CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
2.3. Đánh giá hoạt động CVTD tại VIB chi nhánh Hà Đông
2.3.1. Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng tại VIB chi nhánh Hà Đông
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam – Chi Nhánh Hà Đông
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh số cho vay tiêu dùng
Ngắn hạn 312.220 389.293 457.202
Trung – dài hạn 403.014 548.289 610.798
Tổng 715.234 716.365 717.365
Doanh số thu nợ tiêu dùng
Ngắn hạn 287.124 368.940 426.980
Trung – dài hạn 268.560 285.340 468.200
Tổng 555.684 654.280 895.180
Dư nợ tiêu dùng
Ngắn hạn 48.020 53.808 61.130
Trung – dài hạn 253.980 404.532 447.130
Tổng 302.000 458.340 508.260
Nợ xấu tiêu dùng
Ngắn hạn 314 338 366
Trung – dài hạn 570 587 595
Tổng 884 925 961
( Nguồn: phòng tín dụng tại VIB Hà Đông)
2.3.1.1. Cơ cấu doanh số CVTD Đơn vị: %
(Nguồn: phòng tín dụng VIB chi nhánh Hà Đông)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số CVTD của VIB chi nhánh Hà Đông 2018 – 2020.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy được doanh số CVTD theo thời hạn trung - dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thời hạn ngắn trong cả 3 năm và luôn chiếm trên 50% và có thay đổi không ổn định. Năm 2018, trung – dài hạn chiếm 56% trên tổng doanh số cho vay, năm 2019 có xu hướng tăng lên chiếm 59% và sang tới năm 2020 tỷ lệ này có xu hướng giảm và xuống còn 57% so với năm 2019. Điều này cho thấy rằng, các khoản tín dụng được cấp cho hoạt động CVTD như xây sửa chữa nhà, mua ô tô, .. của chi nhánh nhiều và lớn. Tuy nhiên, các khoản vay tiêu dùng thời hạn ngắn hạn trong 3 năm luôn có tỷ trọn trên 40%, có xu hướng tăng - giảm không ổn định. Cụ thể như sau, năm 2018, chiếm 44% sang tới 2019 giảm xuống còn 41% đến năm 2020 lại có xu hướng tăng và chiếm 43% so với năm 2019. Năm 2018, VIB Hà Đông đẩy mạnh chiến lược mở rộng hoạt động CVTD đối với trung – dài hạn, với chiến lược này đã giúp cho chi nhánh thu nhập khá cao và ổn định hơn. Tuy nhiên, chi nhánh đã phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn về nợ xấu, nợ quá hạn và tất nhiên là vòng vốn sẽ quay vòng chậm hơn. Do vậy mà đến năm 2020, Ngân hàng thúc đẩy hoạt động CVTD thời hạn ngắn hạn do vậy mà tỉ trọng doanh số CVTD ngắn hạn trong năm 2020 tăng lên so với năm 2019.
56% 44%
41%
59%
57% 43%
Năm 2018
Ngắn hạn
Năm 2019 Năm 2020
Trung-Dài hạn
2.3.1.2. Cơ cấu DSTN tiêu dùng
(Nguồn: phòng tín dụng của VIB chi nhánh Hà Đông) Biểu đồ 2.2: Cơ cấu DSTN tiêu dùng của VIB chi nhánh Hà Đông 2018 – 2020.
Qua sơ đồ, ta có thể thấy được doanh thu nợ ngắn hạn của chi nhánh trong 2 năm 2018 và 2019 chiếm tỷ trọng luôn vượt mức 50% cụ thể là năm 2018 doanh thu nợ ngắn hạn chiếm 52% và năm 2019 tăng 4% so với năm 2018 - đạt 56%. Đến năm 2020, có xu hướng giảm xuống còn 47% là do doanh thu thu nợ trung và dài hạn tăng làm thay đổi cơ cấu. Ngược lại thì doanh thu thu nợ trung – dài hạn lại có chiều hướng giảm trong hai năm 2018 và 2019 từ 48% ở năm 2018 xuống 44% năm 2019, và tăng vào năm 2020 lên 53% vượt trội hơn so với 2 năm trước. Cho thấy cán bộ tín dụng tại chi nhánh làm việc rất hiệu quả trong quá trình đôn đốc khách hàng trả nợ và trong quá trình thu nợ.
52%
48%
56%
44% 47%
53%
Ngắn hạn
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trung-Dài hạn
2.3.1.3. Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo thời hạn giai đoạn 2018 – 2020 tại VIB Hà Đông.
(Nguồn: phòng tín dụng của VIB chi nhánh Hà Đông) Biểu đồ 2.3: thể hiện cơ cấu dư nợ tiêu dùng giai đoạn 2018 – 2020.
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy được tỷ trọng DNTD ngắn hạn luôn ở mức thấp qua cả 3 năm và có xu hướng giảm từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể là năm 2018 chiếm 16% giảm xuống 11,6% tại năm 2019 và có xu hướng tăng tại năm 2020 đạt 12,6%.
Ngược lại, thì tỷ trọng nợ tiêu dùng thời hạn trung và dài hạn lại có một tỷ trọng rất lớn ở cả 3 năm. Năm 2018 chiếm 84% trên tổng dư nợ tiêu dùng, và tăng 7% lên 91%
vào năm 2019, con số này giảm xuống 87,6% vào năm 2020. Nguyên nhân có thể do các khoản nợ thời hạn trung – dài hạn có giá trị lớn và năm 2020, có nhiều khoản vay tất toán trước hạn.
16%
84%
11,7
%
91%
12,6
% 87,4
%
Ngắn hạn
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trung-Dài hạn
2.3.1.4. Cơ cấu nợ xấu tiêu dùng giai đoạn 2018 – 2020 tại VIB chi nhánh Hà Đông
(Nguồn: phòng tín dụng VIB chi nhánh Hà Đông) Biểu đồ 2.4: thể hiện cơ cấu nợ xấu tiêu dùng giai đoạn 2018 – 2020 tại VIB
chi nhánh Hà Đông
Nhìn vào biểu đồ, nợ xấu tiêu dùng của các khoản vay trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong cả 3 năm 2018 – 2020. Năm 2018, nợ xấu tiêu dùng trung – dài hạn chiếm 62% có xu hướng tăng dần 2019 chiếm 64% và đến năm 2020 tăng lên 65% trên tổng dư nợ xấu. Các khoản vay có giá trị lớn thường kèm theo mức độ rủi ro khá cao do vậy mà nợ xấu tiêu dùng kỳ hạn trung – dài hạn thường chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ xấu ở các năm trong giai đoạn 2018 – 2020. Ngược với nợ xấu trung – dài hạn thì nợ xấu thời hạn ngắn lại có tỉ trọng thấp hơn nhiều và có xu hướng giảm dần từ 2018 đến 2020. Cụ thể, năm 2018 chiếm 38%, sang năm 2019 là 36% và năm 2020 còn 35%.
38%
62%
36%
64%
35%
65%
Ngắn hạn
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trung-Dài hạn