CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Chính phủ Điện tử
1.1.1.4. Các nhân tố tác động đến Chính phủ Điện tử
Đánh giá các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng đến Chính phủ Điện tử là điều cần thiết để giảm ảnh hưởng của chúng đối với việc áp dụng Chính phủ Điện tử, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiểu tác động của các yếu tố PEST sẽ giúp các quốc gia giảm khoảng cách giữa thiết kế Chính phủ Điện tử và những khó khăn trong thực tế trong các tình huống cụ thể mà mỗi quốc gia phải đối mặt.
21
Chính trị
Theo định nghĩa của O’Brien năm 2015, nghiên cứu các yếu tố chính trị là quá trình xem xét cách thức tác động của những chính sách chính phủ đến môi trường kinh doanh và giao dịch. Các mục cần xem xét bao gồm quy định về thuế, mức độ tham nhũng, các rào cản thương mại, sự ổn định của chính phủ, việc làm và các quy định hoạt động. Hầu hết các mục này đều được bao gồm và chịu ảnh hưởng bởi Chính phủ Điện tử. Cụ thể hơn, Hazem M Bani Abdoh và các cộng sự chỉ ra rằng yếu tố chính trị sẽ đề cập đến sự ổn định chính trị, các quy định và chính sách của chính phủ liên quan đến Chính phủ Điện tử, mức độ tham nhũng, sự bất cập của chính phủ trong tài trợ, minh bạch trong các quy trình của chính phủ.
Ổn định chính trị có thể được hiểu là một chính phủ được bầu ra có thể duy trì hoạt động một cách ổn định, độc lập và không có nguy cơ bị xáo trộn hoặc bị lật đổ trước khi kết thúc nhiệm kỳ được chỉ định. Sự ổn định của chính trị có khả năng thúc đẩy các thay đổi chính sách và cải cách quản trị, bao gồm cả Chính phủ Điện tử, theo Ahn &
Bretschneider, 2011. Chỉ khi có sự ổn định về mặt chính trị, nhà nước mới có thể có được lòng tin của người dân, từ đó người dân sẽ có xu hướng tham gia tích cực hơn vào những sáng kiến, chính sách hay những thay đổi mà chính phủ đề ra ví dụ như việc sử dụng Chính phủ Điện tử để thay thế cho hầu hết các thủ tục trước đây.
Thêm vào đó, việc áp dụng thành công Chính phủ Điện tử sẽ phụ thuộc phần lớn ở sự đúng đắn trong quá trình ban hành các quy định và chính sách của nhà nước liên quan đến Chính phủ Điện tử. Khi triển khai Chính phủ Điện tử, các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng liệu quy định và chính sách của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc thi hành Chính phủ Điện tử. Vì chỉ cần một bước đi sai lầm trong chính sách của mình, chính phủ có thể mất đi vị thế, niềm tin và tầm ảnh hưởng của mình trong đại đa phần công chúng. Nghiên cứu của Dr. Rabee M. Reffat cho rằng, chính phủ có thể thay đổi nhận thức của người dân về chất lượng dịch vụ công kém và lấy lại niềm tin của công chúng bằng cách đặt người dân làm trung tâm của bất kỳ dịch vụ hay sáng kiến cải tiến nào. Việc này đòi hỏi chính phủ phải cung cấp dịch vụ Chính phủ Điện tử với những
22
quy định theo một cách hoàn toàn mới như loại bỏ thời gian chờ đợi và các thủ tục rườm rà.
Cuối cùng, Chính phủ Điện tử sẽ không thể đạt được hiệu quả mong đợi nếu nhà nước thi hành có mức độ tham nhũng cao, thiếu minh bạch hay vẫn tồn tại những bất cập trong tài trợ. Theo Bertot, Jaeger và Grimes (2010), một trong những lĩnh vực chính của giá trị công dân liên quan đến truyền thông Chính phủ Điện tử là tính minh bạch. Công dân sẽ có xu hướng chấp nhận và sử dụng Chính phủ Điện tử nhiều hơn nếu họ nhìn nhận được sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ. Ngoài ra, các quốc gia đề cao tính minh bạch sẽ thường có xu hướng cung cấp nhiều thông tin hơn các chính phủ khác và có nhiều khả năng chia sẻ những thông tin này hơn, theo Kristin M. Lord. Những thông tin này có thể giúp ích cho rất nhiều công dân và doanh nghiệp đã, đang và có ý định muốn thành lập và vận hành công ty. Chính vì thế, minh bạch có thể được coi như một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và thu hút của Chính phủ Điện tử với người dân.
Kinh Tế
Mối quan hệ giữa nền kinh tế và Chính phủ Điện tử là mối quan hệ 2 chiều tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau. Chính phủ Điện tử được sử dụng tại các quốc gia đem lại nhiều lợi ích trong đó có việc giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí, đẩy nhanh tốc độ công nghệ hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế số, ... góp phần đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia. Ngược lại nền kinh tế cũng có vai trò là động lực đẩy thôi thúc các quốc gia áp dụng Chính phủ Điện tử thay thế cho chính phủ truyền thống. Khi nền kinh tế biến động, khủng hoảng, suy thoái các quốc gia phải có những biện pháp thay đổi để nhanh chóng tăng trưởng, phục hồi kinh tế.
Theo Barbara-Chiara Ubaldi (2011) - European Journal of Practice, bàn về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hành vi sử dụng Chính phủ Điện tử làm giải pháp tức thời, cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD: “Việc triển khai các giải pháp Chính phủ Điện tử lấy người dùng làm trung tâm với việc cung cấp dịch vụ trực tuyến hoặc ngoại tuyến chất lượng cao có thể là một chiến lược phòng ngừa lâu dài khả thi để duy trì
23
sự nhanh nhạy và phản ứng của các chính phủ nếu một cuộc khủng hoảng mới ở mức độ này sẽ lại xảy ra trong tương lai”.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu chỉ qua một đêm đã khiến các chính phủ phải chịu áp lực đáng kể trong việc giải quyết kịp thời một loạt các vấn đề chính trị, kinh tế và quản trị đầy thách thức ảnh hưởng đến cả khu vực công và khu vực tư nhân. Với nỗ lực nhanh chóng và phản ứng kịp thời với tình hình, các chính phủ đã duy trì nguồn nhân lực và ngân sách đến mức giới hạn. Để nhanh chóng tạo ra năng lực đối phó với những thách thức mới này, họ đang xem xét hiệu quả và hiệu lực trong khu vực công có thể được cải thiện như thế nào. Các vấn đề chính là tránh lãng phí tiền của người đóng thuế, đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất cũng như xây dựng lại lòng tin của người dân thông qua việc tăng cường tính minh bạch trong cách đưa ra và thực hiện các quyết định. Do đó, các chính phủ cũng phải đối mặt với thách thức trong việc mở ra những cách thức mới để tăng sự cởi mở, sự tham gia và gắn kết của người dân. Nhìn ở góc độ này, các cách tiếp cận khác nhau của chính phủ đối với ứng phó khủng hoảng cho thấy một số xu hướng chung. Mười bốn trong số hai mươi hai quốc gia ứng phó đã đưa Chính phủ Điện tử vào gói ứng phó khủng hoảng của họ. Các quốc gia nói chung đang xem xét: cải thiện hiệu suất và giảm lãng phí trong khu vực công; đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực Chính phủ Điện tử quan trọng mới và sáng tạo; đẩy nhanh chi tiêu công cho Chính phủ Điện tử; tạo dựng lại lòng tin với công dân; nâng cao chất lượng dịch vụ công; và chuyển đổi khu vực công bằng cách sử dụng Chính phủ Điện tử như một đòn bẩy chính.
Chính phủ Điện tử đã đóng vai trò gì trong các phản ứng của chính phủ đối với khủng hoảng? Các chính phủ sử dụng Chính phủ Điện tử như thế nào để đạt được những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phục hồi kinh tế? Và Chính phủ Điện tử được coi như một yếu tố chiến lược đóng góp vào sự phục hồi lâu dài của nền kinh tế như thế nào?
Mặc dù không phải tất cả các nước thành viên OECD đều chính thức đưa Chính phủ Điện tử vào ứng phó chính thức với khủng hoảng, nhưng hầu hết các nước này đều báo cáo những thay đổi nhỏ, nếu có, trong tiến độ triển khai Chính phủ Điện tử của họ với một số điều chỉnh về các ưu tiên. Đây là một dấu hiệu quan trọng của cam kết chính trị trong thời kỳ khủng hoảng và một dấu hiệu cho thấy mức độ phù hợp được nhận thức về giá trị công cụ
24
của Chính phủ Điện tử như một công cụ chính sách quan trọng để thúc đẩy hiệu quả của khu vực công.
Xã hội
Việc sử dụng CNTT-TT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc trao quyền cho người dùng để có được thông tin và dịch vụ cần thiết ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào vì tính di động và phổ biến của chúng. Người dùng nhận thức được những gì xảy ra xung quanh họ, họ có thể sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin, yêu cầu tư vấn, mua sản phẩm, thực hiện các giao dịch tài chính và nhiều dịch vụ khác. Vì vậy, có thể nói sự tham gia của người dân chính là yếu tố then chốt cho sự bền vững của Chính phủ Điện tử.
Hsu và Lu (2004) đã nghiên cứu tác động của các chuẩn mực xã hội và nhận thấy rằng thái độ, hành vi và nhận thức của mọi người bị ảnh hưởng bởi thông tin họ nhận được từ môi trường xã hội. Ảnh hưởng xã hội có thể hình thành sự tự tin hoặc khả năng sử dụng hệ thống công nghệ của họ. Người dùng tiềm năng của các dịch vụ Chính phủ Điện tử có thể cảm thấy rằng việc áp dụng công nghệ sẽ không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Ảnh hưởng xã hội khuyến khích mọi người sử dụng công nghệ, mặc dù nó có tác động gián tiếp đến ý định áp dụng của họ.
Tính tự nguyện: Tính tự nguyện có liên quan chặt chẽ đến nhận thức sử dụng một cách dễ dàng và phản ánh nhận thức của người dùng về các cài đặt áp dụng CNTT cụ thể, thay vì ý thức chủ quan. Malhotra và Galetta (2005) nhận thấy rằng cam kết của người sử dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc chấp nhận và sử dụng hệ thống thông tin.
Trong trường hợp Chính phủ Điện tử, hầu hết các dịch vụ điện tử sẽ được thực hiện trên cơ sở bắt buộc và do đó, việc nghiên cứu nhận thức của người dùng về tính tự nguyện đối với dịch vụ Chính phủ Điện tử được triển khai là chính đáng.
Hofstede (1997) cũng khẳng định rằng văn hóa quyết định các giá trị của một cá nhân và tác động đến hành vi và khác nhau giữa các quốc gia. Thomas và Streib (2003) đã đề cập đến việc thừa nhận những khác biệt về văn hóa và ngữ cảnh khi các quốc gia áp dụng công nghệ thông tin. Họ cũng nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của văn hóa thậm chí còn lớn hơn khi công nghệ vay mượn đang được triển khai ở một nước đang phát triển. Do đó, điều quan trọng là các nhà quản lý phải ý thức rằng các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nền văn hóa thịnh hành.
25
Bên cạnh đó, nếu công nghệ tương thích với phong cách sống và làm việc của người dùng, thì rất có thể người đó sẽ áp dụng hệ thống (Mahadeo, 2009). Nó đã được tuyên bố rộng rãi trong các tài liệu, rằng ý định sử dụng hệ thống của người dùng sẽ liên quan chặt chẽ đến hành vi sử dụng của họ nếu việc sử dụng công nghệ phụ thuộc vào ý chí tự do của họ.
Công nghệ
Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của con người và giúp ích cho hầu như tất cả mọi mặt của đời sống hiện nay. Theo nghiên cứu của Đại học Walden, trong vài thập kỷ qua, công nghệ đã phát triển một cách vô cùng nhanh chóng và đáng kinh ngạc. Điện thoại thông minh, laptop đều Điện thoại thông minh, internet và hàng trăm phát minh khác đang thay đổi mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vật chất mà còn đến cơ thể, bộ não và tinh thần của chúng ta. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng nhờ các quyết định, các phát minh của chúng ta đã bị công nghệ ảnh hưởng một phần, trong đó có cả việc sử dụng Chính phủ Điện tử. Chen et al. (2002) đã cho rằng nhờ sự tiện ích của Chính phủ Điện tử, nhiều cơ quan đã thay thế hệ thống ghi chép dựa trên giấy tờ thông thường của họ với hệ thống thông tin được máy tính hóa có thể dễ dàng truy cập, xử lý, tìm kiếm, truy vấn và tích hợp giúp cho việc để quản lý dữ liệu và thông tin tốt hơn
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian như thời gian di chuyển, thời gian tiến hành các thủ tục cũng như giúp tiết kiệm chi phí như chi phí vận hành, chi phí vận chuyển. Chính vì những tiện ích này, công nghệ đã được áp dụng trong hầu hết mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta, nhất là trong môi trường làm việc. Easton (2002) đã nghiên cứu tại các trụ sở, đồn cảnh sát tại Mỹ và rút ra rằng việc áp dụng công nghệ, cụ thể là sử dụng thiết bị di động để kết nối mạng không dây và truy cập thời gian thực đến các hệ thống cơ sở dữ liệu trung tâm. Kết quả bao gồm cải thiện tội phạm xử lý sự kiện, nâng cao năng suất của viên chức, an toàn hơn cho khu vực lân cận, phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan và viên chức, và giảm chi phí đáng kể.
Và cuối cùng nhất là trong thời kỳ bình thường mới hiện nay, Chính phủ Điện tử sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc giữa người với người để tránh lây lan dịch Covid-19. Nishant Renu (2021) đã cho rằng, công nghệ đã giúp thúc đẩy và cho phép các doanh nghiệp tổ chức làm
26
việc xuyên suốt trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, giãn cách xã hội. Thông qua các sàn thương mại điện tử, các website làm việc, nền tảng mạng xã hội, không chỉ doanh nghiệp tư nhân mà chính phủ cũng vẫn có thể tiếp tục công việc của mình đối với các khách hàng, đối tác hay người dân.