CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
3.3. Kết quả và các bình luận nghiên cứu
Bảng 3.3: Kết quả mô hình sử dụng các biến trong nước (Pull factors)
Nguồn: Thống kê bằng phần mềm Stata
Bảng 3.4: Kết quả mô hình sử dụng các biến trong nước (Pull factors) và nước ngoài (Push Factor)
Nguồn: Thống kê bằng phần mềm Stata
Bảng 3.5: So sánh các mô hình đối với dữ liệu từ các biến trong nước (Pull Factor)
59
Nguồn: Thống kê bằng phần mềm Stata
60
Bảng 3.6: So sánh các mô hình đối với dữ liệu từ các biến trong nước (Pull Factor) và nước ngoài (Push Factor)
Nguồn: Thống kê bằng phần mềm Stata
Sau khi kiểm định các khuyết tật của mô hình, nhóm nghiên cứu nhận thấy dấu tác động của các biến đến FDI đều tương đồng và có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mô hình nghiên cứu tác động đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài dựa vào các yếu tố trong nước và mô hình nghiên cứu tác động đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài dựa vào các yếu tố trong và ngoài nước.
61
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy EGDI có tác động dương đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức ý nghĩa 1% ở cả 2 mô hình. Điều đó đồng nghĩa với việc dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia có xu hướng tăng lên trong khoảng từ 2,972% - 3,206% khi chỉ số EGDI tăng 1%. Nghiên cứu của Ali J. Al-Sadiq (2021) cũng tập trung đánh giá tác động của tác động của việc sử dụng Chính phủ điện tử của nước chủ nhà đối với FDI, kết quả thu được cũng chỉ ra rằng lợi thế khi kết hợp CNTT-TT (ICT) trong hoạt động của Chính phủ sẽ làm tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài. Muhajir Kachwamba (2011), Yan Han và các cộng sự (2011), Ala’a Al-Azzam, Emad Abu-Shanab (2014) cũng đưa ra kết luận tương tự rằng Chính phủ điện tử giúp thúc đẩy trợ cấp, minh bạch thông tin, giảm chi phí giao dịch liên quan, từ đó tăng cường nguồn vốn FDI. Xét trong bối cảnh thực tế trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã và đang xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia, các nền tảng kết nối để cung cấp các dịch vụ trực tuyến thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp, cho phép các công dân nước mình truy cập hệ thống để có thể sử dụng các dịch vụ công thông qua internet do cơ quan nhà nước cung cấp. Cấu trúc mở này giúp dễ dàng trao đổi thông tin hơn giữa các hệ thống CNTT giữa các cơ quan hành chính, doanh nghiệp và người dân. Khi mọi thông tin được công khai rõ ràng và minh bạch, mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp tăng lên góp phần giúp quốc gia trở thành một điểm đến đáng tin cậy trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, nghiên cứu mới nhất của Keunwoo Kim, Jaehyung An (2022) chỉ ra rằng trong số các MNE ở 16 quốc gia, các công ty có trụ sở tại Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Luxemburg đặt tầm quan trọng cao hơn về sự hiện diện của thông tin Chính phủ điện tử khi quyết định xem họ có nên thâm nhập thị trường nước ngoài hay không.
Chất lượng Chính phủ điện tử được phản ánh thông qua việc áp dụng CNTT-TT (ICT) trong cải thiện hệ thống chính sách công do Chính phủ đặt ra cho các hoạt động kinh tế - xã hội, đầu tư, thương mại. Hệ thống Chính phủ điện tử hiệu quả, công bằng và minh bạch mang lại sự đảm bảo về quyền lợi đầu tư, kinh doanh, tài sản của các MNE ở nước sở tại.
Tại Việt Nam, các cơ sở pháp lý trong ứng dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử từng bước được hoàn thiện. Các cơ quan ban ngành đã cung cấp một số dịch vụ trực tuyến công cần thiết cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân như dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm
62
y tế - xã hội … Mặc dù vẫn chưa đạt được những yêu cầu do Nhà nước đề ra nhưng Việt Nam đã và đang tạo được một môi trường vĩ mô ổn định, phát triển, minh bạch và ít rủi ro hơn, có khả năng mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi thâm nhập vào thị trường nội địa. Và xét hiện bức tranh thực tế đầu tư tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng đáng kể.
Thứ hai, kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy biến GDP thực mang dấu dương, có tác động mạnh tới FDI và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả hai mô hình. Điều này cho thấy khi GDP thực tăng 1%, thì dòng vốn FDI sẽ có xu hướng tăng khoảng hơn 0,33%.
Kết luận này hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu của Ali J. Al-Sadiq (2021), Agyenim Boateng (2015) và lý thuyết mô hình chiết trung của Dunning (1993). Một trong những động cơ chính cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài là nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của chủ nhà và của các quốc gia lân cận. Theo đó, quy mô thị trường của quốc gia sở tại tính theo GDP của quốc gia đó càng lớn, thì dòng vốn FDI vào quốc gia đó càng cao.
Điều này là do khi quy mô thị trường tăng lên, thì triển vọng về nhu cầu cao hơn trong nền kinh tế và do đó có thể thu được vốn FDI, để đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế đó. GDP cao hơn được giả định có nghĩa là có cơ hội thị trường tốt hơn và sức hấp dẫn lớn hơn đối với FDI. Thu nhập bình quân đầu người thực tế cao hơn, GDP thực tế, phản ánh sự năng động của quốc gia sở tại và quy mô thị trường trong tương lai của quốc gia đó. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng đặc trưng cho một nền kinh tế năng động có thể hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu mô hình cho rằng, chỉ số tham nhũng có tác động dương tới FDI ở mức ý nghĩa 1% đối với mô hình tác động đến FDI dựa trên yếu tố trong nước; 10% đối với mô hình tác động đến FDI dựa trên yếu tố trong nước và nước ngoài. Qua kết quả nghiên cứu này, khi tham nhũng tăng 1% sẽ khiến cho FDI tăng từ 0,0211% - 0,0285%, vì vậy có thể kết luận rằng chỉ số tham nhũng tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp vào quốc gia sở tại. Theo Abdul Jalil (2015), Pranab Bardhan (1997), Egger and Winner (2005), and Barassi and Zhou (2012), những tác giả này cho rằng mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp và chỉ số tham nhũng là một mối quan hệ tích cực, cụ thể hơn, khi một nền kinh tế đang chuyển đổi phải gánh chịu những pháp quyền, luật lệ lỏng lẻo cũng như vận hành yếu kém thì tham nhũng có thể thu hẹp các thủ tục hành
63
chính kém hiệu quả. Mặt khác, Bardhan (1997) nhận định tham nhũng có thể giúp thu hút đầu tư trực tiếp hơn nếu doanh thu của các doanh nghiệp lớn hơn mức chi phí họ bỏ ra. Có thể thấy, các bài nghiên cứu của Pierre-Guillaume Méon, Khalid Sekkat (2008); Bellos and Subasat (2011) Méon and Sekkat (2008) cho rằng những nước mà trong đó bộ máy chính phủ còn non trẻ, hoạt động rời rạc sẽ được hưởng lợi từ chỉ số tham nhũng bằng cách huy động các yếu tố sản xuất thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp.
Hơn nữa, bài nghiên cứu của bộ ba tác giả Abdul Jalil, Amina Qureshi vào năm 2015 đã chỉ ra rằng, sau khi nghiên cứu tác động của chỉ số tham nhũng đến FDI, mối quan hệ này có tác động tích cực nhất ở những quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi hoặc có bộ máy quản lý nhà nước yếu kém thuộc Châu Á và Châu Phi. Họ cho rằng các quy định và kiểm soát của chính phủ làm giảm tác động của sự kém hiệu quả của thể chế và do đó có lợi cho việc thu hút dòng vốn FDI. Tham nhũng không những làm tăng tốc độ cải thiện bộ máy chính phủ mà còn cải thiện hiệu quả sản xuất bởi nhà đầu tư sẽ dễ dàng có được giấy phép làm việc hơn.
Thứ tư, mô hình nghiên cứu của nhóm cho kết quả tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm mang dấu âm, điều này có nghĩa là tỷ lệ gia tăng dân số - PG có tác động tiêu cực đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp, ở mức ý nghĩa 1% đối với mô hình tác động đến FDI dựa trên yếu tố trong nước; 10% đối với mô hình tác động đến FDI dựa trên yếu tố trong nước và nước ngoài. Khi tỷ lệ gia tăng dân số tăng lên 1%, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào quốc gia sở tại sẽ giảm dao động từ 0,136% - 0,3%. Tuy nhiên kết quả này lại trái với kỳ vọng ban đầu của nhóm cũng như hiện tại có rất ít bài nghiên cứu nào chỉ ra tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm có tác động âm tới dòng vốn FDI. Tuy nhiên theo những nghiên cứu và suy luận riêng của nhóm, chúng tôi nhận định rằng, đối với những quốc gia mà hệ thống bộ máy chính phủ còn non trẻ, pháp luật lỏng lẻo, dân số tăng đột biến có thể dẫn đến việc thiếu sự kiểm soát cũng như trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, dẫn đến hệ quả tệ nạn xã hội tăng cao do giáo dục phổ thông chưa được phổ cập, nền chính trị, luật pháp bất ổn định, tiềm ẩn rủi ro. Tất cả những rủi ro trên sẽ làm các nhà đầu tư e ngại để rót nguồn vốn đầu tư trực tiếp, dẫn đến mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ gia tăng dân số và dòng vốn FDI.
64
Thứ năm, tăng trưởng dân số nông thôn (RP) có tác động âm tới dòng vốn FDI và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Cụ thể hơn, khi RP tăng 1% sẽ làm giảm dòng vốn FDI vào quốc gia từ 0,06% đến 0,07%. Hiện có rất ít bài nghiên cứu nào đánh giá tác động trực tiếp của tỷ lệ dân số nông thôn tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một quốc gia. Trong đó, nghiên cứu của Nasr G. Elbahnasawy (2014) đã lý luận rằng phạm vi đô thị hóa của một quốc gia chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Người dân nông thôn có thể ít hiểu biết hơn về quy trình hoạt động của bộ máy chính quyền, và do đó dễ chấp nhận hành vi của các quan chức công quyền có vấn đề (Elbahnasawy &
Revier, 2012). Bởi vậy, tỷ lệ dân số nông thôn lớn hơn trong một quốc gia sẽ làm gia tăng mức độ tham nhũng, khiến quốc gia đó trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư và từ đó dẫn đến dòng vốn FDI đi vào sẽ có xu hướng giảm.
Thứ sáu, 2 mô hình hồi quy dữ liệu bảng đưa ra kết luận rằng lạm phát có mức ý nghĩa thống kê 1% và tác động cùng chiều đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Khi tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng 1 % sẽ khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng dao động trong khoảng 0,136% - 0,14% phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố bên ngoài quốc gia. Tức là sự tăng mức giá liên tục của hàng hóa theo thời gian và sự mất giá trị của một đồng nội tệ là nguyên nhân làm tăng dòng vốn FDI chảy vào. Hệ số ước tính cho lạm phát không giống so với kỳ vọng dấu của nhóm nghiên cứu. Điều này giống với nhận định trong nghiên cứu của Catherine S F Ho (2011) về môi trường vĩ mô và FDI ở một số nước Đông Nam Á. Tác giả chỉ ra rằng trong số các quốc gia trong mẫu, lạm phát có ý nghĩa thống kê và có liên quan tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan. Tuy nhiên, trên lý thuyết, những thay đổi của lạm phát thường bị ảnh hưởng bởi cung, cầu thị trường hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế cụ thể. Lạm phát làm tăng mức tiêu dùng vãng lai, phản ánh chi phí cơ hội của các khoản đầu tư và đồng thời làm xói mòn sức mua. Kết quả là, nó tạo ra sự không chắc chắn trong lợi nhuận ròng của đầu tư.
Mặt khác, Khamis Hareb Alshamsi và các cộng sự (2015) và Ndanu Musyoka, Kennedy N.
Ocharo (2018) lại đưa ra kết luận rằng lạm phát không có tác động đáng kể và hầu như không liên quan đến FDI. Trên thực tế, lạm phát ổn định là cơ sở xác định một nền kinh tế có ổn định hay không. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chính phủ có thể duy trì mức lạm phát không tăng vượt quá mức cho phép thì nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến FDI.
65
Thứ bảy, qua kết quả nghiên cứu mô hình của nhóm, ta thấy rằng chỉ số GDP bình quân đầu người của thế giới - WGDPC có tác động âm tới FDI, ở mức ý nghĩa 10%
đối với mô hình tác động đến FDI dựa trên yếu tố trong nước và nước ngoài. Tức là nếu GDP toàn cầu có xu hướng biến động tăng 1% sẽ khiến dòng vốn đầu tư đổ vào một quốc gia giảm đi 0,236%. Trên thực tế, vẫn chưa có bài nghiên cứu nào chỉ ra chỉ số GDP bình quân đầu người của thế giới - WGDPC có tác động âm tới FDI. Tuy nhiên theo những nghiên cứu nhóm, chúng tôi cho rằng, nếu vào năm t, chỉ số GDP bình quân đầu người của thế giới tăng thì năm đó các doanh nghiệp, công ty trên thế giới sẽ có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh, tìm tới thị trường quốc tế để đầu tư, từ đó dẫn đến dòng vốn FDI tăng.
Ngược lại, nếu WGDPC năm đó giảm, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng giữ nguyên hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh thay vì mở rộng phạm vi đầu tư quốc tế cho nên dòng vốn FDI tới các quốc gia của năm đó có thể giảm.
Thứ tám, kết quả thu được từ mô hình định lượng cho thấy mức lạm phát thế giới không có ý nghĩa thống kê trong tác động đối với FDI. Nhận định đưa ra khác với kỳ vọng khi nhóm nghiên cứu cho rằng lạm phát thế giới có xu hướng ngược chiều với đầu tư trực tiếp trước ngoài. Thực tế thời điểm hiện tại, căng thẳng chuỗi cung ứng kéo dài hay cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine đang làm trầm trọng thêm những rủi ro về nguồn cung và khiến gia tăng áp lực lạm phát toàn cầu. Do vậy, lạm phát trong nước sẽ khó có thể tránh khỏi xu hướng chung thế giới là áp lực tăng chi phí đẩy. Ngoài ra, tác động gián tiếp là mức chi phí đầu vào hoạt động sản xuất kinh doanh như giá xăng dầu, dầu hỏa, khí gas gia tăng, dẫn tới áp lực đối với giá cả các loại mặt hàng khác. Lạm phát thế giới kéo dài có thể gây ra rủi ro cho lạm phát trong nước cũng như sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương, từ đó có thể khiến đảo lộn các hoạt động tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài.
Thứ chín, mô hình cho thấy lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ không có tác động tới dòng vốn đầu tư quốc tế. Kết quả này không đúng như nhóm nghiên cứu kỳ vọng ban đầu.
Theo lý thuyết, khi lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên, các nhà đầu tư có thể rút vốn đầu tư từ nước ngoài của mình, đầu tư mua trái phiếu chính phủ Mỹ để sinh lời, dòng vốn sẽ dịch chuyển về Mỹ. Kỳ vọng lạm phát gia tăng và sự phục hồi nền kinh tế sẽ khiến các ngân hàng trung ương (bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang - Fed) quyết định giảm lượng cung tiền (giảm trợ cấp cho các gói nới lỏng định lượng và hỗ trợ tài chính) và sau đó tăng
66
lãi suất cơ bản. Điều này sẽ dẫn đến lãi suất cao hơn, chi phí vay và trả nợ nước ngoài cao hơn, khiến cho các nhà đầu tư trở nên e ngại hơn. Đây có thể là một cách lý giải cho kỳ vọng dấu âm ban đầu của nhóm. Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi đi đầu tư, các doanh nghiệp đều phải có một kế hoạch phân chia vốn đầu tư từ trước. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ phân định rõ ràng các danh mục đầu tư của mình. Thêm vào đó, các hoạt động đầu tư vốn FDI thường là các khoản đầu tư mang tính dài hạn nên không thể rút đi một cách dễ dàng như các khoản đầu tư ngắn hạn khác. Chính vì thế, kể cả khi lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, dòng vốn FDI của các nhà đầu tư có lẽ sẽ không chịu ảnh hưởng đáng kể.