CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.2. Tác động của Chính phủ Điện tử trong việc thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.3. Tác động của Chính phủ Điện tử đến FDI thông qua cơ chế giảm bất cân xứng thông tin
Bất cân xứng thông tin là một tình trạng phổ biến trong quá trình tìm hiểu địa điểm và ra quyết định của các nhà đầu tư. Theo định nghĩa của George A. Akerlof năm 1970, bất
42
cân xứng thông tin xảy ra khi một bên trong mối quan hệ có nhiều thông tin hơn hoặc có những thông tin tốt hơn bên khác. Nói rộng hơn, bất cân xứng thông tin trong còn có thể là tình trạng nhà đầu tư tiếp cận bộ thông tin bị sai lệch hoặc bóp méo, dẫn đến tình trạng ra quyết định không đúng đắn, ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như là thời gian của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thể khác nhau về bộ thông tin của họ liên quan đến lợi nhuận cổ phiếu trong nước và nước ngoài trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến sự thiên lệch về nhà đầu tư đối với danh mục đầu tư trong nước, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của tiết kiệm và đầu tư trong nước, theo Assaf Razin.
Nghiên cứu của Van Tendeloo & Vanstraelen và cộng sự chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước ngoài thường sẽ ưu tiên các thị trường có ít thông tin bất cân xứng hơn và thông tin tài chính chất lượng cao. Vì những yếu tố này có thể cho phép họ đánh giá triển vọng đầu tư với chi phí thấp hơn.
Chính vì thế, nếu một quốc gia có thể cung cấp những thông tin chuẩn xác, minh bạch, không có sự chênh lệch giữa các nhà đầu tư trong nước với nước ngoài và giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau thì họ sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút dòng vốn FDI.
Ngược lại, bất cân xứng thông tin sẽ trở thành một rào cản lớn đối với cả hai bên trong quá trình đầu tư. Có thể thấy, xóa bỏ rào cản bất cân xứng thông tin này sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao vị thế của nước chủ nhà trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ Điện tử đang nổi nên như một giải pháp khá ưu việt để giảm tải sự bất cân xứng thông tin và kéo dòng FDI chảy vào quốc gia. Việc tập trung hết thông tin vào một cổng thông tin điện tử chính phủ sẽ giúp tăng tính chính xác của thông tin, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và kiến thức về các cơ hội đầu tư ở nước chủ nhà. Doanh nghiệp đi đầu tư thay vì phải mất rất nhiều thời gian và chi phí để tìm kiếm thông tin và cơ hội đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau mà vẫn có thể có đôi chút chênh lệch, sai sót thì với sự xuất hiện của Chính phủ Điện tử, họ có thể đánh giá thương vụ một cách tốt hơn, giảm tính rủi ro và không chắc chắn trong hoạt động đầu tư.
Ngoài ra, Aida Guliyeva và cộng sự cho rằng một trong những nguyên do có thể gây ra sự bất cân xứng thông tin ngày càng sâu sắc là việc sử dụng các thủ tục quan liêu hoặc bộ quy tắc ngầm mà các thực thể kinh doanh thường không được biết tới. Chỉ những doanh
43
nghiệp có quan hệ với các quan chức mới có thể tiếp cận những cơ hội đầu tư mới, tạo ra sự chênh lệch đáng kể về khối lượng thông tin giữa các nhà đầu tư với nhau. Sẽ có những doanh nghiệp nắm giữ được nhiều thông tin hơn, thông tin cũng có nhiều lợi ích hơn so với những doanh nghiệp khác. Điều này có thể dẫn đến một kết quả nghiêm trọng hơn là các tổ chức quan liêu có thể trở thành nhà độc quyền trong một lĩnh vực nào đó, giảm hiệu quả của thị trường và cả nền kinh tế. Điều này sẽ phần nào được ngăn cản thông qua việc áp dụng Chính phủ Điện tử. Chính phủ Điện tử có thể thay đổi bản chất của quyền lực, làm cho nó minh bạch hơn dưới sự kiểm soát của công chúng cùng với sự giám sát lẫn nhau của các cấp, các ngành.
Tóm lại, Chính phủ Điện tử có thể giải quyết cả hai vấn đề của bất cân xứng thông tin đó là sai lệch thông tin và chênh lệch khối lượng thông tin nắm giữ giữa các nhà đầu tư với nhau. Chính vì thế, Chính phủ Điện tử cũng sẽ mang lại được những tác động tích cực đáng kể trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI.
44
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, nhóm thực hiện đã làm rõ tổng quan chung về tác động của Chính phủ Điện tử trong việc thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước hết, nhóm đưa ra tổng quan các thông tin về Chính phủ Điện tử, khái niệm, phân loại, cách thức đo lường cũng như đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến Chính phủ Điện tử thông qua mô hình PEST.
Sau đó nhóm đưa thêm thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài như khái niệm, các hình thức đầu tư cùng với đó là một số lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cuối cùng nhóm đưa ra một số thông tin về các tác động của Chính phủ Điện tử đến FDI thông qua hai cơ chế lần lượt là cơ chế giảm thiểu tham nhũng, cơ chế giảm thiểu chi phí và thời gian.
45