Đánh giá tình hình về huy động vốn của chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – chi nhánh hà đông (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Hà Đông giai đoạn 2018 - 2020

2.2.1. Đánh giá tình hình về huy động vốn của chi nhánh

Là một ngân hàng hoạt động dưới sự cho phép và theo quy định của pháp luật, bắt đầu quá trình hoạt động ngân hàng thì nguồn vốn cũng như yếu tố đầu vào chính là nguồn vốn huy động.

Trong thời gian qua, trên thị trường hoạt động huy động vốn ngày càng trở lên khó khăn bởi nhiều Ngân hàng được thành lập, các ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi, thị trường mạng lưới. Tuy nhiên, bằng việc theo dõi thị trường, bám sát những biến động thường xuyên, VIB luôn điều chỉnh lãi suất đối với huy động kịp thời để đảm bảo được sự cạnh tranh với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, mở ra nhiều chương trình khuyến mại, những phần quà hấp dẫn dành cho khách hàng đến gửi tiền tại VIB. Do vậy, VIB đã giữ và duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Tổng số vốn mà VIB Hà Đông huy động được trong giai đoạn 2018-2010 là tương đối lớn so với các chi nhánh Ngân hàng khác. Năm 2018, VIB Hà Đông huy động là 1.058 tỷ đồng và tăng lên 26,5% trong năm 2019 đạt 1.338 tỷ đồng. Đến năm 2020, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng 7% so với năm 2019 và đạt 1.431 tỷ đồng.

Trong đó, số tiền huy động theo đồng nội tệ VNĐ có chiều hướng tăng lên và đạt ở những con số khá cao trong giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2018, vốn huy động bằng VNĐ là 1.051 tỷ đồng, sang tới năm 2019, con số này tiếp tục tăng lên 16,8% đạt 1.228 tỷ đồng, đến năm 2020, số tiền vốn huy động tăng 15,3% so với năm 2019 là 1.416 tỷ đồng.

Bảng 2.1 : Cơ cấu huy động vốn của VIB chi nhánh Hà Đông giai đoạn 2018 – 2021 theo các chỉ tiêu

Đơn vị: tỷ đồng Chi tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/

2018

So sánh 2020/2019 Số

tiền

Tỷ trọng

( %)

Số tiền

Tỷ trọng ( %)

Số tiền

Tỷ trọng

( %)

Chênh lệch

(±)

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

(±)

Tỷ lệ (%) Tổng

vốn huy động

1.058 100 1.338 100 1.431 100 280 26,5 93 7,0

Theo loại tiền

Nội tệ 1.051 99,3 1.228 91,8 1.416 99,0 177 16,8 188 15,3 Ngoại tệ

( quy đổi)

7 0,7 110 8,2 15 1,0 103 1471,4 -95 -86,4

Theo đối tượng huy động

Dân cư 765 72,3 1.010 75,5 1.090 76,2 245 32,1 80 7,9 Các tổ

chức kinh tế

293 27,7 328 24,5 341 23,8 35 11,9 13 3,9

Theo thời hạn huy động Không kỳ hạn

231 21,8 368 27,5 293 20,5 137 59,3 -75 -20,4 Ngắn

hạn

469 44,3 586 43,8 670 46,8 117 25,0 84 14,3 Dài hạn 358 33,9 384 28,7 468 32,7 26 7,2 84 22,0 ( Nguồn: Phòng kinh doanh VIB chi nhánh Hà Đông)

Thông qua bảng 2.1, ta thấy rằng nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động chủ yếu là từ cư dân. Điều này thể hiện VIB Hà Đông là một chi nhánh được người dân tin cậy, tin tưởng gửi những phần tài sản tiết kiệm, nhàn rỗi của mình để sinh lời.

Nguồn vốn huy động từ khách hàng là dân cư rất lớn. Cụ thể, năm 2018 số vốn huy động được từ dân cư đạt 765 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng 32,1% so với năm 2018 đạt mức 1.010 tỷ đồng, cho đến nâm 2020 tăng 7,9% so với năm 2019 là 1090 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số vốn huy động được từ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ở mức khá cao và tăng dần theo các năm từ 2018 đến 2020. Điều này thể hiện qua những con số thể hiện trên bảng 2.1 mà Ngân hàng đã huy động được từ khách hàng là tổ chức kinh tế.

Về nguồn vốn huy động theo thời hạn: VIB Hà Đông cũng là chi nhánh giải ngân cho các công trình và tiêu dùng mua nhà, ô tô cho khách hàng. Do vậy nguồn vốn huy động tập trung vào trung và dài hạn. Nhưng nền kinh tế thường xuyên có biến động, tỷ lệ lạm phát chưa ổn định nên lựa chọn phương thức gửi tiền dài hạn với số đông là còn hạn chế. Cụ thể, số tiền huy động ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng) và không kỳ hạn đều có xu hướng tăng lên qua các năm từ 2018 đến 2020. Năm 2019, tiền gửi không kỳ hạn tăng 59,3% chênh lệch với năm 2018 nhưng đến năm 2020 so với năm 2019, lại giảm 20,4% do biến động của nền kinh tế, ảnh hưởng của bệnh dịch Covid đang dần thể hiện rõ hơn. Nền kinh tế đang bị trì trệ, việc làm bị cắt giảm, nhu cầu tiêu dùng cũng như sức mua bán của dân cư giảm, chi phí đầu vào của các hoạt động sản xuất tăng lên, tính cạnh tranh ngày càng lớn, khó khăn về tài chính cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Do vậy mà nguồn tiền tiết kiệm, nhàn rỗi trong nền kinh tế cũng đang có chiều hướng giảm từ năm 2019 – năm 2020.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – chi nhánh hà đông (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)