CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
2.3. Đánh giá hoạt động CVTD tại VIB chi nhánh Hà Đông
2.3.2. Phân tích biến động của hoạt động CVTD theo thời hạn cho vay của VIB Hà Đông giai đoạn 2018 – 2020
2.3.2.1. Hoạt động CVTD trong ngắn hạn giai đoạn 2018 – 2020.
Bảng 2.7: thể hiện CVTD trong ngắn hạn giai đoạn năm 2018 – 2020 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Số tiền Số tiền % Số tiền %
DSCV
ngắn hạn 312.220 389.293 457.202 77.073 24,68% 67.909 17,4%
DSTN ngắn
hạn 287.124 368.940 426.980 81.816 28,5% 58.040 15,7%
DNTD
ngắn hạn 48.020 53.808 61.130 5.788 12,1% 7.322 13,6%
NXTD
ngắn hạn 314 338 366 24 7,6% 28 8.3%
(Nguồn: phòng tín dụng VIB Hà Đông giai đoạn 2018 – 2020.) Về doanh số cho vay với thời hạn là ngắn hạn ở giai đoạn 3 năm 2018 – 2020 có xu hướng tăng. Năm 2018 DSCV thời hạn ngắn đạt 312.220 triệu đồng, đến năm 2019 con số này đạt 389.283 triệu đồng, tăng 77.073 triệu đồng, tương ứng 24,68% so với năm 2018. Đến năm 2020, doanh số cho vay theo thời hạn ngắn hạn của chi nhánh đạt 457.202 triệu đồng, tăng 67.909 triệu đồng, tương ứng 17,4% so với năm 2019. Sự năng trưởng của năm 2020 so năm 2019 vẫn chậm hơn tốc độ tăng của năm 2019 so với năm 2018 cho thấy nền kinh tế hiện tại bị ảnh hưởng khá nhiều. Tuy nhiên sự tăng trưởng này thể hiện nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng cao, đây cũng là cơ hội cho chi nhánh phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và thu hút thêm nhiều khách hàng.
DSTN theo thời hạn ngắn hạn ở 3 năm 2018 – 2020 có chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2018 là 287.124 triệu đồng, năm 2019 là 368.940 triệu đồng, tăng 81.816 triệu đồng, tương ứng 28,5% so với năm 2018, đến năm 2020 con số này là 426.980 triệu đồng, tăng 58.040 triệu đồng, tương ứng 15.7% so với năm 2019. Doanh số thu nợ theo thời hạn ngắn hạn trong 3 năm tăng cho thấy được khách hàng vẫn có ý thức, khả năng trả nợ cho NH và chiến lược thu nợ của ban quản trị khá là chặt chẽ đồng thời việc quản trị rủi ro của chi nhánh là rất tốt. Quá trình cán bộ cho vay theo dõi, giám sát và động viên khách hàng trả nợ được thực hiện tốt.
Dư nợ tiêu dùng trong ngắn hạn tại chi nhánh có xu hướng tăng liên tục trong thời gian này, năm 2018 là 48.020 triệu đồng, năm 2019 con số này là 53.808 triệu đồng tăng 5.788 triệu đồng tương ứng 12,1% so với năm 2018, đến năm 2020 tăng 7.322 triệu đồng, tương ứng 13,6% so với năm 2019. Tốc độ tăng này do Ngân hàng đang thực hiện chính sách mở rộng kinh doanh, hoạt động cho vay bằng hình thức cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại và tiện ích hơn đến người tiêu dùng.
Nợ xấu tiêu dùng của chi nhánh có xu hướng tăng lên từ 2018 đến 2020. Năm 2018, nợ xấu tiêu dùng là 314 triệu đồng , đến năm 2019, tăng 24 triệu đồng, tương ứng 7,6% so với năm 2018, năm 2020 tăng 28 triệu, tương ứng 8,3% so với năm 2019.
Tuy có xu hướng tăng nhưng tỉ lệ còn khá thấp so một số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong thời gian này. Các khoản CVTD thời gian Ngắn hạn thường có giá trị thấp và ngắn hạn nên NH có thể theo dõi và giám sát chặt chẽ, tốt hơn do vậy mà ít gặp rủi ro hơn.
2.3.2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng trong trung – dài hạn giai đoạn 2018 – 2020 tại VIB Hà Đông.
Bảng 2.8: Thể hiện CVTD trong trung – dài hạn giai đoạn 2018 – 2020 tại VIB Hà Đông.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Số tiền Số tiền % Số tiền %
DSCV Trung – dài hạn
403.014 548.289 610.798 77.073 24,68% 67.909 17,4%
DSTN Trung – dài hạn
268.560 285.340 468.200 16.780 28,5% 182.860 15,7%
DNTD Trung – dài hạn
253.980 524.532 697.130 270.552 12,1% 172,598 13,6%
NXTD Trung – dài hạn
570 587 595 17 7,6% 8 8.3%
(Nguồn: phòng tín dụng VIB Hà Đông 2018 – 2020).
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, doanh thu cho vay của VIB Hà Đông giai đoạn 2018 – 2020 có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể, năm 2018 DSCV trung – dài hạn là 403.014 triệu đồng, năm 2019, DSCV trung – dài hạn dạt 548.298 triệu đồng tăng 77.073 triệu đồng tương ứng 24,68% so với năm 2018. Đến năm 2020, tiếp tục tăng đạt 610.798 triệu đồng tăng 67.909 triệu đồng tương ứng 17,4% so với năm 2019. Do ngân hàng đang có chiến lược mở rộng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, các khoản vay tiêu dùng trung – dài hạn thường có giá trị vay lớn và đem lại mức thu nhập cao cho ngân hàng,.
Doanh số thu nợ trung – dài hạn cảu ngân hàng ở giai đoạn này cũng có xu hướng tăng dần từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể là năm 2018 DSTN đạt 268.560 triệu đồng, đến năm 2019 tăng 16.780 triệu đồng đạt 268.560 triệu đồng, tương ứng 28,5% so với năm 2018. Năm 2020 tiếp tục tăng đạt 468.780 triệu đồng tương ứng 15,7%, do các khoản nợ đến hạn thu hồi và khách hàng vẫn trả nợ đúng hạn và đầy đủ.
DNTD thời hạn trung – dài hạn của chi nhánh vẫn có xu hướng tăng đều trong giai đoạn này. Năm 2018, doanh số tiêu dùng đạt 253.980 triệu đồng , năm 2019 tăng lên 270.552 triệu đồng, tương ứng 12,1% so với năm 2018. Năm 2020, đạt 697.130 triệu đồng tăng 172.598 triệu đồng tương ứng 13,6% so với năm 2019. Điều này cho thấy nhu cầu đời sống của con người ngày càng tăng lên.
Nợ xấu tiêu dùng trung – dài hạn của chi nhánh có xu hương tăng lên trong 3 năm từ 2018 đến 2020. Cụ thể, năm 2018, mức nợ xấu tiêu dùng trung – dài hạn là 570 triệu đồng, đến năm 2019, con số này tăng lên 17 triệu tương ứng 7,6% là 587 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020, tiếp tục tăng 8 triệu, tương ứng 8,3% là 595 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản vay thời hạn trung – dài hạn thường có giá trị cao, doanh nghiệp bị khung hoảng tài chính tác động từ nền kinh tế, chi phí tăng nhưng việc mua sắm của người tiêu dùng giảm dần do vậy mà việc kinh doanh thua lỗ và các khoản vay không thể hoàn trả do mất khả năng thanh toán.