Xu hướng FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của chính phủ điện tử đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu á – bài học cho việt nam (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 4.1. Xu hướng Chính phủ Điện tử tại các quốc gia Châu Á và Việt Nam

4.2. Xu thế chung dòng vốn FDI nước ngoài tại các quốc gia Châu Á và Việt Nam 1 Xu hướng FDI của khu vực Châu Á

4.2.2. Xu hướng FDI tại Việt Nam

Với nhiều chính sách hợp lý, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2021 đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng, đạt hơn 31 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm trước. Kết quả trên phản ánh rõ tiềm năng thu

81

hút FDI của Việt Nam, cũng như những cái nhìn tích cực về thị trường này đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã ký kết thêm một số hiệp định thương mại quốc tế với các quốc gia, vùng kinh tế trong, ngoài khu vực ASEAN, qua đó nguồn vốn FDI vào Việt Nam đầu năm 2022 kỳ vọng sẽ đạt được những mục tiêu đề ra. Dẫu kỳ vọng như thế nhưng kết quả thực tế chưa suôn sẻ như mong đợi, tổng lượng FDI đầu vào tại Việt Nam tính đến cuối tháng 3 năm 2022 giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. Có thể một phần do vẫn còn ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như các hiệp định ký kết cũng có khoảng thời gian độ trễ mà các quốc gia đề ra trước khi được chính thức áp dụng.

Theo thông tin từ Tổng Cục Thống Kê: “Vốn đăng ký cấp mới có 322 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,21 tỷ USD, tăng 37,6% về số dự án và giảm 55,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2,19 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 599,9 triệu USD, chiếm 18,7%. Các ngành còn lại đạt 422,7 triệu USD, chiếm 13,1%”.

Trong quý I năm 2022 Việt Nam nhận được lượng FDI từ nhiều quốc gia trong đó Đan Mạch là quốc gia đầu tư nhiều nhất, với số vốn lên tới 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Theo sau đó là Singapore đầu tư 626,6 triệu USD, tương ứng 19,5%.

Trung Quốc cũng là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam với số vốn FDI là 379,5 triệu USD, chiếm 11,8% ngoài ra còn có Đài Loan và Hồng Kong với số vốn là phần trăm tỷ trọng lần lượt là 219,9 triệu USD (6,8%) và 191,7 triệu USD (6%).

Đối với các dự án đã được cấp phép từ năm trước (228 dự án), số vốn đầu tư tăng 93,3% so với cùng kỳ năm trước tương đương với mức đầu tư 4,07 tỷ USD

Trong vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, lĩnh vực sản xuất, công nghiệp chế tạo đạt gần 5 tỷ USD (tương đương 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm).

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 1,71 tỷ USD (23,5%) và các ngành công nghiệp khác đạt 569,6 triệu USD (7,8%).

82

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nước ngoài tăng 102,6%

so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng số vốn lên 1,63 tỷ USD tương ứng với 734 lượt góp vốn. Trong số này, có 341 lượt góp vốn, mua cổ phần để tăng vốn ban đầu của công ty với phần vốn góp 819,7 triệu đô la Mỹ và 393 lượt mua lại cổ phần trong nước mà không tăng vốn ban đầu là 811,4 triệu đô la Mỹ. Về hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 992,9 triệu USD, chiếm 60,9% số vốn góp. Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18,4%, đạt 360 triệu USD. Phần còn lại của ngành là 337,7 triệu đô la, 20,7%.

Các thông số cho thấy Việt Nam được coi là điểm đến an toàn, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, thể hiện rõ hiệu quả trong vấn đề kiểm soát tốt dịch Covid - 19 cũng như đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Đối với tình hình 3 tháng đầu năm 2022, FDI Việt Nam cũng đạt được những con số ấn tượng với mưc ước tính 4,42 tỷ USD tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và đây cũng là mức cao nhất của quý I trong 5 năm trở lại đây. Trong đó theo số liệu và thông tin của Tổng Cục Thống Kê: “Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 77,8%

tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện. Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 379,8 triệu USD, chiếm 8,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 350,3 triệu USD, chiếm 7,9%”.

83

Biểu đồ 4.1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng đầu các năm 2018 – 2022 (Tỷ USD)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Qua xu hướng chuyển dịch FDI của Châu Á hay ASEAN nói chung cũng như tình hình FDI của Việt Nam hiện tại có thể thấy Việt Nam là một điểm đến tiềm năng thu hút FDI mạnh mẽ đối với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời nền kinh tế mở, các quốc gia đẩy mạnh thương mại tự do, hợp tác quốc tế thì Việt Nam sẽ không tránh khỏi việc cạnh tranh với nhiều đối thủ trong và ngoài khu vực ASEAN. Chính bởi vậy Chính Phủ cần có thêm nhiều biện pháp để thu hút FDI thông qua nhiều cơ chế, hình thức. Trong đó phải kể đến việc chuẩn bí sẵn sàng các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, bổ sung quỹ đất sạch, rà soát quy hoạch điện, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ... cùng với đó trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc chuyển đổi công nghệ cũng sẽ góp phần lớn giúp quốc gia thu hút FDI, việc hiện nay Việt Nam chuyển đổi thông tin dân số, giấy phép, giấy tờ qua số hóa cũng một phần cải thiện tình hình trên. Hơn nữa, đối với kế hoạch số hóa thông tin của Việt Nam thì việc phát triển Chính phủ Điện tử cũng sẽ là vấn đề quan trọng mà Việt Nam cần lưu ý và cải thiện để thu hút được sự quan tâm cũng như thuyết phục các quốc gia tin tưởng và ra quyết định đầu tư vào Việt Nam trong thời gian sắp tới.

84

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của chính phủ điện tử đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu á – bài học cho việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)