Các chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – chi nhánh hà đông (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Sơ lược về cho vay tiêu dùng

1.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại, do đó, việc đánh giá chỉ tiêu của công tác này vừa góp phần đánh giá được chất lượng công việc của đơn vị, vừa phân tích được hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Thông thường, người ta thường phân tích các chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng thông qua các chỉ tiêu là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.

1.2.8.1. Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định lượng được hiểu là thu thập và xử lý dữ liệu dưới dạng những con số và nó được thể hiện qua những công thức:

- Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (Đơn vị: %):

Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ =

X 100%

Chỉ tiêu này dùng Ngân hàng dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ của các năm sau so với dư nợ của các năm trước là tăng/ giảm bao nhiêu phần trăm. Từ đây, đánh giá được mức độ cho vay và tìm kiếm khách hàng của Ngân hàng và đánh giá được tình hình tín hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất tốt, mức độ tìm kiếm khách hàng đến với Ngân hàng nhiều hơn so với năm trước. Ngược lại, thì phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang khó khăn, khách hàng còn ít và hoạt động kế hoạch tín dụng chưa tốt.

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay – DSCV (Đơn vị: %) Tỷ lệ tăng trưởng DSCV=

Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay dùng để thể hiện tốc độ tăng doanh số cho vay so với năm trước là tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thì đánh giá mức độ hoạt động của Ngân hàng càng hiệu quả, ngược lại thì Ngân hàng đang gặp khó khăn và hoạt động chưa hiệu quả.

- Tỷ lệ thu lãi (Đơn vị: %)

Tỷ lệ thu lãi=

Chỉ tiêu Tỷ lệ thu lãi dùng để đánh giá việc thực hiện kế hoạch tài chính của Ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi lãi và thực hiện kế hoạch doanh thu của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hoạt động của Ngân hàng càng tốt và ngược lại thể hiện việc thực hiện thu hồi lãi kém dẫn đến kế hoạch doanh thu chưa tốt.

- Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (Đơn vị: %)

Dựa vào tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn có thể đánh giá được mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này cao thì thể hiện mức độ hoạt động của Ngân hàng, đánh giá khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng để cho vay càng cao và ngược lại, tỷ lệ thấp thể hiện vốn của Ngân hàng đang bị trì trệ hoặc sử dụng vốn lãng phí dẫn tới doanh thu cũng bị ảnh hưởng.

- Hệ số thu nợ (Đơn vị:%)

Hệ số thu nợ=

Hệ số thu nợ thể hiện hiệu quả của hoạt động thu nợ trong ngân hàng

- Nó phản ánh tại một thời kỳ nhất định với 1 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.

- Hệ số thu nợ càng cao thì càng tốt.

- Tỷ lệ thu nợ đến hạn (Đơn vị: %)

Tỷ lệ thu nợ đến hạn =

- Tỷ lệ thu nợ đến hạn thể hiện hiệu quả của hoạt động thu nợ của Ngân hàng - Tỷ lệ này thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng, đánh giá khả năng thu

hồi nợ của các khoản vay.

- Tỷ lệ thu nợ đến hạn càng cao thì càng tốt.

- Tỷ lệ nợ quá hạn (Đơn vị: %)

Tỷ lệ nợ quá hạn =

- Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng, đánh giá được khả năng quản lý các khoản vay.

- Tỷ lệ nợ quá hạn còn đánh giá chất lượng tín dụng của các khoản vay của Ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì càng tốt thể hiển chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ xấu (Đơn vị: %)

`Tỷ lệ nợ xấu =

- Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn thì các nhà quản trị ngân hàng và các nhà Kinh tế sử dụng tỉ lệ nợ xấu để đánh giá chất lượng tín dụng của các khoản vay tại Ngân hàng.

- Nợ xấu bao gồm Nợ quá hạn, nợ quá hạn được chuyển về trong hạn

- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng thấp và ngược lại.

- Vòng quay vốn tín dụng (Đơn vị: Vòng)

Vòng quay vốn tín dụng =

Trong đó: Dư nợ bình quân =

- Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian thu hồi vốn của NH là nhanh hay chậm.

- Vòng quay vốn càng nhanh thì càng tốt thể hiện việc đầu tư là an toàn và hiệu quả.

Ta thấy rằng nếu NHTM chỉ chú trọng trong việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn mà không tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng chưa mang một ý nghĩa tốt cho ngân hàng. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự cho ý nghĩa khi nó góp phần làm tăng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

1.2.8.2. Các chỉ tiêu định tính

Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng ngoài những chỉ tiêu có thể lượng

hóa được thì còn rất nhiều yếu tố mà không thể lượng hóa được. Đó là các chỉ tiêu định tính được biểu hiện qua quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng và qua độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Để đánh giá về một khoản vay tiêu dùng khách hàng dựa trên 2 yếu tố, trước tiên là “ giá cả” của khoản vay trong đó bao gồm lãi suất cho vay và các chi phí liên quan, sau đó là chất lượng của khoản vay. Khi mặt bằng “giá cả” cho vay của ngân hàng là ngang nhau và sự chênh được coi là không nhiều thì yếu tố chất lượng sẽ quyết định cho lựa chọn của khách hàng. Yếu tố chất lượng ở đây gồm có: sự tin cậy, khả năng đáo ứng, năng lực phục vụ của ngân hàng, sự đồng cảm với khách hàng và những yếu tố hữu hình trong việc cung cấp sản phẩm:

 Sự tin cậy

Hoạt động tín dụng nói chung đều dựa trên một số căn bản, đó là sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Về phía khách hàng, sự tin tưởng được thể hiện qua: việc giải quyết hồ sơ, đảm bảo theo đúng quy định cảu ngân hàng từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu cho đến khi có kết quả phê duyệt tín dụng.

Bên cạnh đó, sự bảo mật thông tin cho khách hàng phải luôn được coi trọng. Mức độ bảo mật thông tin của Ngân hàng cao thì khách hàng sẽ tin tưởng ở ngân hàng hơn.

 Năng lực phục vụ của ngân hàng

Năng lực phục vụ của ngân hàng thể hiện qua việc ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn một lúc của một hoặc nhiều khách hàng có nhu cầu vay chính đáng. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng phải có đủ số lượng cần thiết để tư vấn, hỗ trợ vào những quan điểm, những giai đoạn có nhiều khách hàng, không để khách hàng phải chờ quá lâu.

 Sự đồng cảm với khách hàng

Sự đồng cảm thể hiện ở việc ngân hàng luôn có sự quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng, đặt mình ở vị trí của khách hàng, nhất thiết phải nắm rõ được nhu cầu của khách hàng để từ đó chia sẻ, tư vẫn cho khách hàng chọn giải pháp cho vay phù hợp nhất, không tạo nên sự phân biệt đối xử với bất kì khách hàng nào. Đối với những

khách hàng đang có quan hệ tín dụng thì theo dõi thường xuyên hơn khoản vay khi khách hàng gặp khó khăn, trước tiên là chia sẻ với khách hàng, sau đó thì tìm những giải pháp tư vấn cho khách hàng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Thường xuyên thăm hỏi khách hàng vào những ngày lễ, sinh nhật,...

 Yếu tố hữu hình

Yếu tố hữu hình là những yếu tố mà khách hàng có thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan của mình. Sự hữu hình có thể là trụ sở ngân hàng, các chương tình quảng bá, giới thiệu hình ảnh ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Một số yêu tố quan trọng khách đó chính là đội ngũ nhân viên ngân hàng qua hình ảnh đội ngũ ngân viên với tác phong chuyên nghiệp, ngoại hình, trang phục lịch sự, các giao tiếp,...

góp phần tạo ấn tượng tốt về ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 với sự nghiên cứu tổng quan về các vấn đề về cơ sở lý luận của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Thương Mại.

Ở chương 1 làm rõ về các vấn đề bao gồm hoạt động cho vay nói chung và tiếp đến là hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Thương Mại.

Với hoạt động cho vay nêu ra khái niệm và phân loại cho vay. Bên cạnh đó, tại chương 1 làm rõ về hoạt động cho vay tiêu dùng gồm: nêu ra khái niệm về cho vay tiêu dùng, đặc điểm về đối tượng – quy mô – lãi suất – mức độ rủi ro của cho vay tiêu dùng, phân loại cho vay tiêu dùng căn cứ vào tính chất TSBĐ – nguồn gốc cho vay – mục đích sử dụng vốn – phương thức hoàn trả, tiếp đến là đưa ra những lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể như khách hàng, Ngân hàng, nhà cung cấp và đối nền kinh tế. Đưa ra quy trình cho vay tiêu dùng từ bước tiếp nhận hồ sơ – thẩm định tín dụng – phân tích tín dụng – ra quyết định tín dụng – ký kết hợp đồng giải ngân cho đến bước cuối thu nợ và tất toán khoản vay. Đồng thời làm rõ hơn về các chi tiêu sử dụng để đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng.

Dựa trên những nghiên cứu và tìm hiểu tại chương 1 sẽ làm tiền đề để đi vào phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – chi nhánh Hà Đông tại chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – chi nhánh hà đông (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)