDH chứng kiến sự biến động lớn về quy mô. Năm 2018, chiếm tỷ trọng phần lớn trọng TSDH của doanh nghiệp là khoản mục ĐTTC dài hạn, phần lớn trong đó là đầu tư vào công ty con, tuy nhiên khối lượng đầu tư vào công ty con duy trì không đổi trong 3 năm. Sự tăng trưởng mạnh của tài sạn dài hạn phần lớn do đầu tư vào công ty liên kết liên doanh và tài sản dở dang dài hạn.

Riêng năm 2018 là TSNH chiếm tỷ lệ cao hơn, tỷ trọng khoản mục tài sản dở dang dài hạn xấp xỉ 0%. Năm 2019, công ty đầu tư nhiều hơn cho xây dựng TSCĐ cho doanh nghiệp, khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 207 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 22% tổng tài sản. Sang năm 2020, công trình tiếp tục được thi công, khoản mục này tăng thêm 95 tỷ đồng, đạt mức tỷ trọng 27%, đóng góp đáng kể làm cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nghiêng về phía TSDH. Dự kiến sau khi hoàn thiện xây dựng, lắp đặt, cơ cấu các khoản mục trong tài sản dải hạn sẽ thay đổi lớn.

Hơn nữa, chiếm tỷ trọng trên tổng tài sản không kém là khoản mục ĐTTC dài hạn. Năm 2018, chiếm phần lớn khoản mục này là chỉ tiêu đầu tư vào công ty con. Nhưng sang đến 2019, doanh nghiệp đầu tư thêm 210 tỷ đồng vào công ty liên doanh, liên kết làm tỷ trọng của chỉ tiêu này so với tổng tài sản tăng từ 1% lên đến 23%. Năm 2020, công ty tiếp tục đầu tư thêm 85 tỷ đồng vào chỉ tiêu này khiến tỷ trọng của nó tăng lên đến 27%, góp phần làm tỷ trọng của khoản mục ĐTTC trên tổng TSDH tăng lên đến 33%.

Tỷ trọng TSCĐ hữu hình trên tổng tài sản của doanh nghiệp duy trì ở mức 0 – 1% trong 3 năm, đạt ngưỡng 6 tỷ đồng năm 2020. TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp bao gồm các phương tiện vận tải, thiết bị xây dựng. Ngoài ra còn có TSDH khác tăng nhẹ qua các năm nhưng tỷ trọng luôn duy trì ở mức xấp xỉ 0%.

Bảng 7: Bảng biến động các chỉ tiêu nguồn vốn 2018 – 2020 (VND)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tuyệt đối CL tương đối

2018 2019 2020 2018 - 2019 2019 - 2020 18 - 19 19 - 20

C. NPT 305.882.854.490 502.433.854.996 563.066.931.825 196.551.000.506 60.633.076.829 64% 12%

I. Nợ ngắn hạn 146.851.976.132 333.808.854.996 390.021.063.712 186.956.878.864 56.212.208.716 127% 17%

1. Phải trả NB ngắn hạn 24.497.182.359 36.601.980.987 42.355.648.245 12.104.798.628 5.753.667.258 49% 16%

2. NM trả tiền trước ngắn hạn 13.201.976.427 35.600.516.948 40.051.743.134 22.398.540.521 4.451.226.186 170% 13%

3. Thuế và các khoản PNNN 322.866.837 733.572.100 876.671.235 410.705.263 143.099.135 127% 20%

4. Phải trả NLĐ 519.741.677 466.935.884 447.268.942 (52.805.793) (19.666.942) -10% -4%

5. Chi phí phải trả ngắn hạn - 5.918.148.289 4.812.756.123 5.918.148.289 (1.105.392.166) - -19%

6. Phải trả ngắn hạn khác 25.478.523.550 15.266.794.220 11.247.372 (10.211.729.330) (15.255.546.848) -40% -100%

7. Vay và NTTC ngắn hạn 82.831.685.282 239.220.906.568 301.465.728.661 156.389.221.286 62.244.822.093 189% 26%

II. Nợ dài hạn 159.030.878.358 168.625.000.000 173.045.868.113 9.594.121.642 4.420.868.113 6% 3%

8. Vay và NTTC dài hạn 159.030.878.358 168.625.000.000 173.045.868.113 9.594.121.642 4.420.868.113 6% 3%

D. VCSH 262.089.697.414 463.229.354.276 564.413.077.637 201.139.656.862 101.183.723.361 77% 22%

I. VCSH 262.089.697.414 463.229.354.276 564.413.077.637 201.139.656.862 101.183.723.361 77% 22%

1. Vốn góp chủ sở hữu 258.000.000.000 458.000.000.000 558.000.000.000 200.000.000.000 100.000.000.000 78% 22%

2. Quỹ đầu tư phát triển 10.408.685 10.408.685 10.408.685 - - 0% 0%

3. LNST chưa phân phối 4.079.288.729 5.218.945.591 6.402.668.952 1.139.656.862 1.183.723.361 28% 23%

Tổng nguồn vốn 567.972.551.904 965.663.209.272 1.127.480.009.462 397.690.657.368 161.816.800.190 70% 17%

Nguồn: Dựa trên BCTC các năm của CTCP đầu tư CIC .

Nguồn: Dựa trên BCTC các năm của CTCP đầu tư CIC Từ biểu đồ có thế thấy tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm trong đó tốc độ tăng của VCSH nhanh hơn NPT.

Bảng 8: Bảng đồng quy mô nguồn vốn 2018 – 2020

Chỉ tiêu Năm

2018 2019 2020

C. NPT 54% 52% 50%

I. Nợ ngắn hạn 26% 35% 35%

1. Phải trả NB ngắn hạn 4% 4% 4%

2. NM trả tiền trước ngắn hạn 2% 4% 4%

3. Thuế và các khoản PNNN 0% 0% 0%

4. Phải trả NLĐ 0% 0% 0%

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 0% 1% 0%

6. Phải trả ngắn hạn khác 4% 2% 0%

7. Vay và NTTC ngắn hạn 15% 25% 27%

II. Nợ dài hạn 28% 17% 15%

8. Vay và NTTC dài hạn 28% 17% 15%

D. VCSH 46% 48% 50%

I. VCSH 46% 48% 50%

1. Vốn góp chủ sở hữu 45% 47% 49%

2. Quỹ đầu tư phát triển 0% 0% 0%

3. LNST chưa phân phối 1% 1% 1%

2018 2019 2020

NPT 100% 164% 184%

VCSH 100% 177% 215%

Tổng nguồn vốn 100% 170% 199%

0%

50%

100%

150%

200%

250%

Hình 8: Xu hướng biến động của nguồn vốn (%)

NPT VCSH Tổng nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua các năm, tỷ trọng NPT giảm dần trong khi tỷ trọng VCSH tăng lên. Năm 2018, NPT của doanh nghiệp chiếm 54%, tỷ lệ này giảm còn 52% vào 2019 và xuống đến 50% vào 2020. VCSH của doanh nghiệp tăng lên cho thấy doanh nghiệp đã trở nên tự chủ hơn. Tổng nguồn vốn tăng lên cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh. Dự tăng lên này do cả NPT và VCSH tăng đều nhưng tốc độ tăng của VCSH nhỉnh hơn NPT.

Về nợ phải trả:

Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh và chiếm phần lớn tổng NPT. Năm 2018, tỷ trọng nợ dài hạn chiếm phần lớn trong tổng NPT, nhưng khi bước sang 2019 và 2020, nợ dài hạn giảm nhẹ và đều trong nghi nợ ngắn hạn tăng mạnh. Chiếm phần lớn trong NPT của doanh nghiệp hiện tại là các khoản nợ ngắn hạn.

Năm 2018, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đạt 146 tỷ đồng, tương đương 26% tổng nguồn vốn, trong khi nợ dài hạn đạt 159 tỷ đồng, chiếm 28% tổng nguồn vốn. Sang năm 2019, cơ cấu NPT thay đổi, nợ dài hạn không còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong NPT nữa, giảm còn 17% tổng nguồn vốn, nhưng về quy mô vẫn tăng thêm 9 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ ngắn hạn tăng lên gấp đôi đạt ngưỡng 333 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn. Năm 2020, nợ ngắn hạn giữ mức 35% nhưng về quy mô tăng thêm 56 tỷ đồng. Hơn nữa, tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn tiếp tục giảm còn 15%, quy mô tăng thêm 4 tỷ đồng.

Nhìn chung, nợ ngắn hạn tăng lên rất nhiều so với nợ dài hạn. Khoản mục vay và NTTC ngắn hạn tăng 189% vào năm 2019, tăng thêm 26% vào năm 2020. Trong khi vay và NTTC dài hạn tăng 6% vào 2019, và tăng thêm 3% vào 2020.

Khoản mục phải trả người bán tăng đều trong 3 năm, giữ nguyên mức tỷ trọng 4% trên tổng nguồn vốn. Khoản mục người mua trả tiền trước cũng tăng đều, tỷ trọng chiếm 2%

trên tổng nguồn vốn vào năm 2018 tăng lên đến 4% vào 2020, do công ty nhận thầu thêm nhiều công trình làm cho khách hàng trả trước nhiều hơn, góp phần tăng nợ ngắn hạn. Từ đó cho thấy uy tín của doanh nghiệp với các đối tác làm ăn như NCC hay khách hàng vẫn được giữ vững, góp phần đem lại nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Về vốn chủ sở hữu:

Hàng năm công ty đều nhận thêm vốn góp chủ sở hữu. Năm 2019, khoản mục này tăng thêm 200 tỷ đồng, tương ứng 78% so với 2018. Bước sang 2020, công ty nhận thêm số vốn góp là 100 tỷ đồng, tương ứng tăng 22% so với năm 2019. Hơn nữa, lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm, từ 4 tỷ vào 2018 lên 5 tỷ đồng vào 2019 và lên đến 6 tỷ đồng vào 2020. Những điều này giúp tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn tăng từ 46% năm 2018 lên 50% năm 2020 làm tăng khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, giảm bớt sự phụ thuộc từ các nguồn bên ngoài. Công tác phát triển, mở rộng VCSH được thực hiện tốt trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư cic nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)