CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
2.5. Đánh giá hoạt động
2.5.1. Những mặt tích cực mà chi nhánh đạt được
VIB chi nhánh Hà Đông đã góp phần lớn trong hoạt động cũng cấp các sản phẩm dịch vụ CVTD đến với người dân, giúp người sử dụng tín dụng có đời sống ngày càng hiện đại hơn, tiếp cận đến những tiện ích ngày càng phát triển ngay cả khi chưa có đủ tích lũy, từ đó có thể nâng cao được mức sống của nhiều cá nhân và hộ gia đình.
Qua số liệu thu thập được cho thấy DNCV tiêu dùng tăng qua các năm trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020, chiếm một phần không nhỏ trên tổng dư nợ của chi nhánh.
Hoạt động CVTD trong giai đoạn 2018 – 2020 đã không ngừng được cải tiến và phát triển về cả chất lượng lẫn số lượng.
Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh đã không ngừng chú trọng và đẩy mạnh hoạt động thu nợ, thu lãi vô cùng chặt chẽ. Tại VIB, ngày thanh toán lãi linh hoạt đối với từng khách hàng tự lựa chọn ngày thanh toán nợ lãi và nợ gốc, do vậy mà mỗi ngày cán bộ tín dụng đều gọi điện và đôn đốc khách hàng về việc thanh toán khoản nợ khi đến hạn hoặc trong thời hạn cho phép. Đây cũng là một ưu điểm của chi VIB cho thấy hoạt động CVTD có được niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng.
2.5.2. Những mặt hạn chế
Về nguồn huy động có thời hạn trung – dài hạn còn chưa tốt, đa phần vốn huy động có thời hạn ngắn từ khách hàng cá nhân. Người dân vẫn còn thói quen giữ tiền mặt hoặc là dùng để đầu tư vào các hoạt động khác để kiếm được khoản lời cao hơn so với lãi suất NH. Đây là một trong những khó khắn mà Ngân hàng gặp phải vì phần lớn hoạt động CVTD có thời hạn trung – dài hạn. Chi nhánh tập trung vào các khoản vay trung và dài hạn sẽ gặp phải rủi ro cao hơn so với ngắn hạn. Không chỉ vậy, các khoản vay trung – dài hạn sẽ bị tác động nhiều hơn bởi nền kinh tế, và làm giảm thiện chí trả nợ và tác động khá nhiều đến khả năng trả nợ của người vay.
Trong quá trình thẩm định và giám sát theo dõi khoản vay sau giải ngân cũng là hạn chế mà NH gặp phải. Hiện nay, với chính sách mà VIB đang áp dụng đối với TSBĐ và những tiêu chí để phê duyệt khoản vay cũng khá chặt chẽ đặc biệt đối với chỉ tiêu về tài chính và khả năng trả nợ làm cho hoạt động mở rộng cũng gặp phải khó
khăn. Bên cạnh đó, việc giám sát và theo dõi khách hàng sau giải ngân nhiều lúc chưa đầy đặn và còn mang tính hình thức. Nguyên nhân có thể là do một nhân viên phải quản lý nhiều khách hàng mặt khác còn do tỷ lệ nợ xấu ở mức khá tốt và không biến động xấu nên phát sinh tâm lý chủ quan hơn trong việc giám sát khoản vay sau giải ngân và cũng chủ quan do việc TSBĐ khách hàng cung cấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ cơ sở lý luận được nghiên cứu tại chương 1, tại chương 2 sẽ đi vào sâu hơn nghiên cứu về thực trạng của hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Hà Đông.
Đầu tiên, tìm hiểu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban, chi nhánh tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Hà Đông.
Tiếp theo, đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động về kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh trong giai đoạn 3 năm từ 2018 đến năm 2020.
Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn mà VIB chi nhánh Hà Đông có được và phải đối mặt.
Song, để đánh giá được hoạt động cho vay tiêu dùng, bài luận tìm hiểu về danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Sau đó, đi vào phân tích những chỉ tiêu hoạt động qua những số liệu về DNCV theo thời hạn cho vay, biến động của hoạt động CVTD theo thời hạn, dùng những chỉ tiêu để xem xét đánh giá về hoạt động CVTD và mặt tích cực và mặt hạn chế tại VIB chi nhánh Hà Đông trong giai đoạn 2018 – 2020
Từ những nghiên cứu tại chương 1 cơ sở lý luận và chương 2 thực trạng hoạt động làm nền tảng để đưa ra những giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động CVTD tại VIB chi nhánh Hà Đông.