CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 4.1. Xu hướng Chính phủ Điện tử tại các quốc gia Châu Á và Việt Nam
4.3. Khuyến nghị chính sách phát triển Chính phủ Điện tử tại VN
4.3.2. Nội dung khuyến nghị để phát triển Chính phủ Điện tử
Từ những cơ sở và nhận định trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, dựa trên tác động tích cực của Chính phủ Điện tử đến FDI từ mô hình, nhóm nghiên cứu đề xuất Nhà nước Việt Nam nên có những biện pháp rõ ràng hơn trong việc xây dựng hệ thống cơ quan Chính phủ gắn liền với công nghệ số. Trên cơ sở xu hướng phát triển Chính phủ điện tự tại Châu Á trong những năm tới, Việt Nam cần có những thay đổi thích hợp với xu thế chung. Đầu tiên, Nhà nước tập trung phát triển xã hội hướng tới xã hội công nghệ số bằng cách xây dựng các hệ thống CNTT-TT mới (IoT, điện toán đám mây, big data và di động) để giải quyết các vấn đề trong những lĩnh vực khó dự báo hoặc kiểm soát hay thậm chí là những hoạt động thường ngày trong đời sống ví dụ như số hóa và gắn chip tất cả các hệ thống công, tự động hóa các dịch vụ…
Tiếp đó, tại Việt Nam, việc triển khai Chính phủ Điện tử chưa đạt được như mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước. Kết quả triển khai còn rất chậm và nhiều nơi thực hiện mang tính hình thức. Vì vậy, Nhà nước cần hình thành các chương trình giám sát việc xây dựng và thực hiện hệ thống Chính phủ Điện tử. Để khắc phục hạn chế trên, các cấp, ngành phải xác định rõ lộ trình, định hướng triển khai các hoạt động, gắn liền CNTT với cải thiện
86
thủ tục hành chính, pháp lý đối với người dân, doanh nghiệp. Cơ chế bảo đảm an toàn cho hệ thống của các bộ máy đứng đầu cần được triển khai hiệu quả và phát huy tối đa vai trò của chúng. Như vậy, các cơ quan Nhà nước phải chuẩn bị các phương án có thể xảy ra khi hoạch định chiến lược trong lộ trình thực thi dịch vụ Chính phủ Điện tử, phòng ngừa mọi rủi ro liên quan đến an ninh mạng khi lưu trữ thông tin, văn kiện.
Hơn nữa, sự hiểu biết về phạm vi của các dự án chính phủ điện tử giữa các cơ quan chức năng và người dân còn hạn chế trong khi đó là nguồn lực vô tận quyết định sự thành công hay thất bại của toàn bộ hệ thống. Để các dịch vụ công điện tử chính phủ có thể vận hành tốt, cần phải có những hướng dẫn cụ thể, sát sao dành cho các nhà điều hành và nhân viên, các nhà quản lý bảo mật, các chuyên gia mạng và kỹ thuật viên. Thêm vào đó, Đảng và Nhà nước cần tập trung triển khai các Đề án Chính phủ gắn liền với công nghệ số và tri thức, xây dựng hệ tri thức liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống của người dân. Các cá nhân tham gia vào các dịch vụ của chính phủ điện tử cũng phải có một số kiến thức và kỹ năng về khoa học máy tính hoặc CNTT, hoặc ít nhất một số kiến thức để truy xuất thông tin bằng Internet. Cụ thể ở các nước phát triển, khi trình độ dân trí cao, các kỹ năng truy cập và sử dụng các dịch vụ điện tử là phổ biến trong dân chúng, những người không đủ khả năng sử dụng các dịch vụ trực tuyến công vẫn có thể được hỗ trợ thông qua các dịch vụ công hoặc gọi trực tiếp đến hotline.
Thứ hai, kết quả mô hình đã chỉ ra rằng RGDP có thể là một nhân tố quan trọng để thu hút dòng vốn FDI chảy vào quốc gia. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đề xuất nên thực hiện một số chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP bao gồm: thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Trong đó, quan trọng nhất là nhóm các giải pháp hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp. Chính phủ cần phải linh hoạt và nhạy bén trong việc sử dụng các công cụ như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, đặc biệt là trong bối cảnh Covid - 19, Chính phủ cần cung cấp các gói cứu hộ để hỗ trợ kinh doanh, mở rộng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó cũng cần ưu tiên xây dựng thể chế pháp luật một cách hoàn thiện, cải cách những thủ tục hành chính rườm rà, tập trung tháo gỡ khó khăn và tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cho doanh
87
nghiệp. Ngoài ra, du lịch cũng là một ngành đóng một vai trò lớn trong tăng trưởng GDP.
Vậy nên trong bối cảnh Covid - 19 hiện nay, Chính phủ cần khẩn trương mở cửa thị trường du lịch, tạo thuận lợi trong việc lưu động để thu hút du khách quốc tế đến thăm quan cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong nước kinh doanh gắn với an toàn dịch bệnh.
Thứ ba, trên thực tế, chỉ số tham nhũng có tác động tiêu cực tới việc thu hút dòng vốn FDI. Đối với nhà nước, các cơ quan ban ngành cần triển khai thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch về giải quyết thủ tục hành chính cũng như cần phòng ngừa tham nhũng thông qua việc xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ đồng thời tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đối với người dân, cần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tinh thần tự giác về ý chí phòng, chống tham nhũng.
Thứ tư, chính phủ cần tăng cường đề ra những chính sách dân số như các chính sách tổ chức giáo dục phổ cập, tuyên truyền về lợi ích sử dụng Chính phủ Điện tử. Ngoài ra chính phủ cần kiểm soát sự bùng nổ gia tăng dân số ngoài sự kiểm soát cũng như thắt chặt hệ thống pháp luật để giảm thiểu tội phạm, tệ nạn xã hội.
Thứ năm, tỷ lệ dân số nông thôn có thể trở thành một rào cản trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để giải quyết tình trạng này, chính phủ nên phối hợp với các ban ngành địa phương để tập trung thi hành chính sách giảm nghèo bền vững cùng những giải pháp xóa đói, giảm nghèo khác ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng cao - dân tộc thiểu số. Đi đôi với xóa đói, giảm nghèo đó là giáo dục. Người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhỏ cần phải lấy giáo dục đi đầu thì mới có thể phát triển toàn diện và bền vững. Chính phủ cần chủ động tạo điều kiện, môi trường để thúc đẩy các hộ gia đình cho con em đi tới trường để tiếp nhận tri thức. Bên cạnh đó là tăng cường, hỗ trợ phát triển các công trình, trường học trên khắp cả nước để đưa giáo dục đến gần hơn đối với người dân.
Thứ sáu, mặc dù mô hình cho ra kết quả sự tăng mức độ lạm phát có dấu hiệu kích thích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy nhiên thực tế ở nhiều quốc gia đã chứng minh, cần kìm hãm lạm phát hoặc duy trì nó không vượt qua ngưỡng ổn định sẽ không khiến nguồn vốn FDI bị giảm xuống. Nhóm nghiên cứu có một vài đề xuất để kiểm soát lạm phát ở mức ổn định như sau: Đầu tiên, bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu
88
dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% bằng cách theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trên thế giới; kiểm soát giá đầu vào, tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước, thay thế dần nguồn nhập khẩu, ví dụ như đảm bảo nguồn cung dầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, giảm phụ thuộc vào giá dầu thế giới tăng cao và tác động tiêu cực đến ổn định và phát triển kinh tế. Thứ hai là tiền tệ, các công cụ chính sách cần được vận hành linh hoạt, đồng thời nhằm hạn chế tối đa lượng tiền đưa vào thị trường, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu ban đầu, đồng thời giúp giảm bớt khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động. Cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.